IV. THANH TRA
2. Các phương pháp tự đánh giá
2.1 Đánh giá dựa trên ý kiến của trường
Đánh giá dựa trên ý kiến của trường phụ thuộc nhiều vào ý kiến của đội ngũ nhân sự trong trường. Khi thực hiện phương pháp này, tất cả các mặt chính của chức năng trường học có thể được xem xét kỹ. Thông thường những người đưa ra ý kiến được yêu cầu chỉ ra liệu có nên giải quyết một điểm không thống nhất nào đó một cách chủ động hay không. Hướng tiếp
cận về đánh giá trường học này tìm cách đẩy các hành động với định hướng cải thiện lên thành đánh giá khách quan. Bối cảnh ứng dụng thường là sự cải thiện, nâng cao của trường, có nghĩa là sẽ tiến hành đánh giá dựa trên ý kiến của trường khi có được đa số cam kết về đổi mới giáo dục
Hướng tiếp cận này có điểm mạnh là: phạm vi rộng, công nghệ thân thiện với người sử dụng, sự kết nối dễ nhận thấy giữa đánh giá và hành động, mức độ tham gia cao (tất cả các đội ngũ nhân sự đều tham gia vào chương trình đánh giá). Tuy nhiên, một điểm yếu của hướng tiếp cận này là sự phụ thuộc vào các ý kiến chủ quan và (thường) bỏ qua các thông tin thực tế về chức năng trường học mà đáng chú ý nhất là các dữ liệu đầu ra.
2.2. Báo cáo thực trạng tổ chức
Khi các cơ sở giáo dục được tự chủ hơn, các trường có nhiều khả năng sẽ giống các công ty tư nhân ở những đặc điểm về quản lý và tổ chức, ví dụ như các trường sẽ chú trọng nhiều hơn vào việc lập kế hoạch chiến lược và xem xét kỹ tình hình của trường. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi các cách tiếp cận dùng trong tư vấn quản lý được đưa vào trường học. Mặc dù những cách tiếp cận này, còn được gọi là “Báo cáo thực trạng tổ chức” hay “kiểm toán quản lý” - thường phụ thuộc vào tư vấn về tổ chức ở bên ngoài – cũng có thể sử dụng cho trường tự chẩn đoán tổ chức của mình. Ngược lại với đánh giá dựa trên ý kiến của trường, cách tiếp cận này có xu hướng phụ thuộc duy nhất vào thông tin mà những người quản lý tổ chức cung cấp; do đó, khi được sử dụng mà không có tư vấn bên ngoài thì có thể có kết quả tương tự như kiểu “tự đánh giá, xem xét về quản lý”. Hướng tiếp cận này có điểm mạnh là có thể chú ý đến các vấn đề mà giáo dục nhiều địa phương không chú ý tới, ví dụ như các liên hệ với bên ngoài, dự tính sự phát triển trong môi trường phù hợp, tính linh hoạt khi đưa ra các loại hình học tập mới. Tuy vậy, hướng tiếp cận này vẫn có điểm yếu là không dễ chuyển thành các ứng dụng về trường học nếu không có tư vấn bên ngoài.
2.3. Các hệ thống giám sát học sinh
Các hệ thống giám sát học sinh hoạt động ở cấp vi mô (cấp lớp học) trong hệ thống giáo dục. Về căn bản, hệ thống giám sát học sinh là các bộ bài kiểm tra thành tích giáo dục, có thể dùng cho mục đích đánh giá theo tiến trình giảng dạy. Một chức năng quan trọng của hệ thống này là việc xác định những học sinh nào bị tụt lại và những khó khăn mà các em gặp phải. Hệ thống giám sát học sinh có một đặc điểm được coi là thiết yếu đối với những nỗ lực thực hiện hiệu quả hơn chức năng của nhà trường, đó là vai trò trung tâm của dữ liệu đầu ra ở cấp độ cá nhân học sinh đo bằng các bài kiểm tra thành tích. Nếu các phương pháp tiếp cận tự đánh giá của trường học bỏ qua những loại dữ liệu này thì có nguy cơ là cơ sở thông tin mà họ cung cấp cho quá trình đưa ra quyết định về giáo dục hay hành chính là sai lầm.
2.4. Kiểm toán trường học
Như đã nêu trên, xu hướng tự chủ của các trường học sẽ làm cho trường ngày càng giống các công ty về mặt quản lý và tổ chức. Khi đó, trường có thể tự đưa ra mục tiêu và lên kế hoạch hoạt động, vì vậy phải làm quen với các phương pháp sử dụng tư vấn độc lập để đánh giá về quản lý trong phạm vi trường học. Phương pháp này đặc biệt chú trọng đến các vấn đề mà các cơ sở giáo dục không chú ý tới, đó là mối liên hệ với bên ngoài, dự đoán tình hình phát triển của môi trường xung quanh và sự linh hoạt trong việc đưa ra các loại hình dịch vụ mới.
2.5. Đánh giá giáo viên
Thông thường việc đảm bảo chất lượng giáo viên phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và bằng cấp của họ. Đảm bảo yếu tố đầu vào này là một trong những biện pháp quan trọng
nhất để đảm bảo chất lượng giáo dục về mặt dài hạn; đặc biệt khi kết hợp với việc đảm bảo các yếu tố đầu vào khác như chuẩn hóa chương trình học.
Việc đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố về bằng cấp so với chuẩn, về năng lực giảng dạy và về số lượng.