Các vấn đề kỹ thuật

Một phần của tài liệu Tài liệu Quyển 3 – Giám sát, đánh giá trong trường học doc (Trang 37 - 40)

IV. THANH TRA

3.Các vấn đề kỹ thuật

Đánh giá hệ thống có đầy những căng thẳng và mâu thuẫn vốn có. Cùng một lúc, đánh giá vừa phải “khách quan”, vừa phải “lôi cuốn”. Đánh giá nói đến “thực trạng” và “đánh giá”, thường là có một yếu tố bên ngoài và được dự định dùng “trong nội bộ”. Những người tiến hành đôi khi được cho là có vai trò khá bị động của người cung cấp thông tin, nhưng cũng đồng thời được coi là đối tác tích cực trong việc định ra các câu hỏi đánh giá và diễn giải các kết quả. Đánh giá cần đến “sự sắc bén” và thậm chí cả “sự nhức nhối”.

Trong tự đánh giá, những căng thẳng này được tránh đi một phần bởi dường như sự tự đánh giá rõ ràng là đứng về một phía trong những cặp phạm trù trái ngược nhau:

- Tự đánh giá trường học thiên về nội bộ hơn là bên ngoài;

- Tự đánh giá trường học thiên về định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động hơn là trách nhiệm giải trình;

- Tự đánh giá trường học sử dụng phương pháp rõ ràng với những người thực thi;

- Tất cả những người tiến hành đánh giá trong trường học đều được cho là sẽ thiên về vai trò tích cực, chủ động hơn là bị động.

Việc tự đánh giá có thể phục vụ các mục đích dưới đây:

- Nhằm đánh giá tiến bộ của từng học sinh để điều chỉnh hoạt động giảng dạy, để lựa chọn mức độ khó cho các khóa học tiếp theo, để xác định xem liệu học sinh đã đạt được các chuẩn yêu cầu trong kỳ thi và để thông báo cho phụ huynh (giáo viên, học sinh, cha mẹ, hiệu trưởng);

- Để đánh giá thành tích của một bộ phận nhỏ trong trường, trong một khoa, một giáo viên hay một lớp học hoặc dựa trên kết quả đầu ra, quá trình hoặc kết hợp kết quả quá trình (hiệu trưởng, tập thể đội ngũ cán bộ giáo viên, cá nhân các giáo viên, thanh tra); - Xác định hình ảnh về trường trong cộng đồng địa phương và sự hài lòng của phụ

huynh học sinh (chính quyền địa phương, phụ huynh, hiệu trưởng, cán bộ giáo viên); - Xác định tình hình giữa các giáo viên và học sinh (hiệu trưởng, cán bộ giáo viên, cá

nhân các giáo viên, phụ huynh và học sinh)

- Đánh giá chức năng của tổ chức về mặt quá trình hoặc kết quả (hiệu trưởng, cán bộ giáo viên, chính quyền địa phương);

- Đánh giá hoạt động, chức năng của hiệu trưởng và cơ chế điều hành (tập thể cán bộ giáo viên, chính quyền địa phương).

Dù vậy, để việc tự đánh giá mang lại hiệu quả mong đợt, các nhà lãnh đạo trường học sẽ phải cân nhắc một số vấn đề và trả lời một số câu hỏi quan trọng. Chẳng hạn như: làm thế nào để kết hợp giữa yêu cầu phải công bố thông tin cho các cơ quan bên ngoài và yêu cầu phải bảo mật thông tin và đảm bảo sự tin tưởng lẫn nhau? Làm thế nào để lựa chọn phương pháp thích hợp trong số nhiều phương pháp khác nhau? Làm thế nào để xử lý trong những trường hợp từ chối hoặc ngại bị đánh giá? Thời điểm nào sẽ thích hợp để tổ chức đánh giá.

Ngoài ra, còn phải chuẩn bị việc đào tạo về các hình thức tự đánh giá trường học cho cán bộ giáo viên trong trường và có thể phải thiết lập một số diễn đàn trao đổi thông tin để thực hiện đánh giá nội bộ. Nếu việc tự đánh giá được khởi xướng bằng các bộ phận/tổ chức

được giao trách nhiệm đánh giá thì điều kiện cần có trước tiên để tiến hành đánh giá là sự ủng hộ của hiệu trưởng và cán bộ quản lý trong trường. Một lựa chọn khả thi là lồng ghép các hình thức đánh giá với các hoạt động mới như yêu cầu tái xây dựng chương trình học và thay đổi chiến lược giảng dạy.

Cũng có thể cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia đánh giá và tin học để phân tích dữ liệu để tin học hóa các số liệu thống kê, đưa ra các kết quả so sánh hoặc kết nối thông tin đó với các nguồn dữ liệu khác. Bảo mật thông tin cũng là một vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất vẫn là tính khách quan của việc tự đánh giá. Tính khách quan có thể được hỗ trợ bằng việc cung cấp phương tiện để đáp ứng các tiêu chí về mặt khoa học.

Gợi ý về thang điểm tự đánh giá

Dưới đây là những gợi ý về việc mô tả thang bảng điểm có thể áp dụng cho tự đánh giá trong trường học.

MỨC ĐỊNH NGHĨA MÔ TẢ

6 Xuất sắc Xuất sắc hoặc nổi bật

5 Rất tốt Các điểm mạnh là chính

4 Tốt Có những điểm mạnh quan trọng và một số lĩnh vực cần làm tốt hơn

3 Trung bình Các điểm mạnh nhiều hơn điểm yếu.

2 Yếu Có các điểm yếu quan trọng

1 Không đạt Các điểm yếu là chính

Các đặc điểm chủ yếu của mức thang 6 điểmnày là gì?

Các nguyên tắc để đi đến đánh giá luôn không thay đổi. Các mức bình xét sẽ luôn thiên về kỹ năng chuyên môn hơn là quy trình kỹ thuật, và có nhiều cách để xác định việc một đánh giá cụ thể. Tuy nhiên, các đặc điểm chính sau đây cần được xem xét để có thể áp dụng một cách nhất quán:

Mức 6: Xuất sắc

Mức đánh giá Xuất sắc sẽ được áp dụng đối với việc thực hiện mẫu mực. Kinh nghiệm và kết quả học tập của người học đạt ở mức chất lượng rất cao. Mức đánh giá Xuất sắc tiêu biểu cho chuẩn thực hiện nổi bật, thể hiện kết quả thực tế rất tốt và xứng đáng được tuyên truyền phổ biến bên ngoài nhà trường. Điều này có nghĩa là mức kết quả thực hiện rất cao này có tính bền vững và sẽ được duy trì.

Mức 5: Rất tốt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức đánh giá Rất tốt sẽ được áp dụng cho việc thực hiện trong đó điểm mạnh là chủ yếu. Sẽ có một số lĩnh vực cần làm tốt hơn nhưng không giảm nhiều kinh nghiệm của người học. Việc đánh giá Rất tốt thể hiện chuẩn thực hiện cao, chuẩn mà tất cả cần đạt được. Điều này có nghĩa là hoàn toàn có thể tiếp tục thực hiện mà không cần điều chỉnh đáng kể. Tuy

nhiên, vẫn có mong đợi là nhà trường sẽ tận dụng các cơ hội để làm tốt hơn và phấn đấu để nâng kết quả thực hiện lên mức xuất sắc.

Mức 4: Tốt

Mức đánh giá Tốt sẽ áp dụng cho viêc thực hiện trong đó có những điểm mạnh quan trọng, mà tổng hợp những điểm mạnh này rõ ràng chiếm ưu thế so với các lĩnh vực cần phải làm tốt hơn. Mức đánh giá Tốt thể hiện việc thực hiện đạt tiêu chuẩn với những điểm mạnh có ảnh hưởng tích cực đáng kể. Tuy nhiên, chất lượng kinh nghiệm của người học sẽ bị giảm đi do có những lĩnh vực cần phải làm tốt hơn. Điều này có nghĩa là nhà trường nên tìm cách nâng cao hơn nữa các điểm mạnh quan trọng, nhưng đồng thời phải có những việc làm để giải quyết các vấn đề cần làm tốt hơn.

Mức 3: Trung bình

Mức đánh giá Trung bình sẽ áp dụng cho việc thực hiện có các điểm mạnh quan trọng chiếm ưu thế hơn so với các điểm yếu. Mức đánh giá Trung bình cho thấy người học được tiếp cận với dịch vụ giáo dục cơ bản. Mức này thể hiện chuẩn nơi các điểm mạnh có ảnh hưởng tích cực đến kinh nghiệm của người học. Tuy nhiên, trong lúc các điểm yếu về căn bản không thể gây ảnh hưởng ngược lại, nhưng sẽ giới hạn chất lượng tổng thể về kinh nghiệm của người học. Điều này có nghĩa là trường học cần hành động để giải quyết các vấn đề yếu kém đồng thời xây dựng các điểm mạnh cho mình.

Mức 2: Yếu

Mức đánh giá Yếu sẽ áp dụng cho việc thực hiện chỉ có một số điểm mạnh nhưng có các điểm yếu quan trọng. Nói chung, mức đánh giá Yếu được áp dụng trong một số trường hợp. Trong lúc có một số điểm mạnh, thì các điểm yếu quan trọng, hoặc riêng lẻ hoặc cùng nhau, cũng đủ để làm giảm đáng kể kinh nghiệm của người học. Điều này có nghĩa là nhà trường cần phải hành động theo kế hoạch và cấu trúc.

Mức 1: Không đạt

Mức đánh giá Không đạt sẽ áp dụng khi việc thực hiện có nhiều điểm yếu cơ bản ở những mặt then chốt, đòi hỏi phải có hành động khắc phục ngay. Kinh nghiệm của người học sẽ gặp rủi ro ở các khía cạnh quan trọng. Trong hầu hết các trường hợp, cán bộ, giáo viên chịu trách nhiệm thực hiện bị đánh giá là Không đạt sẽ yêu cầu cán bộ quản lý cấp cao hơn hỗ trợ trong việc lập kế hoạch và tiến hành các hành động cần thiết để cải tiến có hiệu quả. Điều này có thể cần sự tham gia của các cán bộ, giáo viên hoặc các tổ chức trong hay ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu Tài liệu Quyển 3 – Giám sát, đánh giá trong trường học doc (Trang 37 - 40)