Nhận xét cô thể

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp "Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Hoàng Mai" doc (Trang 102 - 105)

sản phẩm của công ty.

Đối với công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Hầu hết các khoản chi phí được tập hợp theo phương pháp trực tiếp điều đó góp phần làm cho số liệu kế toán chính xác hơn.

Công ty đã có những biện pháp đúng đắn trong việc lập định mức nguyên vật liệu như quản lý chặt chẽ khâu mua bán vật tư . Đặc biệt là giao chỉ tiêu kế hoạch giá thành đối với từng công đoạn cho các phân xưởng sản xuất, nâng cao trách nhiệm quản lý của từng phân xưởng.

Đối tượng tập hợp chi phí theo từng phân xưởng là rất có khoa học. Điều này phần nào giúp cho các nhà quản lý quản lý tốt kết quả làm việc của từng xưởng, biết được phân xưởng nào tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất làm ảnh hưởng đến giá thành sản xuất. Từ đó các nhà quản lý biết được nguyên nhân nào để đề ra biện pháp cô thể phát huy tích cực, hạn chế tiêu cực.

Việc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kết chuyển tuần tự là phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất phức tạp của công ty. Phản ánh đúng tính chất của sản phẩm.

Về công tác đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí thực tế phát sinh mang tính chính xác cao, phản ánh đúng thực chất của sản phẩm làm dở.

Thẻ tính giá thành và Thẻ tính giá xuất là đầy đủ, rõ ràng và hợp lý.

Tuy nhiên qua thời gian ngắn tìm hiểu và tiếp cận với công tác quản lý, công tác kế toán nói chung, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng cùng sự quan tâm giúp đỡ của các anh chị trong phòng Kế toán đã tạo điều kiện cho tôi làm quen với thực tế. Với sự hiểu biết còn hạn chế nhưng để công

Trường cao đẳng tài chính – Quản trị kinh doanh Đậu Thị Thuỷ lớp C2-TH3

tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành được hoàn thiện hơn tôi xin có một vài nhận xét sau:

1, Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Hiện nay hầu hết chi phí nguyên vật liệu xuất dùng theo kế hoạch đều được tập hợp để tính giá thành mà không loại trừ phần chi phí nguyên vật liệu xuất kho nhưng chưa sử dụng hết và những khoản chi phí nguyên vật liệu không hợp lý khác.

Thêm nữa, Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm cả: Dầu Diezel, Dầu mỡ bôi trơn, Xăng là không chính xác. Vì các nguyên liệu này chỉ tham gia vào quá trình sản xuất chứ không trực tiếp tạo ra sản phẩm. Điều này cũng làm cho khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng, khoản mục chi phí sản xuất chung giảm tương ứng dẫn đến việc tập hợp chi phí theo khoản mục chưa chính xác.

2, Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Quỹ lương của công ty được xác định trên theo sản lượng tiêu thụ, điều này không thể hiện sự khuyến khích người lao động (đặc biệt là công nhân trực tiếp sản xuất) hăng say lao động.

Chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ ...của tháng không những tính trên số liệu thực tế phát sinh mà còn bao gồm thêm cả phần chênh lệch giữa trích trước và thực tế phát sinh của tháng trước. Điều này có thể làm tăng (hoặc giảm) chi phí thực tế phát sinh nên sẽ ảnh hưởng đến việc tăng (hoặc giảm) giá thành sản xuất của tháng đó.

3, Về chi phí sản xuất chung:

Theo hướng dẫn kế toán thực hiện 04 chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của BTC và thông tư số 89/2002/TT-BTC.

Đối với kế toán chi phí sản xuất chung cố định chỉ được tính vào giá thành những khoản chi phí hợp lý (Chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo

Trường cao đẳng tài chính – Quản trị kinh doanh Đậu Thị Thuỷ lớp C2-TH3

mức công suất bình thường) còn những chi phí không hợp lý không được tính vào giá thành sản xuất sản phẩm mà chỉ được tính vào giá vốn hàng bán. Hiện nay tại công ty việc bóc tách phần chi phí tính vào giá thành và giá vốn hàng bán chưa rõ ràng, hầu hết các khoản chi phí sản xuất được tập hợp vào các tài khoản chi phí để tính giá thành.

4, Về việc tập hợp chi phí cho Clinker và xi măng theo các xưởng:

Các chi phí như chi phí nhân công, chi phí công cô dụng cô, chi phí nguyên vật liệu ở các xưởng phục vụ sản xuất (Phòng điều hành trung tâm, phòng thí nghiệm KCS: Phòng điều hành trung tâm với chức năng điều khiển toàn bộ dây chuyền hoạt động sản xuất của nhà máy, phòng KCS nghiên cứu, phân tích thành phần hoá học của nguyên vật liệu, phụ gia kiểm tra chất lượng của các sản phẩm) trên thực tế liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí nhưng công ty lại chỉ tập hợp các chi phí đó cho sản phẩm Clinker theo 80% và Xi măng 20% như vậy là chưa hợp lý làm cho giá thành của Clinker và xi măng tăng lên.

5, Về chi phí trích trước

Hiện tại những chi phí trích trước có giá trị lớn như: chi phí gạch chịu lửa, chi phí sửa chữa lớn trong giá thành sản phẩm là chi phí phân bổ theo kế hoạch chứ không phải chi phí thực tế phát sinh. Phần chênh lệch giảm của các chi phí này được hạch toán thẳng vào giá vốn hàng bán (TK632). Như vậy xét về khía cạnh giá thành sản phẩm trong kỳ tổng chi phí phát sinh được tập hợp vào giá thành sẽ cao hơn mức thực tế chi phí phát sinh một khoản tương ứng giảm vào giá vốn,. và như vậy làm cho giá thành cao hơn so với thực tế.

6, Về việc tính giá thành xi măng bao:

Chi phí phát sinh trong kỳ chỉ có vỏ bao điều này là không đúng với thực tế. Trên thực tế chi phí cho xi măng bao ngoài vỏ bao còn phải phân bổ phần chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH,BHYT,KPCĐ, phụ cấp độc hại), chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí khấu hao...Việc “loại bỏ” những chi

Trường cao đẳng tài chính – Quản trị kinh doanh Đậu Thị Thuỷ lớp C2-TH3

phí này ra Khái xi măng bao để tính hết cho xi măng bột làm cho giá thành thực tế xi măng bột và xi măng bao thay đổi.

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp "Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Hoàng Mai" doc (Trang 102 - 105)