Trong quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy, chi phí sản xuất phát sinh thường xuyên gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm. Do đó để phục vụ cho công tác quản lý tốt chi phí sản xuất đồng thời để phục vụ cho việc tính giá thành theo khoản mục công ty tiến hành phân loại chi phí sản xuất thành các khoản mục sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí sản xuất chung. Trong đó:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp tham gia sản xuất như: Đá vôi ; Đá sét; Quặng sắt; Than cám 3B; Dầu Diezel; Dầu mỡ bôi trơn; Xăng; Gạch chịu lửa và phụ kiện; Thạch cao; Đá Bazan và một số nguyên vật liệu phụ khác.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Tiền lương; Các khoản trích theo lương (BHXH; BHYT; KPCĐ); Chi phí độc hại của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. - Chi phí sản xuất chung: Gồm những chi phí liên quan phục vụ cho sản xuất, phát sinh trong quá trình sản xuất: Tiền lương và các khoản trích theo lương của
Trường cao đẳng tài chính – Quản trị kinh doanh Đậu Thị Thuỷ lớp C2-TH3
công nhân phân xưởng; Chi phí vật liệu cho phân xưởng; Chi phí công cô dụng cô; Chi phí khấu hao tài sản cố định; Chi phí dịch vụ mua ngoài; Chi phí khác bằng tiền.
2.2.1.2 Công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty.
- Hàng tháng công ty tiến hành giao định mức sản xuất cho từng loại sản phẩm tới từng phân xưởng sản xuất. Đề ra những quy định chặt chẽ đối với quy trình sản xuất .
- Tổ chức giao kế hoạch tới từng bộ phận sản xuất, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành nhằm quản lý chi phí và hạ thấp giá thành.
2.2.2 Đối tượng Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. 2.2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 2.2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Do đặc điểm sản phẩm của công ty phải trải qua quá trình sản xuất phức tạp, qua nhiều công đoạn. Để phù hợp với quy trình công nghệ công ty xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất. Bao gồm 5 giai đoạn:
- Giai đoạn sản xuất Đá vôi; Giai đoạn sản xuất Đá sét - Giai đoạn sản xuất Bột liệu.
- Giai đoạn sản xuất Clinker. - Giai đoạn sản xuất Xi măng bột. - Giai đoạn sản xuất Xi măng bao.
Đối với các xưởng phụ trợ liên quan đến nhiều công đoạn chi phí được tập hợp theo xưởng sau đó phân bổ cho các đối tượng liên quan theo tiêu thức phân bổ phù hợp.
Trường cao đẳng tài chính – Quản trị kinh doanh Đậu Thị Thuỷ lớp C2-TH3
Để phù hợp với đặc điểm tổ chức quy trình công nghệ sản xuất, phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm là các sản phẩm ở từng giai đoạn của quy trình công nghệ và thành phẩm của giai đoạn sản xuất cuối cùng: Đá vôi; Đá sét; Bột liệu; Clinker; Xi măng bột; Xi măng bao.
2.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 2.2.3.1 Tổ chức khai báo ban đầu. 2.2.3.1 Tổ chức khai báo ban đầu.
Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc ứng dụng phần mềm kế toán Fast, Kế toán mở cho mỗi loại sản phẩm một tiểu khoản tương ứng từng tài khoản tập hợp chi phí (TK 621; TK 622; TK 627) và tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang(TK154).
Để chương trình nhận biết là sản phẩm nào gắn với tài khoản nào, Kế toán khai báo tài khoản sản phẩm dở dang của sản phẩm tại menu “Danh mục hàng hoá, vật tư, sản phẩm”. Cô thể như sau:
- Đối với sản phẩm là Đá sét sẽ có mã là: 111 - Đối với sản phẩm là Đá vôi sẽ có mã là: 112 - Đối với sản phẩm là Bột liệu sẽ có mã là: 113 - Đối với Clinker có mã là: 114
- Đối với Xi măng bột có mã là: 115 - Đối với Xi măng bao có mã là: 116.
Theo đó các tài khoản chi phí gắn với các mã này sẽ thể hiện phần chi phí liên quan đến sản phẩm đó. Ví dụ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của đất sét (TK 154111), chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của đá vôi (TK 154112), chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của bột liệu (TK 154113),...
Trên cơ sở đó và phiếu nhập kho thành phẩm chương trình sẽ có thông tin để tính giá thành của từng sản phẩm dựa trên tài khoản chi phí dở dang và số lượng thành phẩm nhập kho. Tuy nhiên, phần mềm kế toán Fast mới tính được gía
Trường cao đẳng tài chính – Quản trị kinh doanh Đậu Thị Thuỷ lớp C2-TH3
thành cho một đơn vị sản phẩm, do đó khi lên các báo cáo giá thành chi tiết kế toán xử lý bằng Excel trên cơ sở các số liệu được kết xuất từ Fast Accounting 2002 ra Excel.
2.2.3.2 Tài khoản sử dụng theo đối tượng tập hợp chi phí.
Các tài khoản sử dụng cho đối tượng nào sẽ có “đuôi” gắn với đối tượng đó: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Đá sét: TK 621111
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Đá vôi: TK 621112 + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Bột liệu: TK 621113 + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Clinker: TK 621114 + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Xi măng bột: TK 621115 + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất Xi măng bao: TK 621116 + Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất Đá sét: TK 622111.
+ Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất Đá vôi: TK 622112. Các tài khoản khác cũng được xác định tương tự.
Ngoài ra, mỗi đối tượng còn bao gồm nhiều bộ phận nên lại được chia theo từng tiểu khoản. Ví dụ như: CP NVLTT SX Đá vôi gồm: CP Thuốc nổ SX Đá vôi (TK 6211121); CP dây nổ SX Đá vôi (TK 6211122)...
2.2.3.3 Kế toán chi phí sản xuất theo từng khoản mục. 2.2.3.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 2.2.3.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Nội dung khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Do đặc thù của ngành công nghiệp sản xuất xi măng nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành của công ty. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Đá vôi, đất sét, quặng sắt, than cám 3B, dầu Diezel, dầu MFO, dầu mỡ bôi trơn, xăng, gạch chịu lửa và phụ kiện, thạch cao, đá Bazal và nguyên vật liệu
Trường cao đẳng tài chính – Quản trị kinh doanh Đậu Thị Thuỷ lớp C2-TH3
phụ khác. Đối với nguồn nguyên liệu chính là đá vôi và đất sét công ty tự khai thác được, nguồn nguyên liệu này trước khi đưa vào sản xuất thì phải được kiểm tra chất lượng; Đối với nguồn nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu nhà máy phải mua ngoài, trước khi về nhập kho cũng phải kiểm tra chất lượng.
- Phương pháp tập hợp:
Đối với hầu hết các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đá vôi, đá sét, quặng sắt.. .sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp. Hiện nay công ty tập hợp chi phí sản xuất theo từng giai đoạn sản xuất và tương ứng với mỗi đối tượng tập hợp chi phí là các xưởng sản xuất mà kế toán tập hợp chi phí căn cứ vào các xưởng đó để tập hợp chi phí sản xuất cô thể như sau:
Chi phí phát sinh ở xưởng khai thác Mỏ sẽ được tập hợp cho đá vôi và đá sét; Chi phí phát sinh ở xưởng Nguyên liệu và xưởng Xe máy sẽ được tập hợp cho Bột liệu; Chi phí phát sinh ở xưởng Lò nung sẽ được tập hợp cho Clinker; Chi phí phát sinh ở Xưởng xi măng sẽ được tập hợp cho xi măng. Chi phí tập hợp được từ các phòng: Phòng điều hành trung tâm, phòng thí nghiệm KCS, xưởng Hệ thống, xưởng Điện tự động hoá, xưởng Cơ khí sẽ được phân bổ cho Clinker và Xi măng theo phương pháp phân bổ gián tiếp: tiêu thức phân bổ là: Clinker: 80%, Xi măng: 20%.
- Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, căn cứ vào định mức chi phí nguyên vật liệu sản xuất do Phòng công nghệ xác nhận khi cần sử dụng nguyên vật liệu sản xuất các phân xưởng lập phiếu xuất kho (Trên phiếu xuất ghi rõ các vật tư cần dùng, số lượng, chủng loại....) có xác nhận của các bộ phận liên quan (lãnh đạo công ty, kế toán trưởng, phòng vật tư, phòng kỹ thuật, trưởng đơn vị sử dụng) rồi gửi lên phòng vật tư. Sau khi kiểm tra vật tư trong kho, thủ kho tiến hành xuất vật tư và gửi chứng từ lên phòng kế toán của công ty.
Trường cao đẳng tài chính – Quản trị kinh doanh Đậu Thị Thuỷ lớp C2-TH3
Khi nhận được các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ xuất kho kế toán có nhiệm vụ cập nhật các chứng từ đó vào máy vi tính theo danh mục vật tư mình quản lý đã được cài đặt sẵn trong máy vi tính.
Mẫu phiếu xuất vật tư:
Phiếu xuất kho Số Ctừ: 45 Ngày 20 tháng 12 năm 2006
Người giao dịch:
Đơn vị: XMOPHUON Địa chỉ: Xưởng khai thác mỏ
Diễn giải: Xuất vật liệu nổ cho xưởng mỏ phục vụ sản xuất Xuất tại kho:
Dạng xuất: Nhập xuất thẳng
Stt Tên vật tư TkVtư Mã vật tư Đvt Số lượng Giá
Thành tiền
1. Thuốc nổ AD1 phi 32
QP 1521111 1040100002 Kg 2.102
2. Thuốc nổ ANFO
thường 1521111 1040400030 Kg 15.375
3. Kíp điện quốc phòng 1521113 1040300001 Cái 1.260
4. Kíp đốt K8 QP 1521113 1040300002 Cái 130
5. Dây cháy chậm QP 1521112 1040400002 m 65
6. Dây nổ chịu nước 1521112 1040200005 m 4.000 7. Dây điện phụ Việt Nam 1521112 1040400001 m 13.000 8. Mồi nổ TMN 175 g/q 1521115 1040200006 quả 479 9. Mồi nổ TMN
15H400g/q 1521115 1040200004 quả 235
Tổng cộng
Khi nhận được phiếu xuất kho kế toán vật tư tiến hành cập nhật vào máy. Từ màn hình Fast: Tại các phân hệ nghiệp vụ chọn “ kế toán hàng tồn kho”. Từ kế toán hàng tồn kho chọn “Cập nhật số liệu”. Từ cập nhật số liệu chọn “Phiếu xuất”.
Màn hình giao diện nhập liệu đối với loại chứng từ: Phiếu xuất
Phiếu xuất
Loại phiếu xuất:.. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .. .. .Số chứng từ... .. .. .. ... .. .. . . .. .. .. .. .. .. .. .. Mã khách: :.. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .. .. .. Ngày chứng từ... .. .. .. ... .. .. . . .. .. .. Địa chỉ/người nhận: :.. .. .. .. .. .. .. Tỷ giá VND.. ... .. .. . . .. .. .. .. ..
Trường cao đẳng tài chính – Quản trị kinh doanh Đậu Thị Thuỷ lớp C2-TH3 Diễn giải: .. .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .. .. Mã phí... .. .. .. ... .. .. . . .. Vụ việc: ... .. .. .. ... .. .. . . .. .. .. .. .. .. .. .. Mã kho xuất: ... .. .. .. ... .. .. . . .. .. .. .. .. .. .. .. Mã kho nhập... .. .. .. ... .. .. . . .. .. .. .. .. .. .. ..
Xuất theo giá đích danh cho vật tư tính giá trung bình
F4 thêm dòng, F8 xoá dòng, F5 Xem phiếu nhập, Ctrl + Tab ra Khái chi tiết
Mã hàng Tên hàng ĐVT Tồn kho Số lượng GiáVND TiềnVND TK nợ TK có
+ Tại mục loại phiếu xuất: chọn “ Xuất cho sản xuất sử dụng (Xuất nội bộ)” + Mã khách: XMOPHUON
+ Địa chỉ/ người nhận: Xưởng khai thác Mỏ (máy sẽ tự động cập nhật khi ta khai báo mã khách nêú ta đã cài đặt trước).
+ Diễn giải: Xuất vật liệu nổ cho xưởng mỏ phục vụ sản xuất + Số chứng từ: 45
+ Ngày chứng từ: 20/12/2006
Không đánh dấu vào ô “Xuất theo giá đích danh cho vật tư tính giá trung bình” (Nếu đánh dấu vào ô này thì phải nhập số liệu vào các ô “Giá VND” và “Tiền VND”; Nếu không đánh dấu thì máy sẽ tự động cập nhật sau khi chạy giá trung bình).
Sau khi nhập các dữ liệu trên kế toán tiến hành nhập các dữ liệu chi tiết trên phiếu xuất kho vào bảng theo thứ tự:
+ Mã hàng: 1040100002
+ Tên hàng: Thuốc nổ AD1 phi 32 QP + ĐVT: Kg
+ Tồn kho:
Trường cao đẳng tài chính – Quản trị kinh doanh Đậu Thị Thuỷ lớp C2-TH3
+ Giá VND: (Sẽ được cập nhật sau khi chạy giá trung bình) + Tiền VNĐ: ( máy sẽ tự động tính sau khi có giá trung bình) + TK nợ: 6211121
+ TK có: 1521111
Tương tự như vậy đối với mã vật tư thứ hai, kết thúc chọn “lưu”.
Khi đã nhập xong phiếu xuất kho này để nhập phiếu xuất kho khác thì chọn nút “mới” sau đó làm các thao tác tương tự.
Tại mục TK nợ: Kế toán vật tư sẽ căn cứ vào mã khách (tên phân xưởng nhận vật tư) và loại vật tư trên phiếu xuất kho để xác định chính xác xuất vật tư phục vụ sản xuất sản phẩm gì. Trong trường hợp xuất cho phân xưởng mỏ có 2 sản phẩm là Đá vôi và Đá sét thì kế toán vật tư xác định như sau: Chi phí NVL sản xuất Đá vôi bao gồm: Vật liệu nổ (Thuốc nổ, kíp điện, kíp đốt, dây cháy chậm, dây nổ, mồi nổ...), Dầu diezel, Dầu mỡ bôi trơn và chi phí khác. Chi phí NVL sản xuất Đá sét chỉ gồm: dầu mỡ bôi trơn và dầu Diezel. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp trực tiếp từ các phiếu xuất kho nên khi phiếu xuất kho là vật liệu nổ hoặc chi phí khác thì kế toán vật tư sẽ tập hợp trực tiếp cho sản xuất Đá vôi, còn nếu phiếu xuất kho là Dầu mỡ bôi trơn hay dầu Diezel thì trên phiếu cũng sẽ ghi rõ là xuất cho sản xuất Đá vôi hay Đá sét.
Cuối tháng căn cứ vào số lượng vật tư tồn đầu kỳ, số lượng vật tư nhập trong kỳ, trị giá vật tư tồn đầu kỳ, trị giá vật tư nhập trong kỳ, máy tính sẽ tự động tính ra giá trị thực tế nguyên vật liêụ xuất kho của mỗi loại vật tư theo đơn giá bình quân gia quyền. Cô thể như sau:
Giá trị thực tế Số lượng Đơn giá Nguyên vật liệu = nguyên vật liệu x thực tế
Xuất dùng trong kỳ xuất dùng trong kỳ bình quân Giá trị thực tế Giá trị thực tế
Trường cao đẳng tài chính – Quản trị kinh doanh Đậu Thị Thuỷ lớp C2-TH3
Đơn giá tồn đầu kỳ nhập trong kỳ thực tế =
bình quân Số lượng Số lượng nguyên vật liệu + nguyên vật liệu
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
Đây là loại phiếu nhập xuất thẳng, có nghĩa là trong kỳ nhập bao nhiêu thì sẽ xuất phục vụ sản xuất bấy nhiêu nên không có sản lượng tồn kho đầu kỳ. Vì vậy đơn giá thực tế bình quân sẽ được xác định đơn giản hơn:
Đơn giá Giá trị thực tế nguyên vật liệu nhập trong kỳ thực tế =
bình quân Số lượng nguyên vật liệu nhập trong kỳ
Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập trong kỳ là giá mua ghi trên hoá đơn, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, bảo hiểm....
Trị giá xuất dùng = Đơn giá thực tế bình quân x số lượng xuất dùng.
VD: Trong tháng 12/2006 Thuốc nổ AD1 phi 32 QP dùng để sản xuất đá vôi tập hợp được như sau:
+ Số lượng tồn đầu kỳ: 0
+ Số lượng nhập : 2102 ; Thành tiền: 32.407.935 + Số lượng xuất : 2102
32.407.935
Đơn giá bình quân của thuốc nổ AD1 phi 32 QP = = 15.417,666 2.102
Trị giá xuất dùng của thuốc nổ là = 15.417,666 x 2.102 =32.407.935
Tương tự ta cũng tính được đơn giá bình quân của các vật tư: Thuốc nổ ANFO thường, Kíp điện quốc phòng, Kíp đốt K8 QP, Dây cháy chậm QP, Dây nổ chịu nước, Dây điện phụ Việt Nam, Mồi nổ TMN 175 g/q, Mồi nổ TMN 15H400g/q dựa vào tình hình nhập , xuất, tồn mà kế toán vật tư theo dõi được cho từng loại vật tư.
Trường cao đẳng tài chính – Quản trị kinh doanh Đậu Thị Thuỷ lớp C2-TH3
Máy sẽ tổng hợp được quá trình trên như sau:
Mã hàng Tên hàng ĐVT Tồ