Lịch sử truyền thống và định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp "Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Hoàng Mai" doc (Trang 28 - 32)

Xuất phát từ chủ trương của Đảng và Nhà Nước về vấn đề tăng cường phát triển tiềm năng nội lực với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú UBND Tỉnh Nghệ An đã trình chính phủ xin đầu tư xây dựng nhà máy xi măng với công suất lớn hiện đại. Được sự chấp nhận của Chính phủ, UBND Tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 2629.UBND ngày 07/10/1995 thành lập Công ty xi măng Nghệ An. Hơn 5 năm sau Công ty xi măng Nghệ An chuyển giao về làm doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty xi măng Việt Nam theo Quyết định số 1672/QĐ-BXD ngày 24/11/2000 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Đến ngày 5/3/2001 công ty xi măng Nghệ An đổi tên thành Công ty xi măng Hoàng Mai. Giấy phép kinh doanh số 109828 ngày 04/04/2001 do sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Nghệ An cấp. Trụ sở đặt tại xã Quỳnh Thiện (hiện nay là Thị trấn Hoàng Mai). Dây chuyền nhà máy được xây dựng tại xã Quỳnh Vinh - Quỳnh Lưu – Nghệ An. Tổng vốn kinh doanh của công ty là 2.800 tỷ đồng. Lịch sử hơn 11 năm kể từ ngày có quyết định thành lập quá trình hình thành và phát triển của công ty xi măng Hoàng Mai được thể hiện qua các giai đoạn sau:

Trường cao đẳng tài chính – Quản trị kinh doanh Đậu Thị Thuỷ lớp C2-TH3

Ngày 07/4/1996 Công ty xi măng Nghệ An tổ chức làm lễ động thổ đánh dấu sự ra đời chính thức của nhà máy với công suất hoạt động 1,4 triệu tấn xi măng/ năm. Gần 6 năm thực hiện đầu tư, ngày 6/3/2002 nhà máy đã cho ra lò mẻ Clinker đầu tiên đạt chất lượng cao. Đây là mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự thành công của quá trình thực hiện dự án chuẩn bị bước sang giai đoạn sản xuất kinh doanh.

- Giai đoạn chuyển tiếp sang thời kỳ sản xuất kinh doanh:

Từ ngày 6/3/2002 nhà máy bắt đầu sản xuất ra mẻ clinker đầu tiên đạt chất lượng tốt. Trong thời gian này nhà máy vừa hiệu chỉnh thiết bị vừa tiến hành công tác sản xuất thử để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn sản xuất kinh doanh chính thức. Trong Quý II, Quý III, Quý IV năm 2002 với sự giúp đỡ của các chuyên gia Tổng công ty xi măng Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài, Cán bộ công nhân viên công ty đã nổ lực hết mình để vừa hiệu chỉnh máy móc thiết bị vừa sản xuất.

- Giai đoạn sản xuất kinh doanh:

Qua 5 năm sản xuất kết quả sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

TT Chỉ tiêu Năm2002 Năm2003 Năm2004 Năm2005 Năm2006

1 Sản phẩm Clinker sản xuất (Tấn) 646.758 1.003.963 1.123.096 1.230.000 1.306.097 2 Sản phẩm tiêu thụ (Tấn) 652.456 1.185.737 1.321.399 1.415.796 1.408.996

3 Doanh thu (Tỷ) 286 676 756 810 847

4 Nộp ngân sách (Tỷ) 20 34 42 46 50,3

5 Tổng số lao động (Người) 938 1.023 1.018 998 1.033

6 Thu nhập bình quân (Triệu) 1,7 2,9 3,4 3,7 3,8

7 Lợi nhuận (Tỷ) (55) (132) (79) 19 34

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, sản lượng sản xuất và tiêu thụ năm sau cao năm trước, đời sống người lao động ngày càng được nâng cao, việc đóng góp cho ngân sách nhà

Trường cao đẳng tài chính – Quản trị kinh doanh Đậu Thị Thuỷ lớp C2-TH3

nước tăng qua các năm. Tổng vốn đầu tư của Công ty xi măng Hoàng Mai là 2.800 tỷ đồng chủ yếu là vốn vay (trong đó 85% vốn vay bằng ngoại tệ) nên hàng năm chi phí tài chính là rất lớn điều này làm ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh đặc biệt là trong những năm đầu công ty mới đi vào sản xuất kinh doanh sản lượng tiêu thụ còn thấp.

Hiện tại xi măng của công ty đang tiêu thụ theo phương thức nhà phân phối chính và được thị trường nhanh chóng tiếp nhận. Ngoài trụ sở chính tại Thị trấn Hoàng Mai – Quỳnh Lưu – Nghệ An công ty Xi Măng Hoàng Mai còn có các văn phòng đại diện (để giao dịch khách hàng mua bán xi măng) như:

Văn phòng đại diện ở TP.Vinh; Văn phòng đại diện ở Hà Nội; Văn phòng đại diện ở Hà Tĩnh.

Ngoài ra công ty còn có rất nhiều các nhà phân phối chính trên khắp cả nước trải dài từ Bắc vào Nam như: Thái Nguyên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình,Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Nha Trang, Đắc Lắc,....

- Những thuận lợi và khó khăn:

Trước hết công ty xi măng Hoàng Mai có thiết bị dây chuyên sản xuất công nghệ hiện đại nhập khẩu từ nước ngoài:

+ Máy đập đá vôi dạng thanh của hãng KRUPP HAZEMAG SA, công suất 720 tấn sản phẩm/giờ.

+ Thiết bị khoan, nổ, bốc xúc, vận chuyển công suất lớn của các hãng: ATLAS COPCO, CAT, VOLVO, LIBBEHER được sử dụng để khai thác và vận chuyển vật liệu.

+ Thiết bị hiện đại rải, xúc nguyên liệu tại kho đồng nhất sơ bộ của hãng BMH, Cộng hoà Liên bang Đức.

+ Máy nghiền liệu chu trình kín kiểu MPS 5000B của hãng PFEFER AG (Đức), công suất 320 tấn/giờ...

Thứ hai, nguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động nhà máy ở gần cũng là một lợi thế, cô thể đá vôi khai thác tại mỏ đá Hoàng Mai B (cách nhà máy 2km) với

Trường cao đẳng tài chính – Quản trị kinh doanh Đậu Thị Thuỷ lớp C2-TH3

trữ lượng lớn 132.646.000 tấn đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động hơn 70 năm. Đá vôi sau khi qua máy đập được vận chuyển về kho đồng nhất sơ bộ bằng hệ thống băng tải dài 2,6 km. Ngoài ra còn có mỏ sét Quỳnh Vinh (nơi nhà máy xây dựng) với trữ lượng hàng chục triệu tấn tấn đủ cho nhà máy hoạt động hơn 80 năm.

Thứ ba, người lao động trong công ty có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, cô thể có 29% lao động có trình độ đại học và cao đẳng, công nhân kỹ thuật chiếm 56,23 %.

Ngoài ra công ty còn có những thuận lợi khác như: địa bàn thuận lợi, được chính quyền ủng hộ và tạo điều kiện... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó công ty còn gặp phải những khó khăn nhất định.

Đầu tiên là sản phẩm xi măng trên thị trường có nhiều chủng loại với chất lượng tương đương nhau, tạo sự cạnh tranh quyết liệt do vậy sản phẩm của Công ty xi măng Hoàng Mai phải tạo được uy tín nhãn hiệu hàng hoá trên thị trường. Tuy nhiên một khó khăn nữa là đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác thị trường kinh nghiệm chưa nhiều, mạng lưới tiêu thụ chưa ổn định.

Thứ hai, sản phẩm của công ty có địa bàn tiêu thụ rộng rãi nên chi phí vận tải lớn.

Thứ ba, vì vốn đầu tư được hình thành từ vốn vay, đặc bịêt là chịu ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá do vốn vay bằng ngoại tệ nên chi phí tài chính hàng năm lớn.

Sự ra đời và phát triển còn chưa lâu với lại khó khăn là từ nhiều yếu tố mang lại nên phải có thời gian nhất định mới giải quyết được.

Như vậy, Tuy công ty còn đang gặp nhiều khó khăn nhưng biết khai thác những thuận lợi trên nên đã đạt được nhiều thành tích đáng kể:

- Huy chương vàng tại các hội chợ tổ chức ở Hà Nội, Nha Trang, Tp HCM. - Chứng chỉ ISO 9001, chứng chỉ ISO 14001.

Trường cao đẳng tài chính – Quản trị kinh doanh Đậu Thị Thuỷ lớp C2-TH3

- Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2004.

- Danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2005. - Giải vàng chất lượng Việt Nam năm 2005...

Tóm lại, Với thời gian hơn 11 năm trong đó hơn 5 năm bước vào sản xuất chính, song với tiềm năng nội lực với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với tinh thần hăng say làm việc ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên một tương lai tươi sáng sẽ đến với công ty xi măng Hoàng Mai; Sản phẩm xi măng Hoàng Mai với thương hiệu “Con chim Lạc Việt” sẽ đến tay người tiêu dùng trong cả nước.

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp "Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Hoàng Mai" doc (Trang 28 - 32)