Cơ sở lý thuyết chung của phương pháp dạy học thực hành Khái niệm về thực hành và dạy học thực hành kỹ thuật

Một phần của tài liệu Tài liệu Sơ lược về Zen doc (Trang 37 - 38)

1.1. Khái niệm về thực hành và dạy học thực hành kỹ thuật

@2 SU-SU A ON: 19:00 OFF: 17:00 @3 SU-SU A ON: 17:00 OFF: 19:00

Trong dạy học, thực hành là hoạt động của học sinh nhằm vận dụng những kiến thức, hiểu biết về kỹ thuật, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo cần thiết. Hoạt động thực hành có hai dạng cụ thể trong mối quan hệ tương hỗ:

- Hoạt động thực hành vật chất: là hoạt động thực hành nhằm hình thành, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo lao động, luyện tập các thao tác thực hành trực tiếp trên vật thật, trên các linh kiện, vật dụng cụ thể.

- Hoạt động thực hành trí tuệ: là dạng thực hành thông qua giải các bài tập kĩ thuật, thiết kế, tạo lập mô hình, là hoạt động tự học, tự thân vận động khi không có sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo.

Dạy học thực hành là một quá trình sư phạm do giáo viên tổ chức với mục đích dạy học sinh vận dụng kiến thức, kiểm tra lại lý thuyết, hình thành, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo lao động, tính cẩn thận chăm chỉ… cách bố trí thiết bị, dụng cụ thực hành một cách khoa học.

1.2. Nhiệm vụ của dạy học thực hành

Dạy học bằng thực hành có nhiệm vụ:

- Hoàn thiện và vận dụng những hiểu biết kĩ thuật ở mức độ khác nhau ( đơn lẻ hoặc tổng hợp ) vào các thao tác thực hành.

- Hình thành và rèn luyện kĩ năng kĩ xảo lao động

- Hình thành và phát triển tư duy về kĩ thuật, bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ thực hành, thao tác kĩ thuật.

- Thực hiện các chức năng giáo dục ( tác phong làm việc nhanh nhẹn, tạo hứng thú và bộc lộ năng khiếu nghề nghiệp, tính cẩn thận, cần cù chăm chỉ trong lao động, an toàn lao động và vệ sinh môi trường), củng cố kiến thức lý thuyết.

- Tạo bước chuyển giao không thể thiếu giữa học lý thuyết và thực tế, giữa chương trình đào tạo và thực tế công việc sau khi tốt nghiệp khoá đào tạo ở các trường kĩ thuật.

1.3. Phương pháp dạy học thực hành kĩ thuật

Trong dạy học thực hành kĩ thuật cần sử dụng linh hoạt, phối hợp nhiều phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau, tuỳ theo mục đích và nội dung của bài học. Trong đó hai phương pháp đặc trưng và phổ biến nhất là:

- Giáo viên làm mẫu- học sinh quan sát

- Giáo viên huấn luyện- học sinh tiến hành luyện tập

1.3.1 Phương pháp làm mẫu- quan sáta) Bản chất của phương pháp a) Bản chất của phương pháp

Giáo viên thực hiện hành động ( hoặc các động tác ) kĩ thuật kết hợp giảng dạy nhằm giúp học sinh hiểu rõ , hình dung rõ ràng từng động tác ( cử động ) riêng lẻ của hành động và trình tự các tác động đó, làm cho học sinh có khả năng thực hiện lại các hành động đã được chỉ dẫn và tin tưởng vào sự đúng đắn của các hành động. Học sinh quan sát tái hiện lại các hành động, hình dung phân tích… trên cơ sở đó hình thành động hình vận động.

Một phần của tài liệu Tài liệu Sơ lược về Zen doc (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w