2. Xây dựng bài thực hành lập trình điều khiển Zen
2.1. Tiếp cận thiết bị và thực hành với đầu vào ra 1 Tiếp cận thiết bị
a) Giới thiệu thiết bị
Loại Zen kí hiệu: ZEN-10C3DR-D-V2
• Loại Zen kiểu kinh tế ( không kết nối được với các module mở rộng )
• Có phím bấm và màn hình LCD
• Có 10 đầu vào ra ( 6 đầu vào và 4 đầu ra )
• Kiểu đầu vào 1 chiều ( có đầu vào tương tự )
• Kiểu đầu ra Rơle
• Nguồn cấp 1 chiều 24V b) Ngôn ngữ lập trình
Trong lập trình PLC có thể sử dụng nhiều loại ngôn ngữ lập trình như :
- Ngôn ngữ tiếp điểm ( Ladder Diagram - LAD )
- Ngôn ngữ liệt kê danh sách lệnh ( Statement List – STL )
- Ngôn ngữ biểu đồ khối chức năng ( Function Block Diagram -FBD )
- Ngôn ngữ câu lệnh cấu trúc ( Structured Text – ST )
- Ngôn ngữ biểu đồ chức năng tuần tự (Sequential Function Chart - SFC).
Với PLC Zen của OMRON sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ LAD để lập trình. Để thuận tiện cho việc lập trình chúng ta cần nắm rõ các định nghĩa cơ bản của ngôn ngữ LAD và các biểu tượng mà ngôn ngữ LAD sử dụng.
Định nghĩa về LAD: LAD là một ngôn ngữ lập trình bằng đồ hoạ, rất phù hợp với những người quen thiết kế mạch điều khiển logic . Ngôn ngữ có cấu trúc chuỗi bậc thang, mỗi bậc thang là sự kết nối giữa các tiếp điểm và cuộn dây. Đầu ra là kết quả của sự kết nối logic đó. Những thành phần cơ bản dùng trong LAD tương ứng với các thành phần của bảng điều khiển bằng rơ le.
Mạng LAD: là đường nối các phần tử mạng điện thành một mạch hoàn chỉnh đi từ đường nguồn bên trái sang đường nguồn bên phải. Đường nguồn bên trái là dây nóng, đường nguồn bên phải là dây trung hoà hay là đường trở về nguồn cung cấp. Dòng điện chạy từ trái qua các tiếp điểm đóng đến các hộp các cuộn dây rồi trở về bên phải nguồn.
Hình 3.2 Sơ đồ cấu trúc chương trình theo ngôn ngữ LAD Ví dụ ngôn ngữ LAD:
Trong ngôn ngữ LAD thứ tự ưu tiên xử lý logic của chương trình được thực hiện từ trái qua phải và từ trên xuống dưới.
Chúng ta có thể tham khảo các kí hiệu và chức năng của các phần tử đồ họa mà ngôn ngữ LAD sử dụng trong bảng 1:
Vùng thử nghiệm Vùng tác động Hàng Cột I0 I1 Q0.1
Bảng 1. Các kí hiệu đồ họa trong ngôn ngữ LAD c) Phương pháp lập trình
Tuỳ vào từng loại Zen mà chúng ta có thể lựa chọn phương pháp lập trình cho thích hợp. Có hai phương pháp được sử dụng để lập trình cho Zen:
Có thể lập trình trực tiếp bằng phím bấm đối với Zen có màn hình hiển thị LCD (đi kèm phím bấm ).
Có thể lập trình bằng máy tính thông qua phần mềm Zen Support Software, máy tính được kết nối với Zen qua một Cable truyền.