Thực hiện ngày: TÊN BÀI: Thực hành tổng hợp ứng dụng Zen
Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này học sinh có khả năng: - Phối ghép Zen với mô hình đèn giao thông.
- Lập trình chính xác chương trình điều khiển đèn giao thông bằng ngôn ngữ Ladder trên Zen.
I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 01’
- Số học sinh vắng: Tên:
II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: 04’
- Câu hỏi kiểm tra: Em hãy cho biết trên Zen này ( ZEN-10C3DR-D-V2 ) loại Timer thường có những kiểu nào?
- Dự kiến học sinh kiểm tra: Tên
Điểm
III. HƯỚNG DẪN BÀI MỚI: Thời gian: 115’
- Nội dung: Lập trình ZEN điều khiển mô hình đèn giao thông tại một ngã tư đường. Được khởi động bằng nút M1 và hoạt động ở 3 chế độ: Bình thường, giờ cao điểm và nghỉ.
- Đồ dùng thiết bị hướng dẫn: Phấn, bảng, bản hướng dẫn thực hành Zen, mô hình thực hành Zen và mô hình đèn giao thông.
- Hình thức tổ chức hướng dẫn: Thuyết trình hướng dẫn trực tiếp.
- Sản phẩm ứng dụng: Chương trình cho hệ thống đèn giao thông tại một ngã tư đường phố.
CÁC QUÁ TRÌNH HƯỚNG DẪN
TT Nội dung hướng dẫn Phương pháp tổ chức thực hiện Thời gian I Bài toán: Lập trình
Zen điều khiển hệ thống đèn giao thông tại một ngã tư đường với 3 chế độ: Bình thường, giờ cao điểm và nghỉ
GV: Nêu yêu cầu bài toán và vẽ bảng các chế độ hoạt động của hệ thống đèn (bảng 2 và bảng 3)
5’
II Các bước thực hiện 110’
II.1 Phân tích bài toán Do Zen chỉ có 4 đầu ra do đó để điều khiển hệ thống 6 đèn giao thông ta cần sử dụng các rơle trung gian như hình 3.6 và hình 3.7
GV: Em hãy nêu số đầu vào và đầu ra của Zen này?
HS: Zen này có 6 đầu vào và 4 đầu ra. GV: Có thể tăng thêm số đầu vào và đầu ra của Zen này không?
HS: Không thể vì đây là Zen kiểu kinh tế 15’
II.2 II.3 II.4 Thực hiện bảng gán nhiệm vụ I/O - Bảng gán nhiệm vụ I/O
Vẽ sơ đồ kết nối thiết bị ngoại vi với Zen
Lập trình
Bước 1: Lập trình trước chương trình trên giấy
Bước 2: Lập trình trực
không kết nối được với các module mở rộng.
GV: Do hệ thống đèn giao thông tại một ngã tư có 6 loại đèn nên ta cần sử dụng các rơle trung gian như hình 3.6 và 3.7. GV: Em hãy đặt thời gian có điện cho các rơle trên hình 3.7 để các đèn sáng ở chế độ bình thường (trong một chu kì 60s)
HS: Rơle 1 có điện 20s đầu, rơle 2 có điện 18s đầu, rơle 3 có điện từ giây 21 đến giây 60s, rơle 4 có điện từ giây 21 đến giây thứ 58.
GV: Thời gian có điện của các rơle cũng là thời gian cần cấp điện cho các đầu ra Q tương ứng.
GV: Tương tự ta cũng có thời gian cấp điện cho đầu ra Q ở chế độ giờ cao điểm. GV: Còn chế độ nghỉ ta lập trình cho đẩu ra Q0 và Q2 tắt còn Q1 và Q3 nhấp nháy với chu kỳ 1s.
GV: Hãy lập bảng gán nhiệm vụ I/O HS: Lập bảng gán nhiệm vụ I/O
GV: Từ bảng gán nhiệm vụ hãy vẽ sơ đồ kết nối thiết bị ngoại vi với Zen
HS: Vẽ sơ đồ kết nối thiết bị ngoại vi với Zen.
Giáo viên chia học sinh ra làm các nhóm, mỗi nhóm từ 2 đến 3 người
HS: Lập trình trước ra giấy dưới sự giúp đỡ của giáo viên. Phải ghi bên cạnh phần lập trình nhiệm vụ của các khối đầu ra để dễ dàng cho việc kiểm tra và sửa lỗi sai. GV: Kiểm tra và sửa các lỗi cơ bản trong chương trình của học sinh. Sau khi nhóm học sinh lập trình đúng trên giấy cho phép nhóm đó lập trình trên Zen.
HS: Dựa vào bản hướng dẫn lập trình lập 5’
10’
tiếp trên Zen.
- Xoá chương trình đã lưu.
- Viết chương trình bậc thang
- Kiểm tra hoạt động của chương trình bậc thang
- Chạy thử chương trình trên mô hình Zen - Kết nối mô hình Zen với mô hình đèn giao thông.
trình Zen. Tiến hành lập trình trực tiếp trên Zen theo theo các bước hướng dẫn của giáo viên
HS: Tiến hành xoá chương trình đang tồn tại trên Zen
HS: Tiến hành viết chương trình trên Zen
GV: Hướng dẫn và giải đáp thắc mắc của học sinh
HS: Kiểm tra hoạt động của chương trình đúng theo bản hướng dẫn thực hành Zen
GV: Giám sát quá trình kiểm tra HS: Tiến hành chạy thử chương trình trên mô hình Zen.
HS: Tắt điện sau đó tiến hành nối dây kết nối mô hình Zen với mô hình đèn giao thông.
GV: Hướng dẫn học sinh kết nối mô hình Zen với mô hình đèn giao thông. Kiểm tra lại dây nối sau đó cho học sinh bật điện chạy chương trình.
IV. TỰ RÚT KINH NGHIỆM ( chuẩn bị, tổ chức, thực hiện )
TRƯỞNG BAN/TRƯỞNG TỔ BỘ MÔN Ngày….tháng….năm….