Để hình thành, luyện tập kỹ năng- kỹ xảo, cả giáo viên và học sinh phải trải qua một quá trình sư phạm trong đó giáo viên hướng dẫn luyện tập hay huấn luyện cho học sinh, còn chính học sinh thực hiện quá trình luyện tập.
Các giai đoạn luyện tập cần trải qua:
− Giai đoạn làm quen: tạo ra biểu tượng rõ ràng về các hành động cần luyện tập.
− Giai đoạn thử thực hiện: thực hiện đúng trình tự động tác, hiểu được bản chất của hành động.
− Giai đoạn cơ bản: để đạt tới mức độ chính xác cần thiết của hành động, loại bỏ các động tác thừa, tự điều chỉnh hành động.
− Giai đoạn tinh xảo: tăng độ chính xác, độ nhanh, độ linh hoạt, giảm dần sự điều khiển, kiểm tra của ý thức.
1.4. Cấu trúc của một bài dạy thực hành kỹ thuật
Qua phân tích quá trình hình thành kỹ năng- kỹ xảo cho thấy bài dạy thực hành kĩ thuật có thể có cấu trúc gồm 3 giai đoạn như sau:
Hình 3.1. Cấu trúc của một bài dạy thực hành kỹ thuật Các giai đoạn cụ thể Học sinh Kết quả Giáo viên Lĩnh hội hiểu biết kĩ thuật Hình ảnh biểu tượng của HĐ Định hướng dạy thực hành Quan sát bắt chước Động hình vận động Làm mẫu Luyện tập Kĩ năng Huấn luyện
− Giáo viên đưa ra mục tiêu, yêu cầu cụ thể của bài thực hành: cần hoàn thành công việc gì, hình thành và rèn luyện kĩ năng gì, với thời gian và mức độ cần hoàn thành ra sao…để khẳng định hướng hoạt động học tập của học sinh.
− Kiểm tra tái hiện những kiến thức, kĩ năng có liên quan đến bài thực hành, trang bị những kiến thức kĩ năng cần thiết.
− Nêu khái quát trình tự công việc: động tác, thao tác, cử động (mục đích, phương tiện dụng cụ, cách thức tiến hành tương ứng). Có thể kết hợp các biểu mẫu, bản vẽ, sơ đồ hoặc sản phẩm thật để minh họa.
− Giáo viên biểu diễn hành động mẫu và kiểm tra kết quả.