KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo thương mại điện tử năm 2004 - 2 ppt (Trang 116 - 121)

- Tình trạng vi phạm bản quyề nở Việt Namr ất cao, các phần mềm thường

26 Bài trình bày của bà Nguyễn Thu Hà, chủ tịch Hội thẻ Việt Nam (thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) tại Hội thảo về Vai trò của Thanh toán điện tửđối với nền kinh tế tổ chức tại Hà Nội ngày 16/3/2005.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Trên cơ sở phân tích các số liệu điều tra, phỏng vấn và đánh giá toàn diện về

tình hình phát triển TMĐT tại Việt Nam năm 2004 có thể rút ra một số kết luận lớn. Mặc dù mục tiêu của Báo cáo này là phản ánh chân thực tình hình nhưng Báo cáo cũng cố gắng tổng hợp một số khuyến nghị từ cộng đồng doanh nghiệp và các đối tượng khác liên quan tới TMĐT.

1. Kết luận

Về khía cạnh kinh doanh, thương mại điện tửở Việt Nam năm 2004 đã phát triển đáng kể so với năm 2003 trên nhiều lĩnh vực, từ hạ tầng CNTT và Internet tới các chợ “ảo” và thiết lập website của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, về khía cạnh tạo lập môi trường pháp lý thì năm 2004 chứng kiến việc xây dựng nhiều dự thảo văn bản pháp quy nhưng cuối cùng chưa có văn bản quan trọng nào được ban hành.

1.1. Phát triển công nghệ

Hạ tầng viễn thông đã tiến một bước lớn trong năm 2004, với sự cạnh tranh tăng lên đáng kể giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Tới cuối năm 2004 đã có 6 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) và 15 doanh nghiệp

được cấp phép cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, trong đó có 7 doanh nghiệp đã cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Số người sử dụng Internet đạt khoảng 6,2 triệu, mật độ người sử dụng Internet đạt khoảng 7,4%. Nếu so với số người sử dụng Internet vào cuối năm 2003 là 3,2 triệu người thì có thể thấy trong năm 2004 số người sử dụng đã tăng gần gấp

đôi.

Số tên miền Việt Nam đã tăng từ 2.300 năm 2002 lên 5.510 năm 2003 và 9.037 vào tháng 12/2004 với số tên miền cấp hai .COM và .NET khoảng 84%. Như

vậy tốc độ tăng trưởng tên miền .VN năm 2004 khoảng 64%. Tuy nhiên sự tăng trưởng này chưa phản ánh sự tăng trưởng chung của số tên miền và số website của các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu tính cả các website có tên miền quốc tế thì tng s doanh nghip có trang web vào cui năm 2004 khong 17.500.

Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) hầu như chưa được áp dụng tại Việt Nam trừ

một số doanh nghiệp trong ngành ngân hàng, tài chính, vận tải biển đã sử dụng EDI

để giao dịch với các đối tác nước ngoài và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trong nội bộ ngành. Năm 2004 đã chứng kiến sự quan tâm xây dựng chính sách, kế

hoạch, tiêu chuẩn về EDI của các cơ quan quản lý nhà nước.

Trong năm 2004 nhiều công ty tin học trong nước cũng đã đẩy mạnh hoạt

động nghiên cứu, cung cấp dịch vụ liên quan tới vấn đề an toàn, bảo mật trong các giao dịch TMĐT với công nghệ PKI và một số tổ chức, đơn vị đã đi tiên phong

trong việc sử dụng công nghệ này trong các hoạt động chuyên môn trong bối cảnh chưa có văn bản pháp quy về chữ ký điện tử và chứng thực điện tử.

Nhiều công ty tin học đã ứng dụng mạnh mẽ phần mềm nguồn mở trong các hoạt động phát triển phần mềm phục vụ TMĐT. Tương tự như việc ứng dụng chữ

ký điện tử, doanh nghiệp đã đi tiên phong trong ứng dụng công nghệ tiên tiến khi nhà nước chưa có chính sách rõ ràng và sự hỗ trợ cần thiết.

Thanh toán điện tử đã tiến thêm một bước mới với hình thức phong phú nhưng thiếu tính hệ thốn.

1.2. Ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp

Kết quả khảo sát 303 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau cho thấy một tỉ lệ khá cao các doanh nghiệp đã có đầu tư bước đầu về ứng dụng CNTT, với 82,9% doanh nghiệp được hỏi có kết nối Internet và 25,3% đã thiết lập website. Có tới 16% các công ty có dự án phát triển TMĐT. Đây là tỷ lệ

khá cao trong bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam.

Trong lĩnh vực công nghiệp CNTT và dịch vụ CNTT, có tới 54% doanh nghiệp đã thiết lập website để bán hàng và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng, 100% doanh nghiệp đã sử dụng email trong các giao dịch kinh doanh.

Với sự phát triển mau lẹ của dịch vụ truy cập Internet băng rộng với giá phải chăng, cách truy cập Internet của các doanh nghiệp trong năm 2004 đã thay đổi lớn so với năm 2003. Cụ thể, trong số doanh nghiệp được khảo sát có tới 12,4% doanh nghiệp có đường truyền riêng, 53,9% sử dụng ADSL và chỉ còn 33,7% doanh nghiệp sử dụng dial-up.

Năm 2004 cũng chứng kiến sự thay đổi về cơ cấu đầu tư cho CNTT của các doanh nghiệp. Tỷ lệ đầu tư cho phần cứng, phần mềm và đào tạo của các doanh nghiệp được điều tra tương ứng là 62%, 29% và 12%. Thay vì chú trọng đầu tư vào phần cứng như trước đây, các doanh nghiệp đã đầu tư nhiều hơn cho phần mềm và

đào tạo. Tuy nhiên, số liệu điều tra cho thấy các tỷ lệ này còn chưa hợp lý và trong các năm tới cần đảo ngược tỷ lệđầu tư cho phần cứng và phần mềm.

Trong khi số doanh nghiệp xây dựng website tăng rất nhanh thì có sự phân tán lớn giữa các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh. Tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất thiết lập website thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Thực tế là các doanh nghiệp dịch vụ, không kể quy mô, hiện đang là lực lượng năng động nhất triển khai ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình.

Kết quả điều tra 230 doanh nghiệp có website cho thấy trên 90% website này mới chỉ dừng ở mức giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm. Khoảng trên 40% website có cung cấp thông tin về giá cả sản phẩm và cho phép liên hệđặt hàng. Tuy nhiên, số website cho phép thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng hoặc chuyển

khoản chỉ chiếm hơn 10%, phần lớn trong số này là các siêu thị trực tuyến và website cung cấp dịch vụ du lịch, ngân hàng, dịch vụ tin học và viễn thông.

Khi thiết lập website, 73,9% doanh nghiệp được hỏi cho biết đối tượng họ

hướng tới là các công ty và tổ chức, còn những doanh nghiệp chú trọng tới đối tượng đại chúng chiếm một tỷ lệ thấp hơn. Điều này phù hợp với xu thế chung của thế giới là TMĐT B2B chiếm ưu thế vượt trội so với B2C trong lựa chọn chiến lược kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp.

Đa số doanh nghiệp khi xây dựng website đã có ý thức quảng bá website của mình bằng nhiều hình thức như đăng ký website với một công cụ tìm kiếm trực tuyến, đăng ký vào danh bạ website do một tổ chức trong nước đứng ra tập hợp, quảng cáo website qua các phương tiện thông tin đại chúng và trao đổi liên kết (link) với những trang web khác. Tuy nhiên vẫn còn khoảng gần 20% doanh nghiệp chưa áp dụng biện pháp nào để quảng bá website.

Có tới 43,6% các công ty đánh giá chỉ mất dưới 2 năm để hoàn vốn cho đầu tư vào TMĐT, 39,7% cần 2 tới 5 năm. Chỉ có 16,7% các công ty đánh giá phải cần trên 5 năm để thu hồi vốn đầu tư. Như vậy, có thể thấy hiệu quảđầu tư cho TMĐT là cao.

Những hàng hoá và dịch vụ được giới thiệu, mua bán trên mạng nhiều nhất là: 1) những sản phẩm có độ tiêu chuẩn hoá cao như máy tính và linh kiện máy tính, thiết bị điện tử và viễn thông; 2) những sản phẩm có hàm lượng thông tin cao như sách báo, đĩa nhạc; 3) hàng hoá biểu trưng như vé máy bay, vé xem phim, thẻ

quà tặng; 4) hàng thủ công mỹ nghệ; và 5) văn hoá phẩm và quà tặng.

1.3. Sự phát triển của các chợ “ảo”

Đây là các website cung cấp dịch vụ trung gian mua bán hàng hoá dịch vụ. Những website này cung cấp dịch vụ trung gian mua bán được xây dựng không nhằm giới thiệu, quảng bá hay bán hàng của một công ty riêng lẻ, cũng không để bổ

sung cho hệ thống phân phối sẵn có của một công ty thương mại dịch vụ, mà nhằm tạo ra một không gian chung kết nối nhiều người mua và nhiều người bán. Tham gia vào các website này sẽ có nhiều nhà cung cấp hàng hoá hay dịch vụ, nắm quyền chủđộng tương đối cao với những thông tin sản phẩm của mình đưa trên chợ và có thể tự do tương tác với khách hàng là doanh nghiệp hoặc cá nhân cùng tham gia chợ.

Tình hình chung của các chợ “ảo” này trong năm 2004 là phát triển mạnh so với năm 2003 cả về số lượng, trình độ tổ chức, nền tảng công nghệ và hoạt động giao dịch thực tế tiến hành trên sàn. Nhìn chung hiệu quả kinh tế của các chợ này còn thấp, chưa đem lại nguồn thu cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Do đây là một lĩnh vực đầu tư mạo hiểm với thời gian hoàn vốn đòi hỏi khá dài, phần lớn doanh nghiệp triển khai dịch vụ sàn giao dịch điện tử phải dựa trên nền tảng là những hoạt động kinh doanh khác để tự nuôi sống mình.

Dấu hiệu tích cực là số chợ “ảo” hỗ trợ B2B tăng nhanh, đồng thời xu hướng C2C mới xuất hiện trong năm 2004 nhưng phát triển khá mau lẹ.

1.4. Môi trường pháp lý

Năm 2004 chứng kiến sự tích cực của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới TMĐT nhưng cuối cùng vẫn chưa có van bản quan trọng nào được ban hành. Những sự kiện đáng chú ý nhất liên quan tới việc tạo lập môi trường pháp lý trong năm 2004 liên quan tới việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật sau:

* Pháp lệnh Thương mại điện tử

Tháng 1 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ chỉđạo Bộ Thương mại chủ trì Dự

án Pháp lệnh TMĐT. Cuối năm 2003, Bộ Thương mại đã hoàn thành xong dự thảo cuối cùng (Dự thảo 6) của Pháp lệnh TMĐT và chuẩn bị thủ tục trình Chính phủ và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Văn bản này có mục đích tạo cơ sở pháp lý cho việc sử dụng thông điệp dữ liệu trong các hoạt động thương mại, từ đó gián tiếp thúc

đẩy các ứng dụng khác nhau của TMĐT. Cuối năm 2003, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2004, trong đó không có Pháp lệnh TMĐT. Nghị quyết đã bổ sung Dự án Luật Giao dịch điện tử vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XI (2002-2007). Tháng 10 năm 2004, Văn phòng Quốc hội đã thông báo ý kiến chỉđạo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc ngừng xây dựng Pháp lệnh TMĐT và thu hút nội dung Pháp lệnh vào Luật Giao dịch điện tử.

Có nhiều ý kiến khác nhau đối với quyết định ngừng ban hành Pháp lệnh TMĐT. Một số ý kiến cho rằng nên ban hành Pháp lệnh TMĐT vì đã hoàn thành về

cơ bản nội dung Dự thảo, mặt khác, việc thi hành Pháp lệnh trên thực tế sẽ là kinh nghiệm quý giúp cho việc xây dựng Luật GDĐT mang tính khả thi hơn.

* Luật Giao dịch điện tử

Đầu năm 2004, Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khởi động Dự án xây dựng Luật Giao dịch điện tử (GDĐT). Tới cuối năm 2004, Ban Soạn thảo đã hoàn thành Dự thảo 6. Nếu kế hoạch xây dựng Luật Giao dịch

điện tửđược thực hiện tốt thì cuối năm 2005 Quốc hội sẽ thông qua Luật này. Đây

được coi là thời điểm lịch sử của các giao dịch điện tử tại Việt Nam, bao gồm các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thương mại. Khi đó có thể coi thương mại điện tử

sẽ chuyển từ giai đoạn hình thành và được chấp nhận chính thức sang giai đoạn ứng dụng rộng rãi và phát triển.

* Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

Bộ luật Dân sự sửa đổi do Bộ Tư pháp soạn thảo, hiện đã hoàn thành dự thảo và trình lên Quốc hội. Dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Bộ luật này giữa năm 2005. Dù đã đề cập tới hình thức giao dịch điện tử nhưng Dự thảo còn chưa phân biệt sự khác nhau giữa hình thức giao dịch bằng văn bản và hình thức giao dịch bằng thông điệp dữ liệu. Hơn nữa, các quy định về thông điệp dữ liệu trong Bộ

luật Dân sựđược xây dựng khá độc lập với Luật GDĐT, điều này tiềm ẩn khả năng sẽ có sự không thống nhất trong cách tiếp cận cùng một vấn đề.

* Luật Thương mại (sửa đổi)

Bộ Thương mại đã trình Chính phủ và Quốc hội Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi), trong đó đưa ra nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ

liệu trong các hoạt động thương mại và yêu cầu Chính phủ hướng dẫn chi tiết khía cạnh kỹ thuật. Hiện Quốc hội đang xem xét Dự luật này và có khả năng sẽ thông qua trong kỳ họp giữa năm 2005.

Để cụ thể quy định mang tính nguyên tắc trong Luật Thương mại (sửa đổi) và Luật GDĐT, Bộ Thương mại đã đăng ký xây dựng Nghị định về TMĐT. Nghị định sẽ quy định chi tiết việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong các hoạt động thương mại. Theo kế hoạch, Nghịđịnh sẽđược trình Chính phủ cuối năm 2005, tạo cơ sở pháp lý cho các ứng dụng TMĐT.

* Nghịđịnh về chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử

Đây là văn bản rất quan trọng đối với việc đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch điện tử, trong đó có TMĐT. Nghị định này do Bộ Bưu chính Viễn thông chủ trì xây dựng sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển thị trường dịch vụ chứng thực điện tử qua việc thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký số trong các giao dịch

điện tử.

Xuất phát từ quan điểm cần có định hướng phát triển của nhà nước, Nghị định quy định khá chặt chẽđối với hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử. Còn khá nhiều ý kiến chưa thống nhất với các quy định trên, đặc biệt từ góc độ của các doanh nghiệp muốn tham gia kinh doanh dịch vụ chứng thực điện tử.

Bộ Bưu chính Viễn thông đã hoàn thành dự thảo Nghị định và trình Chính phủ vào tháng 12 năm 2004. Theo kế hoạch, Nghị định sẽ được ban hành trong năm 2005.

1.5. Các chính sách liên quan tới TMĐT

Trong năm 2004 các doanh nghiệp và cộng đồng sử dụng Internet tranh luận rất nhiều về các quy định trong hai văn bản pháp quy liên quan chặt chẽ tới Internet và TMĐT. Đó là Quyết định số 92/2003/QĐ-BCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành ngày 26/5/2003 Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet. Những vấn đề chưa hợp lý liên quan tới sở hữu tên miền và các quyền liên quan như mua bán, quyền sở hữu trí tuệ như thương hiệu và chỉ dẫn địa lý, thủ tục đăng ký tên miền, giải quyết tranh chấp và phí đăng ký và sử dụng tên miền.

Văn bản thứ hai là Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT ngày 10/10/2002 của Bộ Văn hoá Thông tin về Quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet. Chính vì các quy định không phù hợp với thực tiễn nhưng lại không được cơ quan ban hành lắng nghe dư luận và sửa đổi nên Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT là một trong những ví dụđiển hình về việc coi thường pháp luật của doanh nghiệp. Hầu hết các website vẫn tồn tại và phát triển mà không cần tới giấy phép của Bộ Văn hoá Thông tin. Tuy nhiên, mọi doanh nghiệp và cá nhân muốn có một quy định mới, tránh cho họ tình trạng luôn luôn vi phạm pháp luật.

1.6. Vai trò của nhà nước

Báo cáo Hiện trạng phát triển thương mại điện tử năm 2003 đã nêu bật bốn kiến nghị của doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy

mạnh mẽ TMĐT ở Việt Nam. Bốn kiến nghị đó là: 1) tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho TMĐT; 2) Ban hành các chính sách hỗ trợ cho ứng dụng và triển khai

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo thương mại điện tử năm 2004 - 2 ppt (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)