- Tình trạng vi phạm bản quyề nở Việt Namr ất cao, các phần mềm thường
o Giải pháp hệ thống: the mô hình Cổng gia tiếp thông tin điện tử đối với phần quản trị nội dung và hệ thống CSDL thông tin chạy trên môi trườ̀ng Windws Vì vậy, tính mở của hệ
dung và hệ thống. CSDL thông tin chạy trên môi trườ̀ng Windows. Vì vậy, tính mở của hệ
thống ở phần quản trị nội dung và hệ thống là rất cao. o Hệ quản trị CSDL: IBM DB2.
o Web server: WebSphere Application Server và hỗ trợ Java, Servlet engine, JSPs và EJB Services xử lý thông tin trao đổi và các yêu cầu của nguời dùng, kết hợp với các Java APIs Services xử lý thông tin trao đổi và các yêu cầu của nguời dùng, kết hợp với các Java APIs (Java Message Service - JMS, Java Naming and Directory Interface - JNDI,…). Kết nối với hệ cơ sở dữ liệu bằng JDBC hỗ trợ nhiều driver cho nhiều loại cơ sở dữ liệu khác nhau.
1.3.3. Website đấu giá (TMĐT C2C)
Đấu giá trực tuyến là một hình thức thương mại điện tử C2C khá đặc thù. Trên thế giới đã có những mô hình kinh doanh dịch vụ này đạt thành công vang dội như eBay, Amazon, UBid... Trong năm 2004, ở Việt Nam cũng xuất hiện một số
website đấu giá trực tuyến do các doanh nhân trẻ (đa số đã từng ở nước ngoài) lập nên, với thiết kế mang tính chuyên nghiệp cao và ý tưởng kinh doanh khá táo bạo. Tuy nhiên, như các doanh nhân này cho biết, họ chưa thể thu hồi vốn đầu tư từ hoạt
động của website trong ít nhất hai năm đầu. Thành công của những sàn đấu giá này sẽ phụ thuộc vào quy mô thị trường mà nó tạo lập được. Số người tham gia sàn càng đông thì hàng hoá càng phong phú và khi đó mới có khả năng phát sinh được giao dịch thực tế trên sàn. Nhưng với nhận thức và kỹ năng TMĐT như hiện nay của người tiêu dùng thì vẫn còn rất nhiều hoạt động quảng bá tuyên truyền cần phải làm đểđạt được mục tiêu đề ra về số lượng người tham gia vào các sàn này.
Sàn đấu giá trực tuyến của công ty Heya khai trương vào tháng 10 năm 2004, sau một thời gian ngắn hoạt động số thành viên đăng ký đã lên tới 1.600 người. Tuy nhiên, như giám đốc công ty cho biết, lượng giao dịch thực tế trên sàn hiện vẫn chưa đáng kể, nhiều mặt hàng đưa ra được đặt giá quá cao nên không kích thích người mua trả giá. Hơn nữa, chủng loại mặt hàng cũng chưa phong phú, nhiều thành viên chưa có ý định mua bán nghiêm chỉnh mà chỉ coi đây như một sân chơi thử nghiệm. Tất cả những yếu tố này gây khó khăn không nhỏ cho việc xây dựng một thị trường thật sự lành mạnh và mang tính cạnh tranh để người tiêu dùng yên tâm lựa chọn.
Hiện nay, sàn giao dịch chưa thu phí thành viên. Chiến lược của công ty là thu hút càng đông người tham gia sàn càng tốt, mục tiêu phấn đấu đạt con số
10.000 thành viên đăng ký, với ý tưởng tạo một nguồn hàng phong phú đủ để làm phát sinh các giao dịch thực tế. Khi đó, sàn giao dịch có thể bắt đầu thu phí thành viên và tính đến những bước tiếp theo của chiến lược kinh doanh dài hạn.
1.4. Tính chuyên môn hóa
Trừ hai chợ công nghệ của Bộ KH-CN và Sở KH-CN thành phố Hồ Chí Minh, các sàn TMĐT của Việt Nam hiện nay đều được xây dựng theo mô hình sàn tổng hợp, cho phép doanh nghiệp thành viên đưa lên giới thiệu các sản phẩm thuộc nhiều nhóm ngành hàng khác nhau. Lựa chọn cấu trúc này khiến cho nhiều sàn giao dịch có tính năng giống như một siêu thị trực tuyến, chưa phát huy được hết thế
mạnh của mô hình TMĐT B2B. Khởi nguồn của các sàn giao dịch B2B là nhằm tối
ưu hoá quy trình cung ứng trong một ngành sản xuất bằng cách kết nối các thành viên thuộc cùng hệ thống, tăng độ tập trung của thị trường và giảm chi phí tìm kiếm
đối tác cho các bên tham gia. Bằng cách xây dựng những sàn TMĐT chuyên sâu về
một hoặc một số ngành hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau (ví dụ các ngành bông nguyên liệu, dệt may, phụ liệu), người mua và người bán sẽ tránh được hao tổn chi phí để tìm kiếm đối tác và nguồn hàng, rút ngắn thời gian tạo ra sản phẩm cuối cùng, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất. Xã hội cũng được lợi vì một thị trường có độ tập trung thông tin cao sẽ mang tính cạnh tranh cao, giá cả không bị bóp méo và do đó chi phí sản xuất toàn xã hội cũng được tối ưu hoá.
Với những lý do trên, các sàn TMĐT phân theo nhóm hàng và ngành sản xuất hiện đang là mô hình được nhiều nước phát triển lựa chọn. Ví dụ, tại Hàn Quốc, một trong những quốc gia có trình độ phát triển CNTT và TMĐT hàng đầu thế giới, thống kê được trong 2.896 sàn TMĐT có tới 2.451 sàn chuyên doanh20. Ở
Việt Nam, sàn TMĐT mang tính chuyên môn hoá đầu tiên – “Chợ công nghệ” Techmart – chỉ xuất hiện từ năm 2002, do Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh chủ trì xây dựng.