6. Các chính sách liên quan tới cung cấp dịch vụ gắn với TMĐT
6.2. Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử tại Việt Nam đang trong giai đoạn thử nghiệm ứng dụng, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới với Dự án "Hiện đại hoá ngân hàng và các hệ thống thanh toán", được khởi động từ tháng 5/1994, bắt đầu thực hiện từ năm 1997 và hoàn thành giai đoạn I vào cuối năm 2003. Năm 2004 Dự án này tiếp tục
được triển khai tại một số ngân hàng thương mại. Các thử nghiệm ban đầu tạo cơ
sở cho Ngân hàng Nhà nước ban hành một số văn bản thừa nhận chứng từ điện tử
và chữ ký điện tử áp dụng cho một số nghiệp vụ thanh toán nội bộ hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, nhóm văn bản này chưa mở rộng áp dụng ra ngoài hệ thống các ngân hàng. Trước năm 2004 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một số văn bản liên quan tới thanh toán điện tử. Trong năm 2004 không có văn bản mới nào về lĩnh vực này được ban hành.
- Thông tư số 08/2003/TT-NHNN ngày 5/8/2003 hướng dẫn thực hiện một số
quy định tại Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về
Internet. Các tổ chức tín dụng phải xin giấy phép từ Ngân hàng Nhà nước khi xây dựng hệ thống thông tin xử lý các nghiệp vụ tài chính - ngân hàng.
- Quyết định số 543/2002/QĐ-NHNN ngày 29/5/2002 Ban hành quy định về
xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.
- Quyết định số 309/2002/QĐ-NHNN ngày 9/4/2002 về việc ban hành Quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng.
- Quyết định số 44/2002/QĐ-TTg ngày 21/3/2002 về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừđiện tử liên ngân hàng (được sửa đổi, bổ sung Khoản 1,
Điều 1 bằng Quyết định số 456/2003/QĐ-NHNN ngày 12/5/2003); Quyết định số
457/2003/QĐ-NHNN ngày 12/5/2003 về việc ban hành Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừđiện tử liên ngân hàng (thay thế Quyết định số 212/2002/QĐ- NHNN ngày 20/3/2002).
Một số ngân hàng đã triển khai dịch vụ thanh toán điện tử cho khách hàng như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương. Những ngân hàng này tự
điều khoản giới hạn trách nhiệm của mình khi tranh chấp xẩy ra, vì vậy chưa thực sự tạo niềm tin cho người sử dụng dịch vụ.
Hộp 2.7
Một dịch vụ thanh toán trực tuyến
Dịch vụ thanh toán trực tuyến của Ngân hàng Á Châu (ACB)
ACB cung cấp dịch vụ Homebanking (eBanking) qua website www.acb.com.vn, người sử dụng dịch vụ có thể thông qua website để thực hiện các tiện ích như chuyển khoản, thanh toán hoá đơn, chuyển tiền hoặc xem số dư tài khoản. Khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến của ACB chủ yếu do tin tưởng vào uy tín của Ngân hàng và sẽ dựa vào các thông tin hướng dẫn và cam kết bảo mật trên website. Về mặt pháp lý, nếu có tranh chấp thì sẽ căn cứ vào quy chế của ACB, do ACB tự soạn thảo, để xử lý.
Đây cũng là tình trạng chung của các dịch vụ thanh toán trực tuyến của những ngân hàng khác như
Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng ANZ, v.v... Điều này gây e ngại cho khách hàng vì họ sợ rằng các ngân hàng sẽ tự xây dựng những quy chế chỉ có lợi cho riêng ngân hàng, trong khi môi trường Internet tiềm ẩn nhiều rủi ro khó đoán định trước.
Thanh toán điện tử là lĩnh vực có sự tham gia rộng rãi của nhiều chủ thể
kinh tế, bên cạnh các tổ chức tín dụng. Việc thừa nhận giá trị pháp lý của các giao dịch có thanh toán điện tử sẽ nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của ngành ngân hàng. Vì vậy, cần xây dựng một văn bản do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành mới đủ hiệu lực áp dụng toàn diện. Dự kiến, sau khi Luật Giao dịch điện tử được thông qua sẽ có một nghị định hướng dẫn riêng cho lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Nghị định này sẽ thừa nhận giá trị pháp lý của các chứng từ và chữ ký điện tử sử dụng trong mọi giao dịch tài chính điện tử, trong đó có thanh toán điện tử.