Siêu thị trực tuyến (bán hàng tổng hợp)

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo thương mại điện tử năm 2004 - 2 ppt (Trang 69 - 74)

- Tình trạng vi phạm bản quyề nở Việt Namr ất cao, các phần mềm thường

2.2. Siêu thị trực tuyến (bán hàng tổng hợp)

Siêu thị trực tuyến được tách riêng ra khỏi nhóm website công ty do đây là một hình thái phát triển khá chuyên biệt của mô hình kinh doanh TMĐT B2C. Trên thế giới, các website bán hàng tổng hợp hiện là xu thế vượt trội, chiếm từ 60% đến 70% doanh số bán lẻ qua Internet ở những nước có nền TMĐT phát triển. Còn ở

Việt Nam, các siêu thị trực tuyến hiện cũng đang là mô hình ứng dụng B2C năng

động và thu hút nhiều sự quan tâm nhất của dư luận cũng như người tiêu dùng.

Đặc thù của loại hình siêu thị trực tuyến là sản phẩm giới thiệu trên website do nhiều nhà sản xuất khác nhau cung cấp, nhưng đơn vị quản lý website sẽ chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tiến hành giao dịch với khách hàng, và tổ chức khâu phân phối sản phẩm. Ở Việt Nam, đây hiện là những website gần hơn cả với tiêu chuẩn website TMĐT của thế giới, xét về nền tảng kỹ thuật khá tiên tiến, thông tin

đa dạng cập nhật, lượng giao dịch tương đối cao và tạo ra doanh thu thực tế cho doanh nghiệp chủ trì website.

Hình 3.9 0,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 100,00% Thông tin sản phẩm Thông tin giá cả Đặt hàng trực tuyến Thanh toán trực tuyến Dvụ khách hàng So sánh các tính năng TMĐT

của nhóm website công ty và siêu thị trực tuyến

Mặc dù chỉ chiếm hơn 5% trong tổng số website doanh nghiệp, các siêu thị

trực tuyến đang là hình thức ứng dụng TMĐT B2C hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển, do những lợi thế sau mà các website bán hàng công ty không có được:

- Chủng loại sản phẩm phong phú, đáp ứng được các nhu cầu mua sắm đa dạng tại một điểm dừng duy nhất, tiết kiệm thời gian tìm kiếm và truy nhập Internet cho khách hàng.

- Thông tin giá cả và sản phẩm được cập nhật, tiện cho việc so sánh đối chiếu giữa các chủng loại mặt hàng khác nhau

- Đơn vị quản lý những website dạng này thường có đội ngũ giao hàng tận nơi

để hoàn tất quy trình giao dịch bắt đầu từ khâu đặt hàng qua thông tin trên web.

Bảng 3.12

Giới thiệu một số siêu thị trực tuyến của Việt Nam

Công ty TNHH G.O.L Co. www.golmart.com.vn

Vietnamshops.com www.vietnamshops.com

Công ty Tư vấn và Đầu tư P.H.I www.camnangmuasam.com

Công ty VietNet www.netasie-shop.com/

Trung tâm tin học Bưu điện Cần Thơ http://shopping.cantho1260.net

Công ty TNHH TM&DV mua bán http://muaban.netcenter-vn.net

Công ty TNHH Dịch vụ và Siêu thị tại nhà www.sieuthitainha.com.vn/

Nhà sách Tiền Phong www.tienphong-vdc.com.vn

Siêu thịđiện máy Chợ Lớn http://stdienmay.netcenter-vn.net

Trung tâm điện máy và nội thất Thiên Hoà www.thienhoaelectric.com/

Công ty H&B Co., Ltd www.megabuy.com.vn/

Công ty phát triển Tin học và Công nghệ DTIC www.dtic.com.vn Công ty cổ phần dịch vụ thương mại EQ www.eqmuaban.com

Công ty TGN www.westcom.com.vn

Công ty TNHH NetCom www.netcom.com.vn

Công ty Thuận Quốc www.thuanquoc.com.vn

Công ty Vĩnh Trinh www.vinhtrinh.com.vn

Công ty CP kinh doanh máy và thiết bị phụ

tùng www.seatech.com.vn

Quy trình kinh doanh đặc thù của một siêu thịảo:

- Thông tin về mặt hàng: Doanh nghiệp đăng tải thông tin giới thiệu mặt hàng lên trang web của mình. Thông tin được chia theo danh mục mặt hàng hoặc doanh nghiệp, ứng với mỗi mặt hàng có giới thiệu chi tiết về chất lượng, giá cả, điều kiện mua hàng.

- Lựa chọn hàng: Người tiêu dùng tìm hàng hoá mình cần rồi nhập vào giỏ

hàng điện tử, phần mềm giỏ hàng sẽ giúp khách hàng tính tiền.

- Chấp nhận mua hàng: Người mua nhập các thông tin liên hệ (địa chỉ, sốđiện thoại, email, v.v...) rồi gửi thông điệp chấp nhận mua hàng (nhấn vào nút thanh

- Xác thực đơn hàng: Siêu thị sẽ kiểm chứng việc mua hàng bằng cách gọi

điện thoại xác nhận lại với khách hàng. Trong tương lai nếu có một hệ thống chứng thực điện tử cho phép xác thực được người gửi thông điệp thì Công ty bán hàng sẽ

có thể bỏ qua khâu này.

- Thanh toán: khách hàng thanh toán cho đơn hàng bằng nhiều phương thức khác nhau như trực tiếp (trả tiền khi nhận được hàng); qua ngân hàng (chuyển khoản, thẻ tín dụng hoặc thẻ trả trước); chuyển tiền bưu điện... Phương thức thanh toán trực tiếp với người giao hàng hiện đang được sử dụng phổ biến hơn cả.

- Dịch vụ hậu mãi: hàng hóa bán trên siêu thị trực tuyến có chế độ bảo hành giống nhưở các cửa hàng kinh doanh thông thường. Giấy bảo hành (thường là của nhà sản xuất) được phát khi giao hàng, ngoài ra chủ siêu thị không chịu thêm bất kỳ

trách nhiệm nào với những hàng hóa đã giao.

Hình 3.10

Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia xây dựng các siêu thị trực tuyến Công ty dịch vụ khác; 35% Công ty Thương mại; 65%

Một điểm đáng lưu ý là hiện nay chưa có tập đoàn kinh doanh siêu thị nào ở

Việt Nam thiết lập một hệ thống bán hàng song hành trên mạng. Các website siêu thị trực tuyến thường do một trong hai đối tượng doanh nghiệp sau đứng ra tổ chức: - Các công ty thương mại, sẵn có trong tay một mạng lưới cung ứng và nguồn hàng ổn định. Khi đó siêu thị trực tuyến sẽ giống như một cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm mở rộng. Lợi thế của những công ty này là tự chủ được về

nguồn hàng vì duy trì quan hệ thường xuyên với các nhà cung cấp của kênh bán hàng truyền thống. Nhưng cũng vì dựa trên mạng lưới phân phối sẵn có cho hoạt

động kinh doanh của công ty, chủng loại mặt hàng trên website sẽ phần nào bị hạn chế. Phổ biến nhất hiện nay là những “Siêu thị máy tính” và “Siêu thị điện máy” do các công ty kinh doanh thiết bị tin học và điện tử lập ra.

Hộp 3.5

Minh họa về siêu thị trực tuyến của một công ty thương mại

Siêu th thiết b văn phòng www.megabuy.com.vn ca Công ty H&B Co., Ltd

H&B Co., Ltd là công ty chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị văn phòng, trường học và thiết bị viễn thông. Công ty có một văn phòng và hai cửa hàng tại Hà Nội, cùng một đội ngũ nhân viên khoảng trên 20 người. Website www.megabuy.com.vn được khai trương vào tháng 10/2004 như một kênh bán lẻ mở rộng: ngoài nguồn hàng do công ty tự sản xuất hay nhập khẩu, phân phối chính, trên website còn giới thiệu sản phẩm của một số công ty thiết bị tin học và máy văn phòng khác mà H&B Co., Ltd được ủy quyền làm đại lý phân phối trên thị trường.

Khi nhận được đơn đặt hàng, nhân viên H&B sẽ liên hệ với công ty đối tác, cử người đến lấy hàng rồi giao cho khách và hưởng phần hoa hồng trên giá gốc sản phẩm. Ngoài đội ngũ nhân viên vận chuyển, lắp đặt của công ty, H&B còn đăng ký dịch vụ COD (Cash on Delivery – nhờ thu khi giao hàng) với Bưu điện thành phố Hà Nội để chuyển phát những đơn hàng có kích thước lớn hoặc khoảng cách xa. Tuy nhiên, do cước vận chuyển còn tương đối cao (chiếm từ 1-2% giá trị bưu kiện), đây chưa thực sự là một phương thức phân phối hiệu quả cho hoạt động kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp.

Trên website hiện có khoảng gần 3000 sản phẩm, trong đó vài trăm mặt hàng có giá cả thường xuyên biến động và phải liên tục cập nhật, đặt dưới quyền quản lý của 3 nhân viên. Lãnh đạo công ty cho biết, từ khi khai trương trang web, lượng khách hàng gọi điện thoại hỏi về sản phẩm tăng 20% và ước đoán giao dịch trên website sẽđạt tốc độ tăng bình quần 5-10%/năm. Tuy nhiên, chưa có thống kê chính xác về số đơn hàng phát sinh, lượng giao dịch thực tế và phần trăm đóng góp cho doanh thu của các sản phẩm giới thiệu trên website. Có khoảng 50% đơn đặt hàng qua mạng không xuất phát từ ý định mua hàng nghiêm túc.

- Nhóm đối tượng thứ hai tham gia xây dựng loại hình siêu thị trực tuyến là những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ có liên quan như vận tải giao nhận, tiếp thị quảng cáo, bưu chính viễn thông… Dựa trên thế mạnh là lực lượng vận chuyển sẵn có hoặc quan hệ đối tác với một số nhà cung cấp, những công ty này thiết lập các siêu thị điện tử như một lĩnh vực kinh doanh mở rộng nhằm tạo thêm doanh số cho công ty mà không cần đầu tư vào hệ thống cửa hàng kho bãi. Điển hình cho loại đối tượng này là Công ty TNHH Công nghệ Thông tin G.O.L, Công ty Tư vấn và Đầu tư P.H.I, Công ty VietNet, Trung tâm tin học Bưu

điện Cần Thơ, và sắp tới là Công ty Tin học bưu điện Sài Gòn (Netsoft).

Hộp 3.6

Minh họa về siêu thị trực tuyến của một công ty hoạt động dịch vụ

Mô hình thành công: siêu thđin twww.golmart.com.vn

Công ty TNHH TM-DV Công nghệ Thông tin G.O.L thành lập vào tháng 4/2002, có chức năng kinh doanh trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin như sản xuất và cung cấp các phần mềm quản lý chuyên dụng, tư vấn các giải pháp quản lý tổng thể bằng CNTT, thiết kế in ấn các sản phẩm quảng cáo, catalog điện tử, tổ chức hội chợ, xúc tiến thương mại...

Siêu thị điện tử www.golmart.com.vn ra đời vào cuối năm 2003 trên nền kỹ thuật là những giải pháp TMĐT do chính G.O.L thiết kế, dựa vào mạng lưới các nhà cung cấp mà công ty đã tạo lập quan hệđối tác từ những lĩnh vực kinh doanh khác, và kết hợp với sức mạnh của hệ thống vận tải

Sau hơn một năm hoạt động, danh mục sản phẩm trên Golmart đã được mở rộng lên 7500 sản phẩm, số tài khoản đăng ký đạt trên 300 thành viên (bao gồm cả doanh nghiệp và cá nhân). Định hướng siêu thị bán lẻđã trở nên rõ nét hơn với việc doanh số từ các đơn hàng của doanh nghiệp giảm và của cá nhân tăng lên. Công ty cũng tạo được các quan hệđối tác bền vững hơn với một số

nhà cung cấp (thể hiện qua những chương trình khuyến mãi và hợp đồng đại lý trực tiếp mà G.O.L

được chỉđịnh, như với Unilever hay Thái Tuấn). Với chiến lược kinh doanh nhằm vào cộng đồng người Việt ở nước ngoài (mua hàng cho người thân ở Việt Nam) và lấy các chương trình khuyến mãi làm điểm thu hút khách, với chính sách giao hàng tận nơi trong vùng phục vụ miễn phí mà không giới hạn giá trịđơn đặt hàng, hiện Golmart đang có mức giao dịch thực hiện khá cao (bình quân từ 50 đến 70 đơn hàng/ngày).

Mặc dù những lợi thế căn bản như chi phí đầu tư thấp (không phải thuê không gian trưng bày sản phẩm, không phải dự trữ sẵn nguồn hàng...) và yếu tố vận hành kỹ thuật cũng không quá phức tạp, hình thức kinh doanh siêu thị trực tuyến hiện vẫn chưa đưa lại hiệu quả thực tế do một số khó khăn căn bản sau:

- Phương thức bán hàng trực tuyến chỉ phù hợp với đối tượng khách hàng ít thời gian dành cho mua sắm và đã quen tiếp xúc với các ứng dụng công nghệ thông tin. Phần lớn người tiêu dùng hiện vẫn chưa có thói quen mua hàng qua mạng và chưa tin cậy vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ mua theo phương thức này.

- Thủ tục mua bán còn phức tạp do người quản lý website phải kiểm chứng độ

tin cậy của từng đơn đặt hàng bằng phương pháp thủ công (gọi điện thoại, gửi fax hoặc email) trước khi tiến hành xử lý đơn hàng.

- Hệ thống thanh toán của các ngân hàng Việt Nam hiện nay chưa hỗ trợ tốt cho thanh toán trực tuyến. Thói quen dùng thẻ của người dân cũng chưa được hình thành.

Nhằm khắc phục trở ngại về thanh toán, một số siêu thị trực tuyến đã giới thiệu nhiều hình thức thanh toán khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Ví dụ siêu thị

Golmart của công ty G.O.L đưa ra cho khách hàng 9 phương thức thanh toán khi mua hàng: từ tiền mặt, chuyển khoản, dịch vụ chuyển tiền, cho đến thẻ tín dụng, thẻ

ghi nợ, thẻ trả tiền trước, và các loại thẻ khác. Việc phân tán nguồn lực thời gian và con người để giải quyết khâu thu tiền theo nhiều cách thức khác nhau như vậy khiến hiệu quả kinh doanh đạt được thấp, chưa kể gây khó khăn cho quy trình kế

Về phía người tiêu dùng, phương thức mua hàng trực tuyến cũng chưa thực sự hấp dẫn do giá cả hàng hóa trên website thường cao hơn bên ngoài và cơ chế định giá cũng chưa linh hoạt. Nhiều siêu thị trực tuyến chỉ chấp nhận những đặt hàng có giá trị vượt trên một ngưỡng nhất định. Chằng hạn, siêu thị Tiền Phong VDC không nhận giao những đơn hàng dưới 50.000đ. Điều này có thể gây tâm lý không thoải mái cho khách hàng khi lần đầu tiếp cận với dịch vụ và do đó không tạo động lực để quay lại lần thứ hai.

Như đã giới thiệu ở trên, thị trường siêu thị trực tuyến hiện vẫn chưa có sự

tham gia của những nhà kinh doanh siêu thị thực sự. Các siêu thị trực tuyến đa phần do những công ty thương mại - dịch vụ với quy mô nhỏ và nguồn hàng tương đối hạn chếđứng ra tổ chức. Hiện nay một số tập đoàn siêu thị đang xem xét việc xây dựng các siêu thị trực tuyến để mở rộng thêm kênh bán hàng, như hai hệ thống siêu thị Maximark và Saigon CoopMart ở Tp. Hồ Chí Minh. Có thể tin rằng đến khi những siêu thị lớn vào cuộc, với thế mạnh của hệ thống phân phối sẵn có, nguồn hàng đa dạng và tiềm lực tài chính dồi dào, người mua hàng trên Internet sẽ có nhiều lựa chọn cũng như tiện ích hơn khi tìm tới các siêu thị trực tuyến đểđáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao của mình.

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo thương mại điện tử năm 2004 - 2 ppt (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)