Đầu tư phát triển là lĩnh vực không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị kinh tế cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân của bất kỳ quốc gia nào. Nó có ư nghĩa quyết định đến việc tăng trưởng kinh tế nói chung, tiềm lực sản xuất kinh doanh của từng đơn vị kinh tế nói riêng và là điều kiện cơ bản để tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của mọi thành viên trong xă hội.
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực tại vốn cho đầu tư phát triển c̣n rất hạn hẹp, những năm qua Nhà nước đă có nhiều h́nh thức huy động vốn trong nước, nước ngoài cho đầu tư phát triển đất nước. Trong đó tín dụng nhà nước là một biện pháp đă được sử dụng có hiệu quả góp phần bù đắp những thiếu hụt của NSNN trong điều kiện NSNN c̣n bội chi lớn đồng thời với chính sách ưu đăi về lăi suất và thời hạn cho vay, tín dụng nhà nước là một công cụ tài chính quan trọng để kích thích sản xuất, điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo định hướng phát triển các vùng lănh thổ các ngành kinh tế trọng điểm của Nhà nước.
Để công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước có hiệu quả trong những năm tới, tăng cường huy động mọi nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát triển, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Nhanh chóng hoà nhập với cộng đồng quốc tế là một nhiệm vụ có ư nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 (tháng 6/1996) đă chỉ rơ ỎTrong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo đường lối đổi mới Đảng và Nhà nước chủ trương huy động mọi nguồn vốn trong nước và ngoài nước để đầu tư phát triển, trong đó nguồn vốn trong nước có ư nghĩa quyết định, nguồn vốn bên ngoài có ư nghĩa quan trọng, kết hợp tiềm năng sức mạnh bên trong với khả năng có thể tranh thủ bên ngoài Ơ.
Để công tác huy động vốn trong nước đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, góp phần tích cực vào ổn định tiền tệ và kiềm chế lạm phát là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách của nền kinh tế
nước ta hiện nay. Trên cơ sở hoạt động hiện tại của KBNN Hà Nội, huy động vốn cho đầu tư phát triển thông qua phát thành trái phiếu Chính phủ ở Hà Nội, c̣n có tiềm năng rất lớn, nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư cần phải tiến hành điều tra, khảo sát một cách có hệ thống. Những kết quả của việc phát hành tín phiếu, trái phiếu KBNN cho đầu tư phát triển trong những năm qua ở địa bàn Hà Nội năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước và luôn vượt kế hoạch của KBNN trung ương giao. Nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cưở Hà Nội vẫn c̣n khá phong phú có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng chưa được huy động khai thác một cách có hiệu quả. Với lợi thế nhân dân ta có truyền thống yêu nước, có tinh thần đoàn kết nhất trí cao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, dân ta có ư thức tiết kiệm. Do vậy việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần phải đảm bảo lợi ích cho cả 2 phía nhà nước và nhân dân, tạo thuận lợi cho dân bỏ vốn đầu tư bằng h́nh thức trái phiếu Chính phủ trong lúc nhàn rỗi cũng như lúc người dân cần sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi đó.
Đối với nguồn vốn trong thanh toán: Cùng với việc tổ chức, khai thác huy động vốn cho đầu tư phát triển chúng ta không thể bỏ qua công tác quản lư, sử dụng vốn v́đây là khâu cơ bản nhất, quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả của vốn đầu tư. Với Hà Nội là thủ đô của một đất nước th́ công tác quản lư, sử dụng vốn đầu tư không tốt sẽ sảy ra t́nh trạng lăng phí vốn đầu tư và không phát huy được hiệu quả tích cực của nó, hoặc là chính nó cũng sẽ gây sức ép tới việc cân đối thu, chi NSNN.
Tuy vậy, nh́n về tương lai với tốc độ tăng trưởng kinh tế như nước ta hiện nay nói chung và tăng trưởng kinh tế như Hà Nội nói riêng, chúng ta có thể khẳng định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn bởi v́: “Nguồn vốn trong nước có ư nghĩa quyết định, nguồn vốn bên ngoài có ư nghĩa quan trọng”. Khả năng nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư và trong các doanh nghiệp c̣n rất lớn, chúng ta sẽ có điều kiện tốt nhất để huy động vốn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xă hội. Điều cơ bản và rất quan trọng là chính sách phát triển khuyến khích đầu tư (lăi suất, thời hạn) hợp lư cho từng giai đoạn, cho từng thời kỳ và hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, khơi dậy ḷng yêu nước, tự hào dân tộc để cho mọi tầng lớp dân cư hiểu được “mua trái
phiếu Chính phủ là ích nước lợi nhà” góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.