Du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Tam Đả o

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo "Vườn quốc gia Tam Đảo, vai trò và tầm quan trọng đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường của đồng bằng bắc bộ và Việt Nam" pdf (Trang 56 - 59)

I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢ O

5. VÙNG DỰ ÁN TAM ĐẢO 2, HIỆN TRẠNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ BẢO

5.4. Du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Tam Đả o

Có thể nói rằng Du lịch sinh thái đối với VQG Tam Đảo không phải là vấn đề mới. Ngay từ năm 1914, người Pháp đã giới thiệu Trạm nghỉ mát mùa hè Tam Đảo (tên của thị trấn Tam Đảo lúc bấy giờ) như là một vùng thiên nhiên đẹp với các tuyến đi nguyên sơ nhưng rất thuận tiện cho việc khảo cứu động thực vật và thưởng ngoạn cảnh rừng. Đối với vùng Tam Đảo 2, sau khi được phát hiện vào năm 1940 người Pháp đã làm con đường mòn từ Tam Đảo 1 sang Tam Đảo 2 dùng cho đi bộ, tham quan nghiên cứu động, thực vật và tuần rừng, song do thời gian đã bị sạt lở, xuống cấp.

Ngay trong quyết định thành lập VQG, nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục phổ cập lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ rừng cho nhân dân, tạo môi trường tốt phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, du lịch và nghỉ mát đã được xác định và được VQG thực hiện khá thành công. Tuy không ồn ào nhưng hàng năm VQG đã tạo điều kiện cho gần 200 sinh viên ngành sinh học của hai khoa đào tạo sinh học hàng đầu là Khoa sinh ĐHKHTN và Khoa Sinh-kỹ thuật nông nghiệp ĐHSP Hà Nội 1 thực tập khảo sát

thiên nhiên. Hợp tác, tạo điều kiện cho các nhà khoa học quốc tế nghiên cứu sinh học, lâm học đã được chú ý thực hiện. Về thực chất đó cũng là hoạt động du lịch sinh thái.

Hình 5.9. Sinh viên ĐHKHTN thực tập sinh học tại VQG Tam Đảo

Hình 5.10. Các nhà khoa học ĐHTH Tokyo nghiên cứu thực vật tại đỉnh Rùng Rình

Gần đây (2004) VQG cũng đã chủ động lập Dự án xây dựng - phát triển du lịch sinh thái và giáo dục môi trường tại VQG Tam Đảo, thực thi trong giai đoạn 2005 - 2010. Sự chủ động này là cách làm tốt để Du lịch sinh thái hoạt động theo đúng ý nghĩa của nó, phù hợp với các luật bảo tồn và luật du lịch. Cơ quan này cũng đặt vấn đề liên doanh liên kết để phát triển du lịch sinh thái. Có lẽ chỉ bằng cách như vậy thì sự phát triển du lịch sinh thái mới thực chất và mới có thể phát triển bền vũng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Đặng Văn Bào, 2006: Nghiên cứu địa hình, địa mạo khu vực Tam Đảo 2 (Báo cáo chuyên đề cho Dự án Tam Đảo 2). Hà Nội, 2006.

2. Lê Huy Cường, 2006: Xây dựng bản đồ sinh thái thảm thực vật rừng khu vực Tam Đảo 2. (Báo cáo chuyên đề cho Dự án Tam Đảo 2). Hà Nội, 2006.

3. Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Xuân Nghĩa, 2006: Kết quả điều tra khu hệ thú của Vườn quốc gia Tam Đảo; Tạp chí Sinh học, 28(3): 9-14. 4. Hội đồng hương Tam Đảo ở Hà Nội, 1994: Tam Đảo, Khu nghỉ mát Tam Đảo.

Hà Nội, 1994

5. Lê Vũ Khôi, 2006a: Khu hệ Bò sát, đánh giá những giá trị bảo tồn tại khu vực Tam Đảo 2. (Báo cáo chuyên đề cho Dự án Tam Đảo 2). Hà Nội, 2006.

6. Lê Vũ Khôi, 2006b: Khu hệ Lưỡng cư, đánh giá những giá trị bảo tồn tại khu vực Tam Đảo 2. (Báo cáo chuyên đề cho Dự án Tam Đảo 2). Hà Nội, 2006.

7. Lê Vũ Khôi, 2006c: Tính đặc hữu địa-động vật, đánh giá những giá trị bảo tồn tại khu vực Tam Đảo 2. (Báo cáo chuyên đề cho Dự án Tam Đảo 2). Hà Nội, 2006. 8. Đặng Mai, 2006: Địa chất và vỏ phong hóa khu vực Tam Đảo 2. (Báo cáo chuyên

đề cho Dự án Tam Đảo 2). Hà Nội, 2006.

9. Monatyrskii A.L., Vũ Văn Liên, Đặng Thị Đáp, 2000: Khu hệ Bướm Vườn quốc gia Tam Đảo. Báo cáo tại Hội thảo khoa học Đa dạng sinh học Vườn quốc gia Tam Đảo. Tam Đảo, 11/2000.

10. Trần Nghi, 2006: Xác định cơ sở khoa học để đánh giá tác động môi trường phục vụ Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái bền vũng Tam Đảo 2 (Tóm tắt báo cáo tổng kết đề tài). Hà Nội, 2006.

11. Chu văn Ngợi, 2006: Xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ tai biến tại khu vực Tam Đảo 2. (Báo cáo chuyên đề cho Dự án Tam Đảo 2). Hà Nội, 2006.

12. Trần Ninh, 2002a: Kết quả nghiên cứu phân loại các loài Trà hoa vàng của Việt Nam. Proceeding of the First National Symposium on yellow Camellias of Vietnam. Tamdao-Vietnam, Jan.2002. p.20-26

13. Trần Ninh, 2002b: Đa dạng sinh học của chi Trà Camellia mọc hoang dại ở Vườn quốc gia Tam Đảo. Proceeding of the First National Symposium on yellow Camellias of Vietnam. Tamdao-Vietnam, Jan.2002. p.20-26

14. Trần Ninh, 2005: Bảo tồn nguồn gen một số loài động, thực vật quý hiếm ở Vườn quốc gia Tam Đảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và du lịch sinh thái (Đề tài mã số QG-03-08). Hà Nội, 2006.

15. Trần Ninh, 2006: Đa dạng sinh học các loài thực vật thủy sinh ở khu vực Tam Đảo 2. (Báo cáo chuyên đề cho Dự án Tam Đảo 2). Hà Nội, 2006.

16. Nguyễn Thanh Sơn, 2006: Điều kiện thủy văn và tài nguyên nước mặt khu vực Tam Đảo 2. (Báo cáo chuyên đề cho Dự án Tam Đảo 2). Hà Nội, 2006.

17. Đỗ Đình Tiến, 2002: Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Tam Đảo. Proceeding of the First National Symposium on yellow Camellias ò Vietnam. Tâmdao-Vietnam, Jan.2002. p.15-19

18. Đặng Trung Thuận, 2006: Báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái bền vững Tam Đảo 2 (Báo cáo chuyên đề cho đề tài Xác định cơ sở khoa học để đánh giá tác động môi trường phục vụ Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái bền vũng Tam Đảo 2). Hà Nội, 2006.

19. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Phúc: Báo cáo khái quát về Dự án QHXD khu du lịch sinh thái Tam Đảo (Tam Đảo 2) và Tây Thiên. Vĩnh Yên, tháng 2/2006. 20. Viện Điều tra Quy hoach Lâm nghiệp (Bộ Lâm Nghiệp), 1992: Báo cao Lập địa

Khu Bảo tồn thiên nhiên Tam Đảo. Hà Nội, 1992.

21. Viện Điều tra Quy hoach Lâm nghiệp (Bộ Lâm Nghiệp), 1995: Dự án khả thi Xây dựng Vườn quốc gia Tam Đảo. Hà Nội, 1995.

22. Vườn quốc gia Tam Đảo, 2004: Đề án xây dựn-phát triển du lịch sinh thái và giáo dục môi trường tai Vườn quốc gia Tam Đảo. Tam Đảo, tháng 9/2004.

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo "Vườn quốc gia Tam Đảo, vai trò và tầm quan trọng đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường của đồng bằng bắc bộ và Việt Nam" pdf (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)