I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢ O
5. VÙNG DỰ ÁN TAM ĐẢO 2, HIỆN TRẠNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ BẢO
5.3. Các nguy cơ đe dọa đa dạng sinh học và môi trường tiểm ẩn trong Dự
dựng khu Du lịch sinh thái bền vững Tam Đảo 2.
Dự án xây dựng khu du lịch sinh thái bền vững Tam Đảo 2 đang đặt mảnh đất có cảnh quan thiên nhiên đẹp, giá trị đa dạng sinh học cao ở chính trung tâm vùng bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Tam Đảo trước những nguy cơ đối với sự tồn vong của đa dạng sinh học và những biến đổi khó lường của môi trường sống. Các nguy cơ tiểm ẩn đó là:
- Mất đi một sinh cảnh đặc sắc, vùng đất ngập nước ngay trên đường đỉnh của dãy núi cao. Vùng đất ngập nước trên đường đỉnh núi là môi trường đặc sắc, tách biệt và cô lập với các hệ sinh thái đất ngập nước khác. Sự cô lập và các điều kiện tự nhiên vùng núi cao là yếu tố tạo nên giá trị đặc hữu cao của khu hệ động vật sống trong vùng đất ngập nước này. Mặt khác sinh cảnh đất ngập nước này cũng là môi trường cần thiết cho rất nhiều loài côn trùng có giai đoạn ấu trùng sống trong môi trường nước khép kín vòng đời, duy trì sự sống qua nhiều thế hệ. Các loài bò sát, rắn, rùa cũng là các cư dân vùng đất ngập nước này nên khu hệ bò sát ở Tam Đảo 2 chiếm đến 66% so với toàn VQG. Trong rất nhiều các định hướng quy hoạch của Dự án này, Diện tích đất ướt này được xác định là hệ sinh thái quan trọng để bảo toàn và duy trì như vùng không gian mở đặc thù trong tất cả các định hướng lựa chọn, trên bản đồ phối hợp phân tích địa điểm (Site analysis composite, hình 5.1) được thể hiện như là vùng thiên nhiên với 4 đường vào khu vực môi trường sống nhưng trong phương án 1 của các ý tưởng quy hoạch do công ty tư vấn và nhà đầu tưđưa ra (Hình 5.8) thì vùng đất ngập nước này bị khép kín trong các đường giao thông, các khu villa và là bất khả lai vãng đối với động vật hoang dã vốn đã từng sống trong chính sinh cảnh này. Đây sẽ là tổn thất rất to lớn nhất đối với VQG, vì bảo tồn sinh cảnh là biện pháp hữu hiệu nhất để bào vệ đồng thời nhiều loài, nhiều mối quan hệ sinh học và các quá trình sinh thái bên trong giúp cho nhiều loài cùng tồn tại.
- Không còn nơi trú rét, qua đông cho nhiều loài thú lớn, chim quý: Vùng đỉnh của VQG Tam Đảo không có hang động lớn, các loài thú lớn và nhiều loài chim quý phải đối mặt với những điều kiện khắc nghiệt của mùa đông giá buốt, phải ẩn náu trong tán lá rừng trong giá rét, vùng trũng Ao Dứa ấm áp là nơi lý tưởng cho chúng qua đông, vừa kiếm được thức ăn, vừa tránh gió rét (xem phần 5.2.2.). Dự án này sẽ làm mất đi cơ hội bảo vệ chúng, đặt chúng phải đối mặt với những khó khăn của sự tồn vong.
- Môi trường sống bị chia cắt, một số chuỗi thức ăn bị phá vỡ, cơ hội kiếm mồi và sinh sản giàm đi. Với gần 40 km đường giành cho các xe cơ giới được Dự án này xây dựng và vận hành trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt, VQG sẽ bị cắt ra thành hai phần tây bắc và đông nam, vùng nhỏ Đạo Trù - TĐ2 – TĐ1 - Hồ Sơn là vùng có môi trường rùng tốt nhất cũng bị tách ra khỏi các vùng khác. Các cơ hội tìm kiếm thức ăn, giao lưu sinh sản giảm sút, nhiều phần nhỏ của các quần thểđộng vật rừng bị cách li và suy giảm hoặc không còn khả năng sinh sản, giống như các loài bị nuôi nhốt.
- Động vật bị dồn vào trạng thái căng thẳng và đối mặt với những tác động của con người ở ngay trong vùng bảo vệ nghiên ngặt. Trong thực tế bảo tồn ở Việt Nam, với tác động ngày càng mạnh của con người vào môi trường thiên nhiên, động vật
hoang dã đã chuyển dần nơi sống lên các vùng có độ cao lớn hơn. Ở VQG Tam Đảo cũng như vậy, hiện nay các loài quý hiếm tập trung chủ yếu ở các đai cao trên 800m. Kịch tính đối với động vật hoang dã ở Tam Đảo là ở chỗ, dãy núi này bị cô lập và bị bao bọc bởi đồng bằng, và ngày càng thu hẹp do tác động của người dân vào rừng ngày càng mạnh hơn. Dự án Tam Đảo 2 đưa các hoạt động của con người lên vùng cao nhất của rừng, động vật hoang dã không còn biết chạy đi đâu khi tác động của con người lên đến vùng cao yên tĩnh nhất của dãy núi này. Nơi ở cuối cùng có được trong thiên nhiên này sẽđã trở nên không an toàn và thợ săn phục vụ thịt cho các món đặc sản đã rình rập, sẵn sàng.
Hình 5.8. Phương án quy hoạch số 1 Dự án Tam Đảo 2.
(Nguồn: Tư vấn ý tưởng Quy hoạch Tam Đảo 2 và Tây Thiên- Belt Collin Hawaii Ltd.- Công ty Vietnam Partners LLC )
- Suy giảm khả năng điều tiết nước ngầm và cạn kiệt các dòng sông. Vùng Dự án Tam Đảo 2 như một cái phễu gom góp nước từ các vùng cao hơn trên đỉnh núi, chuyển chúng sang dạng nước ngầm cung cấp cho các dòng suối vùng chân núi, nhờ vậy vào mùa đông ít mưa các dòng suối trong vùng vẫn không hết nước. Toàn bộ bề mặt dất Tam Đảo 2 là vùng thấm nước bề mặt rất hữu hiệu. Dự án này với đường giao thông 2 làn xe cơ giới, các khách sạn cao cấp, sòng bạc,… sẽ bê tông hóa gần như toàn bộ bề mặt Tam Đảo 2, diện tích thấm nước mặt giảm chẳng những làm sông suối cạn kiệt, ảnh hưởng đến nhiều vùng cảđồng bằng và trung du bắc bộ mà còn làm cho lượng nước chảy bề mặt nhiều hơn, dòng chảy mạnh gây ra lũ lụt cho cả vùng sườn và chân núi, trong đó có khi danh thắng Tây Thiên.
Địa hình hiện đại cho thấy Tam Đảo là một vùng núi khối tảng nâng trồi mạnh hiện nay với các hệ thống đứt gãy địa chất phức tạp, tạo ra nhiều vách dốc đứng, các đới phiến hóa, kaolin hóa, nhất là ở phần phía nam của dự án Tam Đảo 2. Các nghiên cứu chi tiết mang tính cảnh báo đã cho biết ở Tam Đảo 2 như sau:
- Vùng có nguy cơ trượt lở cao ở các sườn núi dốc, chiếm diện tích đáng kể. - Vùng có nguy cơ trượt lở trung bình ở các sườn đồi dốc thoải, phân bố hẹp hơn - Vùng có nguy cơ trượt lở thấp gồm các bề mặt đỉnh, vai địa hình và trung tâm lòng
chảo, chiếm diện tích lớn nhất.
- Vùng có nguy cơ ngập lụt ở trung tâm lòng chảo (Dự án gọi là vùng đất ướt tiềm năng). (Xem thêm trên bản đồ các dạng Địa hình sườn dốc, số kí hiệu 7, 8, 9, 10) - Vùng có nguy cơ bị lũ quét ở phần phía nam của Dự án và khu di tích Tây Thiên,
Đại Đình.
Như vậy nguy cơ trượt lở ở đây là rất cao. Việc xây dựng TĐ2 sẽ phá hủy mối cân bằng của địa hình do thiên nhiên tạo ra, do đó sẽ khởi phát các quá trình tai biến động lực như trượt lở, lũ quét, lũ bùn đá gây ảnh hưởng khó lường đến vùng sườn và chân núi trên một diện tích chắc chắn gấp nhiều lần lớn hơn diện tích xây dựng. Có thể thấy rõ điều này khi quan sát đoạn đường ô tô đang được mở từ TĐ1 lên TĐ2.
Nằm trên đỉnh cao, các quá trình tai biến khởi phát từ TĐ2 rất có thể kết hợp với việc rò rỉ các chất thải từ việc chăm sóc cỏ sân golf và từ khu nghỉ dưỡng cao cấp gây thiệt hại khó tính hết đối với dân cư và hoạt động nông lâm nghiệp vùng chân núi.
Những rủi ro mà Dự án Tam Đảo 2 gây ra nếu được thực thi sẽ là những khó khăn vô cùng to lớn cho VQG Tam Đảo đối với việc thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu của Vườn là:
- Bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng trên núi Tam Đảo
- Bảo vệ nguồn gen các loài động, thực vật rừng quý hiếm. Đặc biệt là các loài động, thực vật đặc hữu và cảnh quan thiên nhiên.
- Thực hiện vai trò giữ và điều tiết nước của khu vực đầu nguồn, góp phần cải thiện môi sinh cho vùng đồng bằng, trung du bắc bộ và thủđô Hà Nội .