I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢ O
5. VÙNG DỰ ÁN TAM ĐẢO 2, HIỆN TRẠNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ BẢO
5.2. Hiện trạng đa dạng sinh học và môi trường
5.2.1. Cảnh quan rừng và các sinh cảnh
Thảm rừng tại vùng đất của Dự án Tam Đảo 2 đặc trưng cho kiểu rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm gió mùa vùng núi cao trung bình, phát triển thành thục phù hợp với các điều kiện khí hậu, môi trường, còn giữđược vẻ nguyên sơ, gần như chưa chịu tác động của con người (ngoại trừ ngọn núi đã bị xan phẳng làm sân bay trực thăng).
Cấu trúc rừng ở tầng cây gỗ gần như nhau, chủ yếu thuộc các họ Re (Lauraceae,
như Bời lời lá to (Litsea robusta)), họ Dẻ (Fagaceae như sồi đá (Lithocarpus
đồng Gordonia gigantìflora), họ Mộc lan (Magnoliaceae như Giổi nhung (Michelia foveolata)), họ Sau sau (Hamamelidaceae như Sau sau (Liquidambar formosana)), họ Hồng xiêm (Sapotaceae như Sến mật (Madhuca pasquierii)). Một số loài cây thuộc ngành hạt trần như Sam bông (Armentotaxus argotaenia), Thông nàng (Podocarpus imbricatus), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Tùng la hán hay Thông tre lá ngắn (Podocarpus brevifolius), Kim giao (Nageia fleuryii). Độ che phủ của tầng cây gỗ trên 80%. Ở tầng cây bụi và cây thảo có sự khác biệt lớn về thành phần loài do thích nghi với các điều kiện môi trường đất (ngập nước và không ngập nước). Cảnh quan dải rừng từ vùng đất ngập nước (vùng ngập nước tiềm năng, vùng trũng trung tâm, vùng Ao dứa) đến vùng sườn và đỉnh đồi cao ở phần bắc của mảnh đất được thể hiện khách quan trên ảnh chụp tại vị trí sân bay trực thăng (Hình 5.3.). Trong ảnh này phần phía trái là vùng đất ngập nước (mô tả rừng ở mục 3.2.2.) còn phần bên phải là vùng sườn dốc thoát nước và đỉnh đồi (mô tả rừng ở mục 3.2.3.). Trên phần phía nam cũng là những cánh rừng đẹp, thể hiện trên hình 5.4.
Hình 5.3. Cảnh quan rừng vùng Dự án Khu du lịch sinh thái Tam Đảo 2
(Nguồn: Trần Đình Nghĩa, tháng 9.2007)
Rừng hỗn giao cây lá rộng-tre nứa gặp được trên diện tích rất hẹp ở phần phía bắc của thửa đất của Dự án. Nơi đó có nhiều lạch nhỏ, nông chảy về hướng đông và đông nam đổ vào suối Bòn Bọt (Phần thượng nguồn của Đông Thỏng, nhánh 2). Trong phối hợp phân tích thửa đất phần
này được gọi là lưu vực tính toán (critical watershed) (xem hình 5.1.)
Hình 5.4. Cảnh quan rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm trên núi trung bình tại phần phía nam khu đất Dự
án Tam Đảo 2. (Nguồn: Trần Ninh, 2006)
Những cánh rừng này chắc chắn được xếp vào loại Rừng giầu theo cách phân loại lâm sinh hoặc Rừng kín ẩm thường xanh chưa bị hoặc bị tác động rất nhẹ do các hoạt động của con người theo quan niệm sinh thái bảo tồn. Tính nguyên sơ và sự tồn tại của các vùng rừng này là minh chứng về giá trị to lớn của vùng bảo vệ nghiêm ngặt trên các đai cao của VQG Tam Đảo.
5.2.2. Vai trò đối với Bảo tồn đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học cao: Mảnh đất 300 ha của vùng dự án là vùng giầu có về đa dạng sinh học. Mặc dù có những khó khăn cho công cuộc khảo cứu (xem mục 3.1.4.) cũng đã ghi nhận không dưới 58 loài có giá trị bảo tồn, trong đó 40 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và 18 loài đặc hữu, chiếm trên 28,29% số loài được thống kê(Bảng 3.6.). Các nhóm có mức độ rủi ro cao trong sự tồn vong như Thú lớn, Bó sát, Lưỡng cư chiếm tỷ lệ rất lớn so với toàn bộ VQG Tam Đảo.
Nhóm Thú có tới 47/70 loài (67,14%) với 18 / 30 [(11+7)/(23+7)] (60,0%) loài có giá trị bảo tồn.
Nhóm Lưỡng cư có 32/57 loài (56,14%) với 16/16 (100,0%) loài có giá trị bảo tồn, trong đó có tới 8 loài đặc hữu (2 đặc hữu Tam Đảo và 6 đặc hữu Việt Nam).
Nhóm Bò sát có 83/124 (66,93%) loài của VQG, 11/27 [(8+3)/(24+3)] (40,74%). . Số loài thực vật có giá trị bảo tồn (6 loài) chỉ là ghi nhận trong đợt khảo sát chớp nhoáng (Trần Đình Nghĩa, tháng 9 .2006), ngoài ra chưa có bản danh lục thực vật bậc cao có mạch sống trên các vùng sườn dốc thoát nước và đường đỉnh của mảnh đất này. Những điều nêu trên đã chỉ ra vùng Dự án Tam Đảo 2 có giá trị đa dạng sinh học cao.theo các hiểu biết hiện tại số loài có giá trị bảo tồn ở Tam Đảo 2 lên tới 58 loài, chiếm 28,29% (58/205) so với toàn VQG, trong khi diện tích chỉ vào khoảng 1% so với diện tích vườn hoặc 17,34% so với diện tích vùng bảo vệ nghiêm ngặt. Tỷ lệ này sẽ còn cao hơn nữa nếu được nghiên cứu chi tiết hơn. Minh chứng cho nhận định này là việc bổ sung vào Danh lục thực vật VQG Tam Đảo một họ (Balanophoraceae) và 2 loài (Rhopalocnemis phalloides, Balanophora fungosa) mới (cho VQG Tam Đảo), trong đó có 1 loài quý hiếm (Rhopalocnemis phalloides) cũng chỉ qua một đợt khảo sát chớp nhoáng ở vùng trũng Ao dứa (Trần Đình Nghĩa, tháng 9.2006).
Nơi trú rét của các loài động vật sống trên đường đỉnh núi: Mảnh đất của Dự án Tam Đảo 2 chiếm giữ toàn bộ vùng trũng trên đường đỉnh núi (Vùng đất ngập nước tiềm năng, vùng trũng trung tâm). Đây là vùng có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống động vật vùng đỉnh của toàn bộ dãy núi Tam Đảo. Môi trường sống trên vùng đỉnh các núi cao rất khắc nghiệt: thiếu nước để uống, không có nơi để tránh giá rét mùa đông. Vùng đỉnh núi Tam Đảo tuy có lượng mưa lớn (trên 2800 mm/năm) nhưng do địa hình dốc (>35o), cấu trúc địa chất-thổ nhưỡng dễ thấm và thoát nước, vào thời kì ít mưa (mùa đông) nước bề mặt không còn; các con suối của vùng trũng Ao Dứa được nuôi dưỡng bằng nước ngầm từ các vùng cao hơn đưa xuống, là nơi duy nhất cung cấp nước cho đời sống của các động vật trong vùng. Mặt khác vùng trũng Ao Dứa nằm trên sườn phía tây của dãy Tam Đảo, cách đường đỉnh về độ cao từ 50-200 m nên được che khuất khỏi ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc vào mùa đông. Gió thổi tràn qua trên đỉnh tán rừng còn môi trường bên trong rừng được sưởi ấm bằng địa nhiệt. Hơn thế nữa với trạng thái rừng nguyên vẹn, ít bị tác động, nhiều loài cây và động vật làm nguồn thức ăn, động vật tìm kiếm được trong mùa đông giá rét. Sự tồn tại của vùng trũng Ao Dứa giống hệt như một ốc đảo trên sa mạc, nơi che chở các động vật trong những thời kì khắc nghiệt của môi trường sống giảm thiểu những rủi ro của sự tồn vong (xem thêm mục 3.2.3.).
5.2.3. Vai trò đối với bảo vệ môi trường
Nón nước của dãy núi Tam Đảo. Vùng Dự án Tam Đảo 2 nằm trong vùng có lượng mưa cao nhất của dãy núi Tam Đảo, giống như hình nón càng lên cao càng mưa nhiều. Cân bằng nước dư thừa và là nguồn cung cấp nước quan trọng cho các vùng đồng bằng và trung du ở chân núi (xem mục 4.3.1.). Tỷ lệ lượng nước thấm vào các kẽ nứt, các mạch trong lòng đất, giữa các khối đá mẹ và chuyển sang dạng nước ngầm ở Tam Đảo 2 rất cao nhờ cấu trúc đặc trưng của nền địa chất. Nhờ vậy cường độ các dòng chảy bề mặt giảm bớt, tuy trong mùa mưa nước lũ chảy mạnh nhưng chưa xảy ra lũ quét với sức tàn phá cao.
Đảm bảo sự cân bằng của các yếu tố cấu trúc địa hình và sựổn định của dãy núi. Thảm thực vật vùng Dự án Tam Đảo 2 không chỉ là một bộ phận của vẻđẹp kì vỹ cho mục đích du lịch sinh thái mà còn là tác nhân gia cố cho các cấu trúc địa chất, địa hình vốn đã ẩn chứa nhiều tiềm năng tai biến. Hệ rễ vững chắc và chằng chịt của các cây rừng, tre nứa, thậm chí cả của dứa dại len lỏi theo các kẽ nứt giữa các khối đá, các tầng phun trào, xuống tới các tầng đá gốc, đan bện với nhau tạo thành mạng lưới phức tạp giữ cho các lớp đất đá này gắn chặt lại với nhau và giữ cho toàn bộ khối núi ổn định. Bất kì một cây nào bị chặt đi, rễ chúng bị phân hủy thì cấu trúc gia cố này bị suy giảm và nguy cơ mất cân bằng trong cấu trúc địa hình dẫn đến nguy cơ trượt lở và sụt lở sẽ tăng lên mà sự gia cố bằng bê tông, nhựa đường không thể cứu vãn được. Ngay ở những vùng có độ dốc nhỏ hơn và cấu tạo địa chất-địa hình ổn định hơn như Tam Đảo 1 sự sạt đường, lở núi khi không còn lớp phủ thực vật trong các tháng đầu năm 2007 cũng gây những thiệt hại to lớn cho con người và môi trường.
Hình 5.5. Con đường chính sang Tam Đảo 2 bị sạt lở quá nửa đường, xe cộ, máy
móc làm đường không thể quay ra (Nguồn: Thiennhien.Net 24.7.07)
Hình 5.6. Núi lở, đường sạt, đành phải trèo qua đống đá và đi qua cây cầu khỉ này.
(Nguồn: Trần Đình Nghĩa, 8.9.2007)
Hình 5.7. Những khối đá và sườn núi này có thể trượt xuống bất kì lúc nào (Nguồn: