Vai trò của VQG Tam Đảo đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo "Vườn quốc gia Tam Đảo, vai trò và tầm quan trọng đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường của đồng bằng bắc bộ và Việt Nam" pdf (Trang 42)

I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢ O

4. VAI TRÒ VQG TAM ĐẢO ĐỐI VỚI BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ

4.2. Vai trò của VQG Tam Đảo đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học

Là vườn quốc gia rộng (36.883 ha) nằm trên độ cao 400-1590m cách li với các vùng núi cao lân cận, có địa hình phân hóa phức tạp, nhiều sinh cảnh đa dạng và đặc sắc, Vườn Quốc gia Tam Đảo là môi trường sinh sống tự nhiên của hàng ngàn loài động, thực vật đã biết và còn rất nhiều loài, thậm chí là nhiều nhóm chưa biết hoặc chưa được cập nhật (Các tư liêu về mối, động vật đất, nấm đã có nghiên cứu và công bố nhưng chưa được cập nhật). Đối với bảo tồn đa dạng sinh học,Vườn quốc gia Tam Đảo có vai trò quan trọng xuất phát từ những lợi thế to lớn của nó đối với đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học. Đó là:

- Có giá trị đa dạng sinh học cao: đã biết gần 2500 loài động, thực vật; trong đó có 116 loài có giá trị bảo tồn (14 loài bậc E, 30 loài bậc V, 28 loài bậc T, 44 loài bậc

R) và 84 loài đặc hữu. Một số nhóm như thú, lưỡng cư và bò sát tỷ lệ loài quý hiếm (có giá trị bảo tồn và đặc hữu) rất cao (Thú 30/70 = 42,8%), Lưỡng cư (15/60 = 25,0%), Bò sát (20/96 = 20,8%). Số lượng các loài rất nguy cấp (E) cao, tới 14 loài, trong đó có đến 5 loài thú lớn, 1 loài chim (Gà lôi lông trắng) là những loài nhạy cảm nhất trong công tác bảo tồn hiên nay. Tính cấp thiết của các hoạt động bảo tồn đối với các nhóm này (thú, bò sát, lưỡng cư) là rất cao vì chúng đang phải đối mặt với nạn săn bắt trái phép để phục vụ cho du lịch. Một số loài thú lớn nguy cấp đã bị coi là tuyệt chủng trong VQG Tam Đảo trong những năm gần đây như Voọc mũi hếch, Vượn đen tuyền (?), hổ, báo hoa mai, báo gấm, sói đỏ, cầy mực (?) và rái cá thường (Nguồn: Nguyễn Xuân Đặng, 2006).

- Có nguồn gen của các loài thân thuộc với cây trồng: Đó là Chè Shan hoang dại và tập đoàn các loài Trà hoa vàng. Bảo vệ các loài này trong trạng thái hoang dại cũng là bảo vệ nguồn gen quý cho phát triển nông, lâm nghiệp trong tương lai, nguyên liệu quý cho phát triển công nghệ sinh học và cho nền nông nghiệp kỹ thuật cao sau này.

- Có sinh cảnh đa dạng: Sinh cảnh là môi trường sống tự nhiên của sinh vật, khi sinh cảnh càng đa dạng thì số loài sinh vật có thể tồn tại tự nhiên, hoang dã trong vùng càng nhiều. Mặt khác trong mỗi sinh cảnh thường có nhiều loài cùng chung sống, tồn tại mạng lưới các quan hệ sinh học chằng chịt (hội sinh, cộng sinh, chuỗi thức ăn và lưới thức ăn) điều chỉnh số lượng quần thể loài của chúng và tạo cơ hội bền vững cho chúng cùng sống sót. Tính đa dạng các sinh cảnh của VQG Tam Đảo được hình thành do các yếu tố tự nhiên sau:

Sự phân hóa khí hậu theo đai cao: (theo sự tương đồng của nhiệt độ) thành đai khí hậu nhiệt đới từđộ cao 700-800m trở xuống và đai khí hậu á nhiệt đới ở độ cao từ 800 -1590m. Ngay trong cung một đai thì càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

Sự phân hóa các dạng địa hình: Địa hình dãy núi Tam Đảo phân hóa rất mạnh và rất đa dạng, nơi thì rất dốc (như sườn đông về phía Đại Từ, Thái Nguyên) nơi thì khá bằng phẳng (như vùng Rừng ma ao dứa), nơi thì lọt vào hẻm sâu giữa hai nhánh núi. Sự khác biệt đó làm cho khả năng tiếp nhận các yếu tố khí hậu môi trường (cường độ ánh sáng, lượng nước mưa, khả năng giữ nước, gió mùa, độ kín của tán rừng,…) khác nhau. Ví như giữa sườn đông và sườn tây dãy núi Tam Đảo thì sườn đông dốc hơn sườn tây, lượng mưa trên sườn đông nhiều hơn sườn tây (Đại Từ 1906,2mm; Vĩnh Yên 1603,5mm), lượng bốc hơi ở sườn đông thấp hơn sườn tây (Đại Từ 985,5mm; Vĩnh Yên 1040,1mm),…Số lượng yếu tố tham gia vào tổ hợp càng nhiều thì tính đa dạng sinh cảnh, môi trường càng lớn. Tính đa dạng và sựổn định của các sinh cảnh là điều kiện quan trọng nhất đảm bảo cho sự thành công của công tác bảo tồn. Bảo vệ nghiêm ngặt các sinh cảnh, ngăn chặn mọi tác động vào các sinh cảnh tự nhiên làm biến đổi nó là biện pháp tích cực và hữu hiệu nhất để bảo tồn đa dạng sinh học. Ở VQG Tam Đảo tất cả các sinh cảnh này đều tồn tại trong vùng lõi, vùng được pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt, đó là điều kiện thận lợi cho công tác bảo tồn.

- Có cách li không gian với các vùng có điều kiện thiên nhiên tương tự ở các nơi khác nhờ sự bao quanh của đồng bằng làm cho mức độ đặc hữu của VQG cao, các loài động vật không có cơ hội bỏ đi ngay cả khi môi trường bị tác động. Vì vậy việc bảo tồn sẽ hiệu quả hơn, trừ khi không ngăn chặn được nạn săn bắt bất hợp

pháp ngay chính trong vùng lõi và thiếu sựđồng thuận, hợp tác của cộng đồng địa phương.

- Tính nguyên vẹn của dãy núi Tam Đảo, sự liên thông giữa các vùng, các môi trường sống trong VQG. Dãy núi Tam Đảo liên tục suốt chiều dài cho tới đai cao gần 1000m. Vùng đỉnh có tới gần 20 đỉnh sàn sàn nhau từ 1200m đến 1590m. Không có những quèn thấp, những đứt gẫy địa hình cắt chúng ra thành những đoạn nhỏ hay các khối núi riêng biệt. Diện tích rộng và liên tục của địa hình đảm bảo cho sự liên tục của các sinh cảnh (nơi ở, nơi kiếm ăn, nơi sống của con mồi,…) và sự di chuyển an toàn cho các loài động vật trong các hoạt động sống (kiếm mồi, giao lưu sinh sản). Tính liên tục này cũng đảm bảo cho sự gặp gỡ giữa các nhóm nhỏ trong quần thể loài sống ở các địa điểm khác nhau của VQG, làm tăng cơ hội sinh sản và sựđa dạng di truyền, giúp cho quần thểđông hơn và khả năng sống sót cao hơn. Hơn nữa, tính liên tục trên diện tích lớn cũng đảm bảo cho các điều kiện sinh thái môi trường ổn định hơn, khả năng điều chỉnh các nhân tố môi trường thông qua chức năng của hệ sinh thái (các dịch vụ hệ sinh thái) cao hơn.

- Gần thủ đô Hà Nội và điều kiện đi lại dễ dàng: Đây là điều kiện rất quan trọng để thực hiện các nghiên cứu giám sát quần thể các đối tượng bảo tồn cũng như các điều kiện môi trường sống của chúng.

4.3. Vai trò đối với môi trường

4.3.1. Điu tiết ngun nước và cân bng nước

Dãy núi Tam Đảo là một đơn vị lãnh thổ có cả các yếu tố hội tụ và các yếu tố phát tán các nhân tố môi trường với các vùng lân cận và toàn bộ vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, đặc biệt là các nhân tố tham gia và khép kín vòng tuần hoàn nước trong thiên nhiên (đưa vào đây sơ đồ vòng tuần hoàn nứớc). Các yếu tố hội tụđó là sự phân hóa theo độ cao của dãy núi Tam Đảo, hướng chắn gió làm hội tụ mây, gây mưa tạo ra lượng mưa lớn trên vùng lãnh thổ này. Yếu tố phát tán là khả năng dự trũ, phân chia lượng mưa vào hai dạng nước ngầm, nước bề mặt và hệ thống thủy văn phong phú tham gia vào việc điều tiết, vận chuyển lượng nước thiên nhiên đó đến các vùng lân cận phục vụ cho đời sống, sản xuất và ra đến tận biển đông.

Hướng núi chính của dẫy Tam Đảo là tây bắc – đông nam, vuông góc với hướng gió mùa đông bắc. Các cánh núi phụ lại có hướng vuông góc với hướng chính, túc là có hướng tây nam – đông bắc, vuông góc với hướng gió mùa đông nam vào mùa hè. Như vậy các cánh núi của dẫy Tam Đảo chắn cả hai loại gió mùa chính của vùng Bắc Bộ là gió đông-nam vào mùa hè và gió đông-bắc vào mùa đông, giữ mây lại và đem đến lượng mưa lớn cho toàn bộ khu vực, càng lên cao càng mưa nhiều. Trong khi lượng mưa trung bình năm của các vùng đồng bằng (Vĩnh Yên, Bắc Giang, Hải Dương) đều vào khoảng 1700-1800mm thì ở chân núi Tam Đảo đã vượt ngưỡng 2000mm, ở độ cao 1000m trở lên đã vượt ngưỡng 2800mm/năm, cao nhất (gấp rưỡi) trong các tỉnh vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Với diện tích rộng lớn của dẫy núi này thì lượng nước mưa thu được là rất lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với cân bằng nước toàn vùng (xem Hình 4.2).

Hình 4.2. Bản đổ lượng mưa trung bình năm vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ

(Nguồn: trích từ Bản đồ Khí hậu Việt Nam (Miền Bắc), Nha Khí tượng VNDCCH, 1971)

Khả năng dự trữ nước ở vùng đỉnh núi Tam Đảo rất cao, đặc biệt ở khu vực Rừng ma ao dứa (Tam Đảo 2). Nhờ các loài cây ởđây có bộ rễ rất phát triển, lan rộng và dầy đặc, xuyên sâu tạo điều kiện thuận lợi cho nước mưa chuyển sang dạng nước ngầm, thấm sâu vào tầng đất, tăng cường khả năng dự trữ và điều tiết nước.

Hệ thống thủy văn của dẫy núi Tam Đảo rất phát triển, gần 50 con suối lớn nhỏ bắt nguồn từ đây và gom góp nước đổ ra hai hệ thống sông Đáy (Vĩnh Phúc), sông Công (Thái Nguyên), vào các hồ Hú Cốc, Làng Hà, Xạ Hương, Đại Lải, Vĩnh Linh, Ký Phú, Núi Cốc, nối liền với các sông khác trong hệ thống sông đồng bằng Bắc Bộ, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống ở nhiều vùng thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Nội,...Ước tính (theo ông Nguyễn Huy Khoa, VietNamNet, 2/8/2007) khoảng hơn hai triệu người hưởng lợi và chịu ảnh hưởng trực tiếp vào các biến động lượng nước của dãy Tam Đảo và các con suối và hai hệ thống sông này.

4.3.2. Phân hóa khí hu, to ra các tiu vùng khí hu khác nhau.

Nằm trong vùng khí hậu gió mùa, khí hậu thay đổi rất nhanh và lệ thuộc chặt chẽ vào gió mùa; hướng gió và hướng các địa hình chắn gió có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu. Do hướng chủ đạo của dãy Tam Đảo là tây-bắc – đông-nam, sườn đông là sườn đón gió mùa đông-bắc và gió đông từ biển thổi vào còn sườn tây là sườn bị che khuất, đã tạo nên sự khác biệt giữa sườn đông và vùng đồng bằng kế cận (Đại

Từ, Thái Nguyên) với sườn tây và vùng đồng bằng thuộc hai tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc trong một loạt các chỉ tiêu khí hậu (Bảng 4.1.). Các chỉ số về nhiệt độ (nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ tối cao trung bình, nhiệt độ tối thấp trung bình) và yếu tố liên quan đến nhiệt độ (lượng bốc hơi nước) ở sườn đông (Trạm Đại Từ) đều thấp hơn so với sườn tây (các trạm Tuyên Quang và Vĩnh Yên), ngược lại các chỉ số về mưa ẩm lại cao hơn sườn tây. Đây là kết quả tác động của gió mùa đông bắc, một thứ gió lạnh, ẩm, mang nhiều hơi nước thổi vào mùa thu-đông, khi gặp dãy núi Tam Đảo nó để lại mưa ở sườn đông (sườn đón gió ) nhiều hơn, khi đi qua đỉnh sang sườn tây do lượng hơi nước đã giảm nên mưa nhỏ hợn có khi không mưa, còn gió do đã nhận được nhiệt độ từ khối núi và thảm thực vật nên ấm hơn so với lúc nó gặp sườn đông. Cách lí giải này là hợp lí, dựa vào các số liệu chắc chắn nhưng không phải là mới, vì từ lâu hiện tượng này đã được ghi nhận qua thơ ca dân gian: “Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế (huyện Lục Yên, Yên Bái) Gió qua rừng Đèo Khế gió sang”. (Gió lạnh và thổi theo hướng từ sườn đông sang sườn tây vào mùa đông, đó là gió mùa đông bắc).

Bng 4.1. Các thông s khí hu-khí tượng t các trm đặt hai phía đông, tây dãy Tam Đảo Tên yếu tố Trạm Tuyên Quang Trạm Vĩnh Yên Trạm Tam Đảo Trạm Đại Từ Nhiệt độ trung bình năm (oC) 22,9 23,7 18,0 22,9 Nhiệt độ tối cao trung bình 41,4 41,5 33,1 41,3

Nhiệt độ tối thấp trung bình 0,4 3,2 -0,2 3,0 Lượng mưa trung bình năm (mm) 1641,4 1603,5 2630,9 1906,2 Số ngày có mưa trong năm 143,5 142,5 193,7 193,4 Lượng mưa tối đa / ngày 350 284,0 295,5 352,9 Độẩm trung bình (%) 84 81 87 82 Độẩm cực tiểu (%) 15,0 14,0 6,0 16,0 Lượng bốc hơi nước (mm) 760,3 1040,1 561,5 985,5

(Nguồn: FIPI, 1992: Báo cáo Lập địa Khu Bảo tồn thiên nhiên Tam Đảo, có thay đổi vị

trí các cột).

Như vậy dãy Tam Đảo như một bức bình phong chắn gió đã tạo ra hai tiểu vùng khí hậu trong vùng đồng bằng chân núi, khác biệt khá rõ ràng: tiểu vùng phía đông (sườn đông) rét và mưa nhiều hơn, trong khi đó tiểu vùng phía tây thì ấm và khô hơn (ít mưa hơn).

Tương tự như vậy, trong mỗi một tiểu vùng, hướng của các dông nhánh núi hợp vào hướng chính của dãy Tam Đảo cũng có thể tạo ra sự khác nhau giữa hai sườn đó và phát sinh các vi tiểu vùng khí hậu nhỏ hơn.

Sự phân hóa chế độ nhiệt theo đai cao cũng làm đa dạng hơn sự phân hóa khí hậu.

4.3.3. Tai biến thiên nhiên:

Đối với tai biến thiên nhiên, dãy núi Tam Đảo có vai trò hai mặt. Với một số tai biến, như hạn hán và sa mạc hóa thì điều hòa, làm giảm thiểu mức độ và các tác hại. Với một số khác, như trượt lở đất đá, lũ quét, ngập lụt thì dãy núi này là kẻ thủ phạm

tiềm năng, hung dữ. Các yếu tố làm nên tính hai mặt này là cấu tạo địa chất; địa hình núi cao sườn dốc; mưa nhiều ,cường độ dòng chảy mạnh; và lớp phủ thực vật.

Về cấu tạo địa chất: Dãy núi Tam Đảo được cấu tạo từ đá phun trào axít tuổi Triat thuộc hệ tầng Tam Đảo (T2td). Hệ tầng phun trào axit Tam Đảo bao gồm chủ yếu là đá riolit, riolit pocphia, riodacit và tuf của chúng, bề dày tổng cộng khoảng 800m. Đá riolit chứa các ban tinh fenspat và thạch anh cỡ nhỏđến vừa, chiếm khoảng 5-10% khối lượng. Thành tạo riolit Tam Đảo bị phân cắt bởi hệ thống khe nứt, tạo ra các khối kích thước khác nhau, bị ép thành tấm, đôi chỗ thành phiến, dập vỡ mạnh. Lấp đầy các khe nứt trong đá là các mạch thạch anh. (Đặng Trung Thuận, 2006). Do các phun trào axit được phun ra theo từng đợt dãn cách nhau theo thời gian nhiều hoặc ít, mỗi đợt phun tạo thành một tầng hay lớp, lớp sau nằm trên lớp trước. Mặt tiếp giáp giữa hai lớp thường có độ gắn kết thấp, dễ bị phong hóa, khi đã bị phong hóa thì độ gắn kết lại giảm hơn và dễ bị trượt lở dọc theo độ dốc của mặt tiếp giáp. Theo thuật ngữđịa chất học thì đó là mặt trượt. Khi các tầng bị phân cắt mạnh bởi hệ thống khe nứt, tạo ra các khối kích thước khác nhau ngăn cách bới các mạch thạch anh và bị dập vỡ mạnh thì độ gắn kết càng giảm và nguy cơ trượt lở càng tăng. Ngay đất hình thành từ các loại đá gốc này cũng có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt thô, dễ bị xói mòn và rửa trôi, nhất là những nơi có độ dốc cao hơn 35o. Đất bị xói mòn rất mạnh để trơ lại tầng đá gốc cứng rắn. Nếu vì một lí do nào đó làm lớp phủ rừng bị phá hoại trên lập địa này, thì dù có đầu tư cao cũng khó phục hồi lại lớp phủ rừng như xưa. (Nguồn: FIPI, 1992: Báo cáo Lập địa Khu Bảo tồn thiên nhiên Tam Đảo).

Trong điều kiện địa hình miền núi, hướng và độ dốc của mặt trượt so với chiều cao địa hình ảnh hưởng đến nhiều quá trình liên quan đến sự trượt lở và sụt lở. Trên các sườn thoải hơn, mặt trượt cùng hướng với bề mặt địa hình, tầng phun trào trên che phủ tầng ở dưới tạo nên cân bằng sườn giữ cho sườn dốc ổn định. Tuy nhiên khi các tầng này bị dập vỡ mạnh, nước mặt len lỏi thấm vào các bề mặt trượt và thấm đầy các kẽ nứt, độ gắn kết bị giảm đi có thể dẫn đến trượt lở. Quá trình trượt lở nhiều khi xảy ra theo kiểu dây chuyền, khối ở trên trượt và va vào khối ở dưới, phá vỡ độ gắn kết của mặt trượt làm khối này cũng trượt luôn, với động năng lớn hơn. Cứ như thế thì mặt trượt càng lớn (diện tích của tầng càng lớn) thì hiện tượng trượt lở càng dữ dội. Đồng thời cũng có thể kéo theo lũ quét, lũ bùn đất. Hiện tượng này sẽ mạnh hơn khi độ dốc của mặt trượt càng cao. Trong khi đó, sườn dốc hơn nằm ở phía lưng mặt trượt; các tầng phun trào nhưđược chêm vào sườn dốc; đầu phía ngoài của các tầng tích tụ được

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo "Vườn quốc gia Tam Đảo, vai trò và tầm quan trọng đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường của đồng bằng bắc bộ và Việt Nam" pdf (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)