TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH

Một phần của tài liệu hoat-dong-tin-dung-ca-nhan-tai-ngan-hang-tmcp-an-binh (Trang 29)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) được thành lập theo giấy phép số 535/GP-UB do UBND TPHCM cấp ngày 13 tháng 5 năm 1993 với số vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng, trụ sở đặt tại 138 Hùng Vương, thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Ngành nghề kinh doanh được cấp phép của Ngân hàng gồm có:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạ, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức;

- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác;

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm mục đích phát triển kinh tế nông thôn;

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; - Hùn vốn và liên doanh;

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng;

Sau hơn 17 năm phát triển, ABBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển. Tính đến tháng 12/2010, ABBank đã hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 3830 tỷ đồng. Với hơn 10.460 khách hàng doanh nghiệp và 117.600 khách hàng cá nhân ở 29 tỉnh thành trên khắp cả nước, qua mạng lưới hơn 115 ngân hàng, phòng giao dịch, ABBank đã thực sự tạo được niềm tin trong lòng các khách hàng.

Ngân hàng An Bình hiện nay trực thuộc nhóm An Bình cùng với 3 công ty khác là: Công ty chứng khoán An Bình ABS, Công ty bất động sản An Bình ABLand, Công ty quản lý quỹ An Bình ABF.

Ngân hàng An Bình đang nỗ lực hướng đến trở thành một NHTM hàng đầu Việt Nam, hoạt động theo mô hình NHTM trọng tâm bán lẻ theo những thông lệ quốc tế tốt nhất, với công nghệ hiện đại, đủ năng lực cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và quốc tế hoạt động tại Việt Nam hiện nay. Với định vị mới là “ngân hàng bán lẻ thân thiện”, ABBank đang thực sự cải thiện hình ảnh và ghi dấu ấn tốt về một ngân hàng năng động có tinh thần phục vụ khách hàng nhiệt tình và chuyện nghiệp.

Sau hơn 17 năm phát triển, ABBank đã thu được nhiều thành quả lớn, tiêu biểu là một số giải thưởng:

- Thương hiệu Việt được yêu thích nhất 2010, do báo Sài Gòn giải phóng trao tặng.

- Doanh nghiệp Thương mại dịch vụ tiêu biểu 2009- Top Trade Service do Bộ công thương trao tặng.

- Thương hiệu vàng 2009 do Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, phối hợp Bộ công thương trao tặng.

- Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam 2008, do Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam trao tặng.

- Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc 2007, 2008, do Wachoviabank – ngân hàng lớn của Mỹ trao tặng.

Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBank bao gồm 3 nhóm: nhóm khách hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng đầu tư.

Đối với khách hàng Doanh nghiệp: ABBank cung ứng sản phẩm – dịch vụ tài chính ngân hàng trọn gói như: sản phẩm cho vay, sản phẩm bao thanh toán, sản phẩm bảo lãnh, sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, sản phẩm tài khoản, dịch vụ thanh toán quốc tế...

Đối với các khách hàng cá nhân: ABBank cung cấp nhanh chóng và đầy đủ chuỗi sản phẩm tiết kiệm và sản phẩm tín dụng tiêu dùng linh hoạt, an toàn, hiệu quả như: Cho vay tiêu dùng có thế chấp; Cho vay tín chấp, Cho vay mua nhà, Cho vay sản xuất kinh doanh, Cho vay bổ sung vốn lưu động; Cho vay mua xe; Cho vay du học…và các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, ABBank cũng được biết đến với sản phẩm thẻ Youcard- Thẻ đầu tiên được chấp nhận rộng rãi tại hầu khắp các ATM/POS của các ngân hàng trên toàn quốc. Trong năm 2010, ABBank tiếp tục cho ra mắt thành công Thẻ thanh toán quốc tế Youcard Visa debit, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu chi tiêu của khách hàng.

Đối với các khách hàng đầu tư: ABBank thực hiện các dịch vụ ủy thác và tư vấn đầu tư cho các khách hàng công ty và cá nhân. Riêng với các khách hàng công ty, ABBank cũng cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành trái phiếu, đại lý thanh toán cho các đợt phát hành trái phiếu.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Gắn kiền với quá trình mở rộng mạng lưới hoạt động và gia tăng vốn điều lệ thì ABBBank luôn chú trọng tới nguồn nhân lực cả về lượng và chất. Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng cán bộ công nhân viên tại ABBank là 2131 người, trong đó phần lớn là các cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 74%). Với đội ngũ cán bộ năng động nhiệt tình và có trình độ nghiệp vụ cao, nguồn nhân lực của ABBank đã góp phần tích cực thúc đẩy hoạt động kinh doanh của toàn ngân hàng. Sơ đồ tổ chức tại ABBank được thể hiện như sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức ABBank

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh

Sau hơn 17 năm phát triển, ABBank đã dần lớn mạnh và phát triển không ngừng. Trong hệ thống các ngân hàng TMCP Việt Nam, ABBank là một ngân hàng có bước tiến khá dài chỉ sau 5 năm được nâng cấp từ ngân hàng nông thôn lên ngân hàng quy mô đô thị.

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Trong những năm gần đây, giữa các ngân hàng luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt để huy động vốn. Thị trường tài chính liên tục chứng kiến những cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng. Điều này làm ảnh hưởng không

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG Hội đồng quản trị Ban điều hành HỘI SỞ Các chi nhánh cấp I Các phòng ban Các chi nhánh cấp II Phòng giao dịch Ban kiếm soát Hội đồng tín dụng Hội đồng ALCO

nhỏ đến khả năng huy động vốn của ngân hàng. Tuy vậy, trong 3 năm qua, ABBank vẫn đạt mức tăng trưởng khá tích cực trong hoạt động huy động vốn của mình, và được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của ABBank

2008 2009 2010 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng vốn huy động 7.245 100 15.001 100 25.952 100 Nguồn huy động - Dân cư 3.443 47,5 5.988 39,9 9.619 37,3 - TCKT 3.802 52,5 9.013 60,1 16.333 62,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Loại tiền gửi

- Nội tệ 5.159 71,2 10.471 69,8 18.322 70,6

- Ngoại tệ 2.086 28,8 4.530 30,2 7.630 29,4

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ABBank các năm 2008, 2009, 2010)

Từ bảng trên cho thấy, nguồn vốn huy động của ABBank không ngừng tăng trong 3 năm gần đây. Năm 2008, đạt 7.245 tỷ, sang năm 2009 đã đạt 15.001 tỷ, tăng hơn 125% so với năm 2008, và năm 2010, ngân hàng đã huy động được 25.952 tỷ, tăng khoảng 73% so với cùng kỳ cuối năm 2009.

Kết thúc quý I/2011, ABBank cũng đã huy động được 8440 tỷ đồng, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2010, và đạt 24,7% kế hoạch năm 2011.

Mặc dù thị trường tài chính nước ta trong những năm qua có những diễn biến phức tạp cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, việc huy động vốn của ABBank đã gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng đều đặn. Đạt được kết quả này là nhờ các cơ chế chính sách linh hoạt về ưu đãi lãi suất nhằm đảm bảo tối ưu hóa lợi nhuận cho khách hàng gửi tiền, đồng thời duy trì chính sách chăm sóc khách hàng cũng như chú trọng công tác truyền thông, quảng cáo và khuyến mãi. ABBank đã liên tục cung cấp

nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm huy động tối đa nguồn vốn như: “Nhận quà ngay - Bay xuyên Việt”, “Tương lai ngày mai, tích lũy hôm nay” hay “Tính điểm đổi quà – du lịch Á Âu”. ABBank đã xây dựng được bộ sản phẩm huy động đa dạng trên thị trường, các chương trình khuyến mãi về sản phẩm huy động cũng được tổ chức khá thành công. Nhờ đó, ABBank luôn đạt mức tăng trưởng cao trong hoạt động huy động vốn.

Nguồn huy động chủ yếu của ngân hàng là bằng VND, chiếm trên 70% nguồn vốn huy động. Trong thời gian vừa qua, chênh lệch lãi suất tiền gửi bằng VND và bằng ngoại tệ luôn giữ ở mức cao, khiến cho việc gửi tiết kiệm bằng đồng nội tệ trở nên có lợi hơn với khách hàng.

Về cơ cấu nguồn vốn vẫn chưa có sự thay đổi nhiều. Nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn, trong đó chủ yếu huy động từ nhóm khách hàng quen thuộc của EVN, đối tác chính của ABBank. Nguồn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng thấp và đang có xu hướng giảm, và phải huy động ở mức lãi suất thuộc hàng cao trên thị trường.

2.1.3.2. Tình hình cho vay

Trong các hoạt động ngân hàng, cho vay là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu. Chính vì thế, chiến lược phát triển tín dụng lành mạnh, an toàn và hiệu quả được ABBank đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, ABBank đã thực hiện đúng những quy định của NHNN, quy chế tín dụng chung của ngân hàng, từng bước lành mạnh hóa tình hình tín dụng của mình. ABBank đã xây dựng quy chế riêng của mình về cho vay rất chặt chẽ, rõ ràng. Do vậy, hoạt động cho vay cũng đã thu được những kết qủa khá tốt. Tình hình cho vay của ABBank được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay của ABBank

Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 6.539 100 12.883 100 20.019 100 Theo thời hạn - Ngắn hạn 3.391 51,9 7.657 59,5 13.065 65,3 - Trung hạn 1.422 21,7 2.516 19,5 2.876 14,4 - Dài hạn 1.626 26,4 2.710 21,0 4.078 20,3

Theo đối tượng

- Cá nhân 1.951 29,8 3.443 26,7 5.593 27,9

- TCKT 4.588 70,2 9.440 73,3 14.426 72,1

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ABBank các năm 2008, 2009, 2010)

Năm 2008, hoạt động tín dụng của khối ngân hàng đều bị ảnh hưởng bởi chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ và sự điều chỉnh lãi suất của NHNN. Do vậy, dư nợ trong năm 2008 chỉ đạt 6.539 tỷ đồng. Tuy nhiên, sang năm 2009, dư nợ đã đạt đến 12.883 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2008. Năm 2010 tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng đều đặn trong hoạt động tín dụng của ABBank, góp phần quan trọng trong việc tăng doanh thu và lợi nhuận. Dư nợ cả năm 2010 đạt 20.019 tỷ đồng, tăng 55,4% so với năm 2009.

ABBank luôn cố gắng huy động các nguồn lực để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, đồng thời không ngừng cái tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy nhanh thời gian xử lý hồ sơ, phát hành bảo lãnh, thanh toán quốc tế… Ngoài ra, ABBank cũng tăng cường hợp tác, liên kết với các đối tác để tạo tính đa dạng, linh hoạt cho các sản phẩm tín dụng của mình, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Nhờ vậy, kết quả hoạt động tín dụng của ABBank luôn giữ được mức tăng trưởng đều đặn.

Các khoản vay của ABBank chủ yếu là cho vay ngắn hạn, với độ an toàn khá cao. ABBank cũng chủ yếu tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Ngoài các nhóm khách hàng truyền thống là khách

hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) thì ABBank hiện đang đặt thêm mục tiêu chinh phục các khách hàng doanh nghiệp lớn trong top VNR500 nhằm chứng minh năng lực, uy tín của mình trên thị trường tài chính. Tính đến năm 2010, ABBank đã thu hút thêm được 53 doanh nghiệp trong top VNR500, nâng số lượng khách hàng doanh nghiệp thuộc top VNR500 đang giao dịch tại ABBank lên con số 117 khách hàng trên 400 doanh nghiệp nằm trong VNR500 (không kể các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng).

Sang quý I/2011, tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu chậm lại. Dư nợ đạt 20.920 tỷ, tăng 4,5% so với cuối năm 2010. Sở dĩ như vậy là vì ABBank cùng toàn bộ hệ thống ngân hàng đang thực hiện chủ trương thắt chặt tiền tệ, hạn chế tăng trưởng tín dụng của Chính phủ, nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định tình hình kinh tế vĩ mô.

2.1.3.3. Các hoạt động khác

- Hoạt động thanh toán quốc tế:

Hoạt động thanh toán quốc tế tại ABBank đã phát triển và ngày càng lớn mạnh, tạo uy tín với khách hàng và các ngân hàng đại lý. Mạng lưới quan hệ đại lý được mở rộng lên đến 405 ngân hàng tại 62 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế

Đơn vị: triệu USD

2008 2009 2010

Doanh số 222,3 433,4 883 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phí dịch vụ 0,34 1,6 3,5

(Nguồn: Báo cáo thường niên ABBank năm 2008, 2009, 2010)

Doanh số và phí dịch vụ từ hoạt động thanh toán quốc tế liên tục giữ mức tăng trưởng cao, luôn vượt chỉ tiêu đề ra và đã có đóng góp lớn vào lợi nhuận của ngân hàng. Năm 2009, doanh số thu từ thanh toán quốc tế tăng

95%, phí dịch vụ tăng 327% so với năm 2008. Năm 2010, doanh số đạt 883 triệu USD, tăng 104% so với năm 2009, phí dịch vụ cũng tăng 120%. Tỷ lệ điện đạt chuẩn luôn đạt trên 95%, quy trình nghiệp vụ dần được hoàn thiện, chuẩn hóa tác nghiệp và đảm bảo an toàn dịch vụ. Với những kết quả đạt được, ABBank đã được các Ngân hàng lớn ở nước ngoài (Wells Fargo Bank, Citibank, HSBC) trao tặng danh hiệu:”Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc”.

- Hoạt động đầu tư tài chính:

Với định hình là một tổ chức tài chính hoạt động đa năng xoay quanh nghiệp vụ của một ngân hàng bán lẻ, hoạt động đầu tư tài chính của ABBank tập trung đầu tư cho các đơn vị liên kết, công ty con, đối tác chiến lược phục vụ cho lợi ích của cả tập đoàn như: công ty đầu tư bất động sản An Bình, công ty chứng khoán An Bình, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, công ty tài chính điện lực, công ty thông tin tín dụng tư nhân (PCB)… Năm 2010, hoạt động đầu tư tài chính đã đem lại giá trị lớn cho cả tập đoàn tài chính An Bình cùng khoảng 30 tỷ đồng lợi nhuận. Hiện nay, ABBank là một trong số ít các ngân hàng cổ phần mời gọi cổ đông nước ngoài tham gia thành công.

Ngoài ra, ABBank vẫn duy trì và củng cố mối quan hệ hợp tác chiến lược với các đối tác truyền thống là EVN, IFC và Maybank.

2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong những năm qua, toàn hệ thống ABBank đã không ngừng phấn đấu và luôn cố gắng hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Nhờ đó mà kết quả kinh doanh của ngân hàng không ngừng được nâng cao, thể hiện rõ qua bảng sau:

Bảng 2.4: Tình hình hoạt động kinh doanh của ABBank

( Đơn vị: triệu đồng)

Thu nhập hoạt động 336.833 838.009 1.332.474

Tổng chi phí 271.419 425.394 694.902

Lợi nhuận trước thuế 65.414 412.615 637.572

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ABBank các năm 2008, 2009, 2010)

Từ bảng trên cho thấy, lợi nhuận trong năm 2009 đã có sự tăng trưởng ngoạn mục so với năm 2008, tăng 531% so với năm 2008. Năm 2008, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 65 tỷ thì sang năm 2009 con số đã lên đến gần 413 tỷ. Năm 2008 nền kinh tế Việt Nam đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao tới 2 con số. Chính phủ đã quyết liệt thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, đẩy lùi lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời, trong năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới lan rộng, kinh tế suy giảm, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi thành phần kinh tế. Hoạt động tín dụng bị hạn chế. Điều này làm cho thu nhập từ lãi của hoạt động tín dụng bị suy giảm. Đồng thời, các khoản lỗ trong kinh doanh ngoại hối hay đầu tư chứng khoán của ABBank trong năm 2008 cũng đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Năm 2009, nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng. Chính sách của chính phủ chuyển từ chống lạm phát sang chống

Một phần của tài liệu hoat-dong-tin-dung-ca-nhan-tai-ngan-hang-tmcp-an-binh (Trang 29)