MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu hoat-dong-tin-dung-ca-nhan-tai-ngan-hang-tmcp-an-binh (Trang 77)

3.4.1. Về phía NHNN

- Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng:

Hiện nay, với việc thẩm định khách hàng cá nhân, một cổng thông tin dữ liệu quan trọng giúp cán bộ tín dụng có thể đánh giá năng lực tài chính của khách hàng là qua trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Để tạo thành một kênh thông tin tin cậy giúp các NHTM trong quản lý rủi ro và cho vay, năm 1999

NHNN đã chính thức thành lập CIC trên cơ sở tách Trung tâm Thông tin tín dụng trực thuộc Vụ Tín dụng - NHNN. CIC trở thành đơn vị sự nghiệp có chức năng thu nhận, phân tích, cung cấp thông tin, làm đầu mối của toàn hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng Việt Nam.

Đối với các khách hàng cá nhân, bản tin của CIC thông báo khá chi tiết và cụ thể về tình hình quan hệ tín dụng hiện tại, biểu đồ diễn biến phát sinh dư nợ 3 năm gần nhất, diễn biến nợ xấu trong 3 năm gần nhất, các thông tin khác như: số lượt hỏi tin về khách hàng, các hình thức vay vốn của khách hàng trong 3 năm gần nhất, tình hình tài sản đảm bảo của khách hàng. Tuy nhiên, với số lượng khách hàng cá nhân trên cả nước là khá lớn, vượt quá khả năng phục vụ của CIC thì chất lượng thông tin khách hàng do CIC cung cấp nhiều khi còn chưa đầy đủ. Mặt khác, sự phối hợp giữa CIC và các tổ chức tín dụng còn hạn chế, do đây là lĩnh vực hết sức nhạy cảm, liên quan đến cả quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng và của cả khách hàng. Hiện nay, NHNN đã cho phép triển khai thành lập trung tâm thông tin tín dụng tư nhân, nhưng vẫn chưa có hành lang pháp lý cụ thể cho hoạt động này. Vì vậy, NHNN cần tích cực hoàn thiện, nâng cao chất lượng các thông tin tài chính của CIC. Đồng thời, tạo hành lang pháp lý đồng bộ không chỉ cho CIC nói riêng mà còn cho cả hệ thống thông tin tín dụng phát triển.

Với việc cho phép thành lập trung tâm thông tin tín dụng cá nhân, có thể coi đây là quyết định đúng đắn của NHNN. Tuy nhiên, NHNN cần hoàn thiện văn bản hướng dẫn để hoạt động của các trung tâm này thực sự đem lại hiệu quả cho các ngân hàng, giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng cho toàn hệ thống.

- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng

NHNN cần nâng cao chất lượng cán bộ bằng cách thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng và kiểm tra nghiệp vụ. Ngoài ra NHNN còn phải thường xuyên mở

các buổi hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ ngân hàng, đưa ra các tiêu chuẩn cần thiết mà cán bộ ngân hàng cần phải có. Có như vậy thì chất lượng cán bộ mới được nâng lên và được đòi hỏi ngày càng cao khi nước ta gia nhập WTO. Đặc biệt các nhóm cán bộ tín dụng chuyên trách các khách hàng cá nhân cần phải được trang bị một số kĩ năng và kiến thức về thị trường nhà đất, thị trường động sản và bất động sản, kĩ năng phỏng vấn thông tin để thu thập thông tin và đánh giá, thẩm định khách hàng được chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

3.4.2. Về phía Chính phủ

- Ổn định tình hình kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát

Hiện nay, tình hình kinh tế nước ta đang đối mặt với nhiều khó khăn: giá cả, lạm phát, mặt bằng lãi suất tăng cao so với chỉ số lạm phát và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp; tình trạng đô la hóa và sử dụng vàng để kinh doanh, làm công cụ thanh toán trở nên phổ biến và nghiêm trọng hơn; tỷ giá biến động mạnh, giá vàng tăng cao; dự trữ ngoại hối giảm. Việc thực hiện đồng thời ba mục tiêu (kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội) và chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trong điều kiện lạm phát tăng cao, các cá nhân buộc phải thắt chặt chi tiêu, việc vay vốn ngân hàng cũng trở nên hết sức khó khăn do mặt bằng lãi suất quá cao. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tính thanh khoản và độ an toàn của các NHTM nói chung và hoạt động cho vay cá nhân nói riêng. Do vậy, Chính phủ phải có sự điều hành thận trọng nhằm bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế. Từ đó, giảm dần mặt bằng lãi suất, để tín dụng nói chung cũng như tín dụng cá nhân nói riêng được phát triển hơn nữa.

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính

Chính phủ cũng cần chỉ đạo UBND các cấp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Sở tài nguyên môi trường) đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng

nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc thẩm định, cho vay, thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm. Các cơ quan quản lý nhà đất từ thành phố đến xã phường có thể đẩy nhanh quá trình này bằng cách niêm yết công khai mọi thủ tục, cách làm hồ sơ, những giấy tờ cần thiết xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và Quyền sử dụng đất ở. Hệ thống loa đài của phường xã có thể được sử dụng để tuyên truyền, phổ biến nội dung này cho người dân rõ về chủ trương và cách làm, tránh tình trạng người dân không rõ thủ tục. Nghiêm túc xử phạt các cán bộ quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu dân chúng, làm chậm tiến độ, chủ trương của thành phố.

Đơn giản hoá thủ tục phát mại tài sản đảm bảo của ngân hàng và tổ chức tín dụng khi khách hàng đến hạn không trả được nợ. Triển khai tốt đăng ký giao dịch bảo đảm. Đối với các ngành công an, toà án phối hợp cùng ngân hàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

Tóm lại, để hoạt động tín dụng cá nhân được phát triển hơn nữa thì nỗ lực của riêng ABBank là chưa đủ. Sự phối hợp đồng bộ từ phía NHNN Việt Nam, từ Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền là rất quan trọng. Những thay đổi, cải cách trong hoạt động của các cơ quan này sẽ giúp ABBank thực vthi có hiệu quả các giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng.

KẾT LUẬN

Baì khóa luận đã khái quát những lý thuyết về tín dụng cá nhân và nêu lên thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ABBank từ năm 2008 đến nay. Sau khi nghiên cứu đề tài, người viết có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng cá nhân tại ABBank đã có sự phát triển nhanh và đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển chung của toàn ngân hàng. Dư nợ cho vay, lãi từ tín dụng cá nhân đều có sự tăng trưởng rõ rệt, chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ đều được đánh giá tốt. 2. Cơ cấu cho vay cá nhân tại ABBank chưa cân đối, cho vay bất động sản chiếm tỷ trọng cao, khoảng 50% tổng dư nợ. Trong khi đó, cho vay với các mục đích khác tuy đã được triển khai nhưng vẫn chưa thực sự phát triển.

3. Trong thời gian sắp tới, hoạt động tín dụng cá nhân được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn, khi Chính phủ đang quyết tâm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Theo đó tăng trưởng tín dụng sẽ bị hạn chế, cho vay phi sản xuất, đặc biệt là cho vay bất động sản và đầu tư chứng khoán sẽ bị kiểm soát chặt chẽ.

Từ việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động tín dụng cá nhân tại ABBank trong thời gian qua, người viết đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp về phía ABBank và mốt số kiến nghị đối với NHNN và Chính phủ nhằm duy trì và phát triển hoạt động này trong thời gian tới. Trong đó, về phía ABBank quan trọng nhất là việc đa dạng hóa cơ cấu cho vay, cải cách quy trình tín dụng.

Tóm lại, hoạt động tín dụng cá nhân tại ABBank đã thu được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, tuy vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế. Với mục tiêu trở thành “ngân hàng bán lẻ thân thiện”, hi vọng trong thời gian tới, hoạt động này sẽ tiếp tục duy trì những kết quả đạt được và phát triên hơn nữa, góp phần vào những mục tiêu chung của toàn ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình

1. TS Hồ Diệu (2000), Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê.

2. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

3. PGS.TS.Nguyễn Văn Tiến (2009), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê. 4. TS Trịnh Quốc Trung (2008), Marketing Ngân hàng, NXB Thống kê.

Báo, tạp chí

1. ThS Nguyễn Thị Minh Huệ (2009), Hoàn thiện hoạt động giám sát của NHNN Việt Nam đối với các NHTM, Tạp chí Ngân hàng số (22), tr.25-26. 2. Ths Nguyễn Thị Minh Huệ (2011), Giảm tăng trưởng tín dụng: khó kéo

lãi suất xuống, Tạp chí kinh doanh, (79), tr.11.

3. TS Nguyễn Đắc Hưng (2008), Cạnh tranh phát triển thị trường tín dụng tiêu dùng, Tạp chí Ngân hàng, (15), tr. 31-32. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Nguyễn Đức Lệnh (2011), Nghị quyết 11/NQ-CP và Chỉ thị 01/CT- NHNN: Những tác động đối với thị trường tiền tệ, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, (8), tr.44.

5. TS Phạm Tiến Thành và ThS Lê Thị Vân Khanh (2011),Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với các NHTM tại Việt Nam, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, (7), tr. 35-36.

6. TS Nguyễn Ngọc Thảo (2010), Một số giải pháp đào tạo nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, (24), tr.54-55.

Tài liệu nội bộ

1. Báo cáo tài chính của ABBank năm 2008, 2009, 2010, quý I/2011 2. Báo cáo của Ban kiểm soát ABBank 2008, 2009, 2010, quý I/2011 3. Báo cáo tổng kết của ABBank 2008, 2009, 2010

4. Báo cáo của Chủ tịch hội đồng quản trị ABBank năm 2008, 2009, 2010. 5. Cẩm nang tín dụng của khối Quan hệ khách hàng cá nhân - Ngân hàng

Các Website

1. Nguyễn Hoài (2011), Lãi suất: Chặn đầu vay thay cho đầu gửi, tải từ Website: http://vneconomy.vn/20110408085732668P0C6/lai-suat-chan- dau-vay-thay-cho-dau-gui.htm

2.Trần Nguyễn (2010), Mạnh tay cho vay tiêu dùng, tài tử website: http://vnbusiness.vn/articles/m%E1%BA%A1nh-tay-cho-vay-ti

%C3%AAu-d%C3%B9ng

3. Trịnh Minh Đức (2007), ABBank cùng Prévoir cho vay mua nhà có bảo hiểm , tải từ website: http://vneconomy.vn/66501P0C17/abbank-cung- prevoir-cho-vay-mua-nha-co-bao-hiem.htm

4. ABBank (2011), Tháng vàng tri ân, ưu đãi bất tận, tải từ website: http://abbank.vn/vi/Tin-ABBANK/Thang-vang-tri-an-uu-dai-bat-

tan.Show.564.aspx

5. VNR500 (2010), ABBANK và các giải pháp tài chính cho TOP VNR500, tải từ website: http://www.vnr500.com.vn/2010-08-31-abbank-va-cac-

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ABBank : Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình

BĐS : Bất động sản

NHNN : Ngân hàng Nhà nước

NHTM : Ngân hàng thương mại

PGD : Phòng giao dịch

QHKH : Quan hệ khách hàng

SXKD : Sản xuất kinh doanh

TCTD : Tổ chức tín dụng

TDCN : Tín dụng cá nhân

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Danh mục bảng

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của ABBank...30

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay của ABBank...31

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế...33

Bảng 2.4: Tình hình hoạt động kinh doanh của ABBank...34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.5: Tỷ trọng cho vay cá nhân trong tổng dư nợ...46

Bảng 2.6: Cơ cấu cho vay cá nhân theo mục đích vay...48

Bảng 2.7: Cơ cấu cho vay cá nhân theo thời hạn vay...50

Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu...52

Bảng 2.9: Tỷ lệ thu lãi từ hoạt động tín dụng cá nhân so với tín dụng....53

Bảng 2.10: Tỷ lệ sinh lời của tín dụng cá nhân...54

Bảng 2.11: So sánh giữa các ngân hàng...59

Danh mục biểu Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức ABBank...29

Sơ đồ 2.2: Quy trình tín dụng cá nhân tại ABBank...43

Hình 2.1: Tỷ trọng cho vay cá nhân trong tổng dư nợ...46

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Danh mục bảng

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của ABBank...30

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay của ABBank...31

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế...33

Bảng 2.4: Tình hình hoạt động kinh doanh của ABBank...34

Bảng 2.5: Tỷ trọng cho vay cá nhân trong tổng dư nợ...46

Bảng 2.6: Cơ cấu cho vay cá nhân theo mục đích vay...48

Bảng 2.7: Cơ cấu cho vay cá nhân theo thời hạn vay...50

Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu...52

Bảng 2.9: Tỷ lệ thu lãi từ hoạt động tín dụng cá nhân so với tín dụng....53

Bảng 2.10: Tỷ lệ sinh lời của tín dụng cá nhân...54

Bảng 2.11: So sánh giữa các ngân hàng...59

Danh mục biểu Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức ABBank...29

Sơ đồ 2.2: Quy trình tín dụng cá nhân tại ABBank...43

Hình 2.1: Tỷ trọng cho vay cá nhân trong tổng dư nợ...46

Một phần của tài liệu hoat-dong-tin-dung-ca-nhan-tai-ngan-hang-tmcp-an-binh (Trang 77)