Tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ABBank

Một phần của tài liệu hoat-dong-tin-dung-ca-nhan-tai-ngan-hang-tmcp-an-binh (Trang 48 - 58)

2.2.5.1. Dư nợ cho vay cá nhân

Trong những năm vừa qua, thị trường tài chính – ngân hàng ở nước ta chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Để khẳng định vị thế của mình, ABBank luôn nỗ lực hết mình để phục vụ khách hàng. Với định vị

là “ngân hàng bán lẻ thân thiện”, nhóm khách hàng cá nhân là nhóm khách hàng mục tiêu mà ABBank chú trọng phát triển. Cùng với sự phát triển chung của kinh tế xã hội, hoạt động tín dụng cá nhân tại ABBank cũng thu được nhiều kết quả tích cực. Tỷ lệ đóng góp của cho vay cá nhân trong tổng dư nợ tại ABBank được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5: Tỷ trọng cho vay cá nhân trong tổng dư nợ

2008 2009 2010 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 6.539 100 12.883 100 20.019 100 Cá nhân 1.951 29,8 3.443 26,7 5.593 27,9 TCKT 4.588 70,2 9.440 73,3 14.426 72,1

(Nguồn: báo cáo thường niên của ABBank năm 2008,2009,2010)

Có thể thấy tín dụng cá nhân chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ tín dụng của ABBank, cho thấy ABBank luôn hướng đến nhóm khách hàng cá nhân là khách hàng mục tiêu.

Dư nợ tín dụng qua các năm đều có sự tăng trưởng rõ rệt. So với năm 2008, tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân trong các năm 2009 và 2010 đều giảm. Cùng với sự tăng trưởng chung của tín dụng trong năm 2009, tín dụng cá nhân cũng có sự tăng trưởng nhanh, tuy có thấp hơn so với mức tăng của tín dụng. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng là 97%, trong khi đó tăng trưởng tín dụng cá nhân tăng 76,5%. Nguyên nhân là trong năm 2009, ABBank chủ yếu tập trung cho vay các doanh nghiệp theo chương trình hỗ trợ lãi suất của chính phủ. Sang năm 2010, dư nợ tín dụng cá nhân tăng 62%, đạt 5593 tỷ, chiếm 27,9% tổng dư nợ của toàn ngân hàng. Dư nợ tín dụng chung tăng 55,4%.

Tuy nhiên, kết thúc quý I/2011, cho vay cá nhân đã giảm. Tín dụng chung toàn ngân hàng tăng trưởng ở mức thấp 4,5%, đạt 20.920 tỷ. Trong khi đó tín dụng cá nhân giảm xuống còn 5.418 tỷ đồng, chỉ bằng 96,9% so với cuối năm 2010. Tỷ trọng cho vay cá nhân trong tổng dư nợ giảm xuống còn 25,9%. Thời điểm này, ABBank cũng như toàn hệ thống ngân hàng đang thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ do Chính phủ điều hành, theo đó tín dụng phi sản xuất sẽ bị hạn chế, đặc biệt là cho vay bất động sản và chứng khoán. Trong khi đó, nhu cầu vay vốn của các cá nhân chủ yếu không nhằm mục đích sản xuất kinh doanh, mà để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Tại ABBank các khoản vay bất động sản lại chiếm tỷ lệ khá cao. Vì vậy, việc giải ngân đối với nhiều khoản vay của khách hàng cá nhân bị cắt giảm, làm giảm dư nợ cho vay trong kỳ.

- Cơ cấu cho vay theo mục đích vay:

Hiện nay ABBank triển khai rộng rãi tất cả 11 gói sản phẩm dành cho các khách hàng cá nhân, nhằm phục vụ các nhu cầu chính của khách hàng về: bất động sản; mua ô tô; cầm cố sổ tài khoản; phục vụ sản xuất kinh doanh và

mục đích khác. Cơ cấu cho vay cá nhân theo mục đích vay được thể hiện như bảng sau:

Bảng 2.6: Cơ cấu cho vay cá nhân theo mục đích vay

2008 2009 2010 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ cá nhân 1.951 100 3.443 100 5.593 100 Cho vay BĐS 896 45,9 1.570 45,6 2.584 46,2 Cho vay mua ô tô 279 14,3 568 16,5 1.023 18,3 Cho vay cầm cố STK 199 10,2 324 9,4 498 8,9 Cho vay SXKD 398 20,4 578 16,8 1.035 18,5 Cho vay khác 179 9,2 403 11,7 453 8,1

(Nguồn: báo cáo của ban kiểm soát năm 2008, 2009, 2010)

Từ đó cho thấy, cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân tại ABBank là không đều. Cho vay bất động sản luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Sau đó là các khoản vay dành cho mục đích sản xuất kinh doanh của cá thể, hộ gia đình. Cho vay mua ô tô và cho vay cầm cố sổ tài khoản cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu dư nợ. Các khoản vay với mục đích khác nhìn chung còn hạn chế.

Các cá nhân sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng chủ yếu với mục đích mua nhà, đất. Dư nợ cho vay bất động sản chiếm đến gần 50% tổng dư nợ cá nhân. Hiện nay, nhu cầu của dân cư về mua nhà, đất là rất lớn, đặc biệt là ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, giá bất động sản trong những năm gần đây luôn ở mức cao. Các cá nhân có nhu cầu mua nhà, đất để ở tuy có thu nhập khá cao và ổn định nhưng vẫn cần có thời gian dài để tích lũy nguồn tài chính đủ để trả cho chi phí mua nhà. Vì vậy, vay vốn ngân hàng là một phương án khả thi nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với các đặc tính mà sản phẩm You House đem lại cho khách hàng như: thời hạn vay dài, lên đến 20 năm; thời gian ân hạn lên đến 36 tháng; ngân hàng có thể đáp ứng đến 90% nhu cầu vốn của khách hàng, đồng thời khi sử dụng sản phẩm này, khách hàng còn được ABBank mua bảo hiểm của công ty bảo hiểm Prevoir của Pháp, You House luôn là một sản phẩm chủ lực của ABBank dành cho các khách hàng cá nhân.

Cho vay mua ô tô có xu hướng tăng trong cơ cấu dư nợ cá nhân. Sự gia tăng này là hoàn toàn hợp lý khi hiện nay nhu cầu mua sắm ô tô đi lại của người dân tăng rất nhanh, đáp ứng nhu cầu đi lại của khách hàng. Việc sở hữu một chiếc ô tô như ý không còn quá khó khăn. Đối tượng chủ yếu vay mua ô tô là những người làm công ăn lương có thu nhập cao và ổn định tại các doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước. Tài sản đảm bảo thường chính là chiếc ô tô được khách hàng mua. Hình thức giải ngân chủ yếu đối với hình thức vay này là chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của người bán. Do vậy ngân hàng có khả năng kiểm soát được mục đích vay vốn của khách hàng.

Với 2 sản phẩm You shop và You shop Plus, ABBank đã thu hút được lượng khách hàng vay vốn với mục đích sản xuất kinh doanh là khá đáng kể, chiếm gần 20% trong cơ cấu vay của khách hàng cá nhân. 2 sản phẩm này hướng đến các hộ gia đình sản xuất kinh doanh cá thể, các tiểu thương tại các chợ nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động thiếu hút tạm thời cho họ.

Ngoài ra, cho vay cầm cố sổ tài khoản cũng chiếm tỷ trọng khá trong cơ cấu cho vay cá nhân của Ngân hàng. Đối với hình thức cho vay này, tài sản đảm bảo chính là sổ tiết kiêm, số dư tài khoản, giấy tờ có giá của khách hàng. Điều này đảm bảo cho Ngân hàng kiểm soát được khả năng tài chính của khách hàng, tăng tính an toàn cho các khoản tín dụng cung cấp.

Các mục đích vay khác như: cho vay thấu chi, cho vay du học, cho vay đầu tư chứng khoán… ở ABBank hiện chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ trên dưới 10% tổng dư nợ. Đặc biệt với hình thức cho vay cầm cố chứng khoán, ABBank có triển khai, nhưng với tỷ trọng chưa lớn. ABBank chỉ cấp một hạn mức nhỏ và chọn các cổ phiếu có tính thanh khoản tốt để nhận cầm cố. Trong thời gian tới, ABBank nên mở rộng và phát triển thêm các khoản vay này.

- Cơ cấu cho vay cá nhân theo thời hạn vay:

Tại ABBank, nếu xét các khoản vay theo thời hạn thì chủ yếu ngân hàng cho vay với kì hạn ngắn, trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Với khách hàng cá nhân, cho vay ngắn hạn còn chiếm tỷ lệ cao hơn. Cơ cấu cho vay cá nhân theo thời hạn vay được thể hiện như bảng sau:

Bảng 2.7: Cơ cấu cho vay cá nhân theo thời hạn vay

2008 2009 2010 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 1.951 100 3.443 100 5.593 100 Ngắn hạn 1.116 57,2 2.057 59,8 3.551 63,5 Trung hạn 467 23,9 787 22,8 1.186 21,2 Dài hạn 369 18,9 599 17,4 856 15,3

Hình 2.3: Cơ cấu cho vay cá nhân theo thời hạn vay

Quý I/2011, dư nợ cho vay cá nhân là 5.418, trong đó cho vay ngắn hạn là 3.343 tỷ đồng, chiếm 61,7%, trung hạn là 1.132 tỷ đồng, chiếm 20,9%, còn lại là vay dài hạn chiếm 17,4%.

Như vậy, các khoản vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu vay, gần 60%. Điều này đảm bảo an toàn hơn cho ngân hàng. Thông thường, các khoản vay cá nhân thường có giá trị không lớn. Khách hàng thường vay trong ngắn hạn để bù đắp nguồn vốn tạm thời, hoặc cho các nhu cầu cấp bách. Khi có nguồn thu nhập khác để trả nợ, khách hàng thường trả nợ trước hạn.

Các khoản vay trung và dài hạn thường áp dụng đối với các khoản vay có giá trị lớn hơn dành cho mục đích mua nhà, đất; mua ô tô. Ngân hàng có thể áp dụng hình thức cho vay trả góp đối với các khoản vay này. Thu nhập chính để trả nợ là từ thu nhập hàng tháng, quý của người vay. Với kỳ hạn trung và dài sẽ phù hợp hơn với luồng tài chính mà khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng trong việc trả nợ.

2.2.5.2. Chất lượng tín dụng cá nhân

ABBank luôn coi trọng công tác quản trị rủi ro tín dụng, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại từng chi nhánh và cả toàn hệ thống.

- Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu

Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu là 2 chỉ tiêu cơ bản phản ánh chất lượng tín dụng. Bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại ABBank trong thời gian qua:

Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu 2008 2009 2010 Tỷ lệ nợ quá hạn Tín dụng cá nhân 6,39% 3,2% 2,98% Tín dụng chung 7,54% 3,06% 3,14% Tỷ lệ nợ xấu Tín dụng cá nhân 3,71% 1,28% 1,03% Tín dụng chung 4,16% 1,46% 1,32%

(Nguồn: Báo cáo của Ban kiểm soát ABBank năm 2008, 2009, 2010)

Từ bảng trên cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay cá nhân có xu hướng giảm dần. Nhìn chung, so với tín dụng doanh nghiệp, các tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của khách hàng cá nhân là nhỏ hơn. Điều này cho thấy các khoản vay cá nhân tại ABBank có độ an toàn khá tốt, công tác thẩm định, thu hồi nợ cũng được chú trọng.

Năm 2008 hoạt động tín dụng nói chung cũng như tín dụng cá nhân nói riêng gặp khá nhiều khó khăn.Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu khá cao, tuy vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Tỷ lệ nợ quá hạn là 6,39% và nợ xấu lên đến 3,71%. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nói chung, dẫn đến các khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao khiến ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro tín

dụng khá lớn, ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của toàn ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu cao ảnh hưởng tính thanh khoản của ngân hàng, làm tăng nguy cơ rủi ro cho ngân hàng.

Sang năm 2009, tình hình đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm còn 3,2% và nợ xấu là 1,28%. Đây là năm mà ABBank đã thành lập nên hệ thống quản lý rủi ro với chức năng giám sát rủi ro trong toàn ngân hàng, Bộ phận này hoạt động độc lập và tổ chức độc lập với các bộ phận kinh doanh khác trong ngân hàng. Nhờ đó, các khoản nợ xấu được cải thiện đáng kể. Điều đáng chú ý là trong năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn của khách hàng cá nhân cao hơn của khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, các khoản nợ của khách hàng thường chỉ quá hạn trong thời gian ngắn, vì vậy tỷ lệ nợ xấu vẫn thấp hơn so với tín dụng chung. Năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vẫn duy trì ở mức thấp. Nợ quá hạn chiếm 2,98% và nợ xấu là 1,03%.

3 tháng đầu năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn là 3,83% và nợ xấu là 1,31%, có dấu hiệu tăng cao hơn so với cuối năm 2010. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn quản lý chặt chẽ các khoản nợ vay của mình. Hầu hết các khoản nợ quá hạn đều có khả năng thu hồi vì tài sản đảm bảo đều có tính khả mại, chủ yếu là bất động sản.

- Tỷ lệ thu lãi từ hoạt động tín dụng cá nhân so với tín dụng

Bảng 2.9: Tỷ lệ thu lãi từ hoạt động tín dụng cá nhân so với tín dụng

Đơn vị: tỷ đồng

2008 2009 2010

Lãi từ TDCN 475 501 1.063

Lãi từ tín dụng chung 1.495 1.647 3.280

Tỷ lệ thu lãi từ TDCN 31,8% 30,4% 32,4%

Từ bảng trên cho thấy, lãi từ hoạt động tín dụng cá nhân đều tăng qua các năm, tăng mạnh nhất vào năm 2010. Năm 2008, tín dụng cá nhân đem lại cho ABBank khoản lãi là 475 tỷ đồng thì sang năm 2009 lãi đạt 501 tỷ, tăng 5,3%. Năm 2010, lãi từ tín dụng cá nhân đã lên đến 1.063 tỷ, tăng 112%. Sau 3 tháng đầu năm 2011, lãi thu từ hoạt động tín dụng cá nhân là 224 tỷ, chiếm 29,2% lãi từ hoạt động tín dụng. Đồng thời, do lãi cho vay cá nhân luôn cao hơn cho vay doanh nghiệp đến gần 2%/năm nên tỷ trọng thu lãi từ tín dụng cá nhân luôn cao hơn tỷ trọng dư nợ cá nhân trên tổng dư nợ. Điều này cho thấy, hoạt động tín dụng cá nhân đem lại mức lợi nhuận lớn, đóng góp vào sự tăng trưởng của toàn ngân hàng.

- Tỷ lệ sinh lời của tín dụng cá nhân

Bảng 2.10: Tỷ lệ sinh lời của tín dụng cá nhân

Đơn vị: tỷ đồng

2008 2009 2010

Lãi từ TDCN 475 501 1.063

Dư nợ bình quân 1.951 3.443 5.593

Tỷ lệ sinh lời của TDCN 24,3% 14,6% 19%

Như vậy có thể thấy, hoạt động tín dụng cá nhân có tỷ lệ sinh lời khá cao. Năm 2008, tỷ lệ sinh lời đạt mức cao nhất, lên đến 24,3%. Trong năm đó, giữa các ngân hàng liên tục diễn ra cuộc đua lãi suất khốc liệt, ABBank cũng không nằm ngoài cuộc chơi đó. Lãi suất đầu vào bị đẩy lên mức cao, bắt buộc lãi suất cho vay ra của ngân hàng cũng phải lớn hơn để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận. Vì thế, thu lãi trên dư nợ của các khoản vay các nhân là khá lớn.

Sang năm 2009, 2010, khi tình hình kinh tế vĩ mô đã dần đi vào ổn định, mặt bằng lãi suất đã hạ dần thì có thể thấy tỷ lệ sinh lời của tín dụng cá nhân cũng giảm theo.

Một phần của tài liệu hoat-dong-tin-dung-ca-nhan-tai-ngan-hang-tmcp-an-binh (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w