Hoàn thiện quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu hoat-dong-tin-dung-ca-nhan-tai-ngan-hang-tmcp-an-binh (Trang 68 - 70)

Cho vay với khách hàng cá nhân là các khoản vay có độ rủi ro cao, do các yếu tố mang tính chủ quan trong quá trình thẩm định, xét duyệt vay. Hiện nay, tại nhiều chi nhánh của ABBank, các chuyên viên quan hệ khách hàng phải đảm nhận nhiều khâu từ tìm kiếm khách hàng, thẩm định, giám sát thu nợ… nên không tránh khỏi những sai sót. Để đảm bảo tính an toàn cho các khoản vay, ABBank cần xây dựng quy trình tín dụng cá nhân thích hợp, theo hướng chuyên môn hóa từng khâu, và đặc biệt phải chú trọng tới công tác thẩm định và giám sát sau vay.

Thẩm định là khâu quan trọng trong quy trình tín dụng, nó quyết định tới việc có cho khách hàng vay hay không, đồng thời quyết định chất lượng khoản vay. Trong khâu này, việc thu thập thông tin về khách hàng là vô cùng quan trọng. Đối với khách hàng cá nhân, việc thẩm định chủ yếu dựa vào các thông tin do khách hàng cung cấp. Thông thường, các thông tin này có thể có độ chính xác không cao. Vì vậy, các cán bộ làm công tác thẩm định cần chủ động tìm hiểu thông tin về khách hàng qua các nguồn sau:

+ Xem xét thông tin của khách hàng tại các hồ sơ lưu nội bộ của ngân hàng.

+ Trực tiếp gặp gỡ, tìm hiểu khách hàng về nơi ở, nơi làm việc của khách hàng.

+ Tìm hiểu qua trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN. CIC cung cấp các thông tin về tình hình tài sản đảm bảo, quan hệ tín dụng của khách hàng tại các tổ chức tín dụng khác. Đây là nguồn thông tin tham khảo quan trọng cho biết tình hình tài chính của khách hàng.

ABBank cũng nên xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng cá nhân, xây dựng hệ thống thu thập cơ sở dữ liệu khách hàng, đồng thời kết hợp đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động để quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng, hỗ trợ hoạt động xét duyệt tín dụng.. Mỗi khách hàng sẽ được xếp hạng tín dụng tùy vào các yếu tố hữu quan bao gồm: tình hình tài chính của khách hàng và giao dịch qua tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộgiúp theo dõi, nhận dạng, kiểm soát rủi ro trong phê duyệt tín dụng. Đồng thời, tạo ra cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng chính sách khách hàng, chính sách tín dụng cho phù hợp với từng địa bàn, từng chi nhánh.

Ngân hàng phải thường xuyên đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng. Việc kiểm tra, giám sát thường xuyên các khoản vay của khách hàng là hết sức cần thiết, nhằm đảm bảo việc vốn vay có được sử dụng đúng mục đích, khách hàng có thiện chí trả nợ hay không.

Công tác kiểm tra sử dụng vốn vay cần được tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Cán bộ theo dõi khách hàng cần thu thập bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ kiểm tra sau cho vay nhằm đảm bảo các khoản nợ vay được giám sát chặt chẽ, thu hồi nợ kịp thời.

Một phần của tài liệu hoat-dong-tin-dung-ca-nhan-tai-ngan-hang-tmcp-an-binh (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w