UỶ NHIỆM THU

Một phần của tài liệu Luận văn Một số kiến nghị về công tác tổ chức hạch toán kế toán tại công ty giầy Thăng Long (Trang 26 - 28)

chỉ khi thanh toán với Bưu điện Công ty mới nhận được uỷ nhiệm thu của Bưu điện kèm với các hoá đơn điện thoại. Trong trường hợp này do có sự ký

kết tay ba giữa Công ty Giầy Thăng Long, Bưu điện thành phố Hà Nội và

Ngân hàng Công thương khu vực II Hai Bà Trưng nên khi bưu điện gửi hoá đơn điện thoại tới ngân hàng, ngân hàng sẽ tự động thanh toán cho bưu điện

và gửi bản uỷ nhiệm thu cùng với các chứng từ gốc về cho công ty.

Khi nhận được giấy báo của ngân hàng kế toán ngân hàng ghi sổ và

định kỳ gửi cho kế toán trưởng.

UỶ NHIỆM THU

Bưu điện Hà Nội Ngày 31 tháng 3 năm 2002 Khách hàng: Công ty giầy Thăng Long

Số tài khoản: 890M - 00020

Ngân hàng: Công thương khu vực 2 - Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội.

Đơn vị bán hàng: Trung tâm dịch vụ khách hàng Bưu điện Hà Nội.

Số tài khoản: 701 I - 01129

Ngân hàng: Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương thành phố Hà Nội.

Hợp đồng số: 93BD ngày 1/1/1993.

Số lượng từng loại chứng từ kèm theo: 03/2002

Số tiền chuyển bằng chữ: Mười một triệu, một trăm tám tư nghìn sáu

trăm bốn tám đồng.

Bằng số: 11.184.648

Số ngày chậm trả:

(Ký tên, đóng dấu)

Với các nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ, khi nhận được đơn đặt

hàng hoặc đặt mua nguyên vật liệu, bạn hàng sẽ gửi L/C tới ngân hàng giao dịch của mình hoặc công ty sẽ mở L/C chuyển tới ngân hàng giao dịch của khách hàng. Và sau khi hàng hoá được giao, tiền hàng sẽ được trả thông qua ngân hàng. Đây là hình thức thanh toán với bạn hàng rất nhanh chóng và tiện

lợi, ít sai sót.

2.1.3.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản trong hạch toán TGNH.

Khi hạch toán TGNH, kế toán ngân hàng sử dụng TK 112 "Tiền gửi

ngân hàng". Nội dung và kết cấu tài khoản được phản ánh như sau:

Bên nợ: Các khoản tiền gửi vào ngân hàng. Bên có: Các khoản rút ra từ ngân hàng.

Dư nợ: Số tiền hiện đang gửi tại ngân hàng.

TK112: được chi tiết thành các tiểu khoản.

TK 1121: Tiền Việt Nam đang gửi tại ngân hàng.

TK 1122: Ngoại tệ đang gửi tại ngân hàng đã quy đổi ra tiền Việt Nam.

TK 1123: Giá trị vàng bạc kim khí quý, đá quý đang gửi tại ngân hàng. Ngoài ra TK 112 còn được chi tiết cho từng ngân hàng giao dịch.

2.1.3.3. Hạch toán chi tiết và tổng hợp TGNH.

Công ty giầy Thăng Long có 3 ngân hàng giao dịch chính.

Ngân hàng công thương khu vực II - Hai Bà Trưng - Hà Nội (A).

Ngân hàng cổ phần công thương Việt Nam (B).

Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (C).

Do đó khi mở các sổ chi tiết kế toán TGNH mở các sổ chi tiết cho TK

112.

Sổ chi tiết TK 1121 (A), TK 1122 (A).

Sổ chi tiết TK 1121 (B), TK 1122 (B) Sổ chi tiết TK 1121 (C) TK 1122 (C).

Điều này nhằm tránh nhầm lẫn, sai sót khi hạch toán TGNH. Khi hạch toán VNĐ, kế toán TGNH hạch toán trên các sổ chi tiết tương tự như với hạch

toán tiền mặt.

Khi hạch toán ngoại tệ, đầu mỗi tháng, kế toán chuyển số dư cuối tháng trước sang đầu tháng này nguyên giá ngoại tệ và giá trị VNĐ.

Trong tháng định kỳ 5 ngày kế toán ghi sổ 1 lần dựa vào các chứng từ

phát sinh và tỷ giá ngoại tệ mỗi ngày.

Cuối tháng, kế toán tính số dư ngoại tệ, VNĐ và tính toán chênh lệch tỷ

giá.

ở đây, kế toán sử dụng tỷ giá thực tế và chỉ điều chỉnh chênh lệch 1 lần

vào cuối tháng.

Định kỳ 5 ngày, căn cứ vào giấy báo nợ của ngân hàng và các chứng từ

gốc liên quan kế toán lên NKCT số 2.

Căn cứ vào giấy báo có và các chứng từ gốc, kế toán TGNH lên bảng

kê số 2. Cuối mỗi tháng, khoá NKCT 2, Bảng kê số 2.

Một phần của tài liệu Luận văn Một số kiến nghị về công tác tổ chức hạch toán kế toán tại công ty giầy Thăng Long (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)