Vai trò của vốn vay NHTM đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động cho vay doanh nghiệp tại NH No&PTNT đông triều (Trang 25 - 27)

Mục đích vay vốn của khách hàng nhằm bù đắp những thiếu hụt trong quá trình hoạt động, tuỳ theo nhu cầu đầu vào của quá trình hoạt động, khách hàng vay vốn có thể đầu tư mua sắm TSCÐ hoặc mua sắm vật tư, hàng hóa (TSLÐ) gọi tắt là “đối tượng vay vốn”. Các nhu cầu vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu là do sự chênh lệch thời gian giữa chi phí và thu nhập kinh doanh. Thật vậy, giữa thời điểm mua nguyên vật liệu và thời điểm bán sản phẩm có một thời hạn thay đổi tuỳ thuộc vào độ dài của hoạt động sản xuất, chế biến và lưu kho của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc bán hàng thường kèm theo thời hạn thanh toán tiền hàng. Do vậy, các doanh nghiệp phải có nguồn ngân quỹ thoả đáng để đáp ứng đầy đủ kịp thời các nhu cầu kinh doanh. Thực tế các doanh nghiệp thường không đủ vốn để bù đắp mọi khoản sử dụng trong kinh doanh, mặc dù các doanh nghiệp cũng được người cung cấp của họ dành cho một thời hạn trả chậm khi mua hàng thì các doanh nghiệp vẫn không đủ ngân quỹ để đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu đó. Vì vậy, các doanh nghiệp thường phải xin vay vốn ngân hàng để đảm bảo cân bằng ngân quỹ, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình. Do đó, có thể khẳng định nguồn vốn cho vay của NHTM góp phần hình thành thị trường tài chính đáp ứng nhu cầu vốn cơ bản cho sản xuất, chế biến lưu thông hàng hoá của doanh nghiệp. Vai trò này của NHTM đối với các doanh nghiệp thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất, vốn vay của NHTM góp phần thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn:

Trong nền kinh tế thị trường, để mở rộng quy mô sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lớn, để có được lượng vốn này thông thường các

doanh nghiệp phải đi vay của các ngân hàng thương mại. Nguồn vốn cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp tuân thủ một cơ chế cho vay chung là cho vay đảm bảo thu hồi cả gốc, lãi đầy đủ, đúng hạn, vốn vay phải đem lại hiệu quả kinh tế. Điểm này bắt buộc các doanh nghiệp phải suy nghĩ: Sản xuất kinh doanh cái gì? Như thế nào? Bán đi đâu? Hạch toán kinh tế ra sao? để tiết kiệm cho phí đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm và thu được phần lãi cao nhất. Hơn nữa, trong quá trình cho vay NHTM vẫn có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp đồng thời đôn đốc các doanh nghiệp vay vốn trả nợ đúng hạn, do vậy đồng vốn của doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả hơn. Như vậy, hoạt động cho vay của NHTM đã thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn.

Thứ hai, vốn vay của NHTM đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh của doang nghiệp:

Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường đặc biệt trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, các doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới, tức là phải thường xuyên nâng cao trình độ của mình kể cả kiến thức xã hội, khả năng áp dụng quy trình, công nghệ kỹ thuật mới trong quá trình sản xuất kinh doanh, chấp nhận sự cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là một đòi hỏi tất yếu đối với các doanh nghiêp, các doanh nghiệp cần phải có một nguồn vốn đủ để đáp ứng những đòi hỏi đó, mà nguồn vốn tự có của doanh nghiệp thường không đủ cho những đòi hỏi này, vì vậy các doanh nghiệp phải đi vay mà chủ yếu là vay của NHTM.

Thứ ba, vốn vay của NHTM góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp:

Để thực hiện các quyết định đầu tư, các chủ doanh nghiệp thường thích sử dụng vốn vay thông qua việc vay vốn chủ doanh nghiệp vẫn nắm chắc quyền kiểm soát doanh nghiệp, hơn nữa các doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận từ tiền vay lớn hơn lãi phải trả làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp gia tăng đáng kể. Ngoài ra,

doanh nghiệp lại được hưởng một khoản tiết kiệm nhờ lãi vì lãi tiền vay được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHTM:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động cho vay doanh nghiệp tại NH No&PTNT đông triều (Trang 25 - 27)