1 3.2 Các nhân tố khách quan
2.4.1. Những mặt đã đạt được
Từ việc nhận thức rõ tầm quan trọng của khách hàng doanh nghiệp đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp nói riêng.
Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Đông Triều đã chủ động tiếp cận, đầu tư vốn, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp ngày một nhiều hơn, kết quả đạt được như sau:
Thứ nhất: Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngày càng tăng nhanh. Năm 2006 dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 162.313 triệu đồng, năm 2007 dư nợ cho vay doanh nghiệp tăng lên đạt 243.614 triệu đồng, năm 2008 dư nợ cho vay tiếp tục tăng lên tới 337.072 triệu đồng. Với mức tăng dư nợ cho vay như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có đủ vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời đã tạo điều kiện cho NHNo&PTNT Đông Triều mở rộng cho vay với nhiều đối tượng khách hàng doanh nghiệp và như vậy sẽ góp phần phân tán rủi ro do cho vay được nhiều doanh nghiệp hơn.
Thứ hai: Về chất lượng hoạt động cho vay tương đối tốt thể hiện qua số dư nợ xấu không cao và khá ổn định, điều này cũng thể hiện những hiệu quả đạt được trong việc thu hồi nợ. Năm 2006, chưa phát sinh nợ xấu, năm 2007 nợ xấu trong hoạt động cho vay doanh nghiệp là 2.873 triệu đồng do nền kinh tế bắt đầu rơi vào bất ổn, nhưng đến năm 2008, mặc dù nền kinh tế càng khó khăn hơn, nhưng nợ xấu trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng vẫn không tăng nhiều, ổn định ở mức 2.999 triệu đồng. Như vây, có thể nói hầu hết các doanh nghiệp vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả vốn tín dụng trong sản xuất kinh doanh ,đảm bảo được khả năng trả nợ đúng thời hạn, đủ gốc và lãi cho ngân hàng. Xét một các tổng quát, tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng đều ở mức thấp hơn so với mục tiêu đề ra.
Thứ ba: Trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp, ngân hàng đã điều hành tốt công tác kế hoạch và có chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp có hiệu quả. Cụ thể như: Ưu tiên vốn kịp thời cho các DN tại các khu, cụm công nghiệp… Có chính sách lãi suất ưu tiên cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ưu tiên lãi suất trong cạnh tranh, đặc biệt các doanh nghiệp là khách hàng truyền thống và những doanh nghiệp mới có quan hệ vay vốn lần đầu nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. Nhờ vậy mà ngân hàng đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đến vay
vốn, điều này được thể hiện qua số doanh nghiệp có quan hệ vay vốn ngân hàng ngày càng tăng: Năm 2006, số doanh nghiệp có quan hệ vay vốn ngân hàng là 73 doanh nghiêp, năm 2007 số doanh nghiệp có quan hệ vay vốn ngân hàng là 74 doanh nghiệp, năm 2008 số doanh nghiệp có quan hệ vay vốn ngân hàng là 92 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, với việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ linh hoạt đã tác động tốt đến chất lượng cho vay, tạo điều kiện cho DN, nâng cao năng lực tài chính cho ngân hàng, đồng thời ngăn chặn được những biểu hiện tiêu cực của cán bộ tín dụng.
Thứ tư: Từ việc mở rộng cho vay doanh nghiệp đã mở rộng các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Vì thực tế doanh nghiệp không chỉ là khách hàng vay vốn đơn thuần như hộ SX, tư nhân, hộ GĐ mà cùng với vay vốn là các hoạt động thanh toán trong nước, quốc tế, bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, phát hành thẻ… Đây là hướng đi rất quan trọng trong thực hiện mục tiêu chiến lược về dịch vụ của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Đông Triều nói riêng.
Thứ năm: Với những kết quả như trên đã mang lại thu nhập ngày càng cao cho ngân hàng, được thể hiện thông qua doanh thu của ngân hàng sau khi đã trừ đi các khoản chi phí trong những năm qua như sau: Năm 2006 đạt 11.239 triệu đồng, năm 2007 đạt 11.448 triệu đồng, năm 2008 đạt 18.734 triệu đồng.
Thứ sáu: Hệ thống APICAS được đưa vào hoạt động đã rút ngắn rất nhiều thời gian trong việc giao dịch với khách hàng.Thủ tục vay vốn trở lên dễ dàng và nhanh chóng, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho DN.
Ngoài ra, vốn cho vay của NHNo&PTNT Đông Triều đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của doanh nghiệp ở các khu, cụm công nghiệp, vùng nông thôn, và tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng tích cực và hiệu quả, nâng cao năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, các doanh nghiệp đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, nhất là các lao động tại chỗ chưa được đào tạo, tạo thu nhập thúc đẩy tiêu dùng, kích thích sự phát triển của thị trường nhất là thị trường nông nghiệp nông thôn, góp phần vào tốc độ tăng trưởng
kinh tế của huyện, góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp.