1 3.2 Các nhân tố khách quan
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế trong hoạt động
cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều
2.4.2.1. Hạn chế trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều
Bên cạnh những mặt đã đạt được ở trên, trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhất: Số lượng khách hàng doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều mặc dù có tăng lên qua các năm song số lượng đó còn rất ít so với số lượng doanh nghiệp có trên địa bàn huyện. Toàn huyện có 260 doanh nghiệp trong đó chỉ có 92 doanh nghiệp có quan hệ vay vốn ngân hàng, chiếm 35,38% số doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Trong số đó có 5/10 doanh nghiệp là DNNN và 87/250 doanh nghiệp là DNNQD.
Thứ hai: Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp chưa được tốt vẫn còn nợ xấu. đặc biệt là khối DNNN tỷ lệ nợ xấu ở mức khá lớn. Số liệu trên cân đối vẫn chưa phản ánh đầy đủ chất lượng đầu tư.
Thứ ba: hiện tượng "đảo nợ" còn diễn ra, nợ kỳ hạn nhỏ đến hạn, thậm trí kỳ hạn cuối đến hạn, lãi đến hạn trả không kịp thời phải chuyển quá hạn song đã sử dụng kỹ thuật nghiệp vụ để xử lý. Tình trạnh này đã che dấu chất lượng đầu tư, sai lệch khả năng thanh toán của khách hàng, hơn nữa vi phạm qui chế cho vay, làm giảm tác dụng biện pháp quản lý đối với cán bộ tín dụng, với đơn vị.Xét về định tính, có khoản nợ chất lượng, khả năng trả nợ chưa tốt song chưa được xử lý chuyển nhóm nợ kịp thời. Do vậy nợ phân nhóm chưa thể hiện đúng bản chất của nó.
2.4.2.2. Nguyên nhân
Trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp, Ngân hàng vẫn còn thụ động trong việc tiếp cận, nắm bắt, phân tích hoạt động của doanh nghiệp nên chưa có giải pháp cụ thể để tăng cường cho vay đối với doanh nghiệp.
Trình độ một số cán bộ tín dụng còn hạn chế trước những yêu cầu mới về Marketing, phân tích thị trường, đánh giá hiệu quả dự án. Ở NHNo&PTNT Đông Triều, đội ngũ cán bộ ngân hàng nói chung và CBTD nói riêng đa phần được đào tạo trong thời kỳ bao cấp, phần lớn thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức kinh doanh trong cơ chế thị trường, do vậy việc nắm bắt tình hình kinh tế - tài chính còn yếu, tuỳ tiện, trình độ phân tích, dự báo, dự đoán còn hạn chế. Thêm vào đó là trình độ hiểu biết luật của CBTD còn rất yếu do vậy ý thức chấp hành luật còn hạn chế. (Đặc biệt là Luật kinh tế, còn sơ hở trong việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục pháp lý kiểm tra trong và sau khi vay, hồ sơ tài sản thế chấp không chặt chẽ.) Do vậy hiệu quả trong hoạt động cho vay doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.
Thông tin về khách hàng doanh nghiệp chưa đầy đủ, có thể nói việc thu thập thông tin về doanh nghiệp còn quá yếu về các mảng như tài chính, vốn, năng lực, uy tín của doanh nghiệp ở trong quá khứ, hiện tại và chiến lược kinh doanh trong tương lai. Chính vì việc thu thập những thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất ít nên việc đưa ra quyết định cho vay rất dễ sai lầm. Ở NHNo&PTNT Đông Triều, nhiệm vụ này chưa được đặt ra thành quy chế bài bản cho các cán bộ trong ngân hàng mà mới chỉ dừng lại ở CBTD là chính, do vậy chất lượng thông tin phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm của CBTD. Ngoài ra, thông tin CIC (Bộ phận phòng ngừa rủi ro) đã hoạt động song chưa đồng bộ, còn hạn chế ở những doanh nghiệp lớn đôi khi thông tin nhận được chưa kịp thời.
Thực tế, nợ xấu trong cho vay DNNN do nguyên nhân kinh doanh thua lỗ của doanh nghiệp là chính, nhưng mặt khác tại NHNo&PTNT Đông Triều số lượng cán bộ tín dụng khối DN không nhiều, một cán bộ tín dụng quản lý nhiều đối tượng khách hàng, cho nên việc theo dõi thông tin về doanh nghiệp không thể đáp ứng được yêu cầu điều tra, thẩm định, sàng lọc, phân loại, giám sát hoạt động của các
doanh nghiệp. Do vậy, đã ảnh hưởng đến hiệu quả trong cho vay đới với doanh nghiệp của ngân hàng.
Bên cạnh đó, quy trình cho vay chưa được chặt chẽ. Quy trình cho vay là quy trình bắt buộc thực hiện trong quá trình thẩm định cho vay, giám sát các khoản vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng vốn cho vay. Song, trong quá trình thực hiện chưa đầy đủ nghiêm túc từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay doanh nghiệp, cụ thể là:
+ Bước chuẩn bị cho vay, phát tiền vay còn tồn tại như: Từ khi nhận được giấy đề nghị vay vốn của doanh nghiệp, qua quá trình tiếp cận thẩm định mục đích, điều kiện vay vốn, quyết định cho vay và hướng dẫn cho khách hàng doanh nghiệp hoàn tất thủ tục hồ sơ có lúc còn chưa tận tình, chi tiết. Từ đó, chưa đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho doanh nghiệp, còn phải để cho doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần gây khó khăn cho doanh nghiệp.
+ Bước kiểm tra trong và sau khi cho vay thực hiện thiếu nghiêm túc, chưa đúng quy trình nghiệp vụ đối với các khoản vay đã cung ứng cho doanh nghiệp. Chính vì vậy còn xảy ra tình trạng nâng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, không thẩm định kỹ, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Do vậy, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều.
* Nguyên nhân khách quan
Ngoài những nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng như trên, trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều còn chịu ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân khách quan như sau:
Thứ nhất: Doanh nghiệp vay vốn đa phần thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý vì thế chưa chấp hành tốt chế độ báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa được kiểm toán hàng năm. Do đó công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới từ hộ kinh tế đi lên thì công tác kiểm tra càng gặp
khó khăn nhiều hơn vì doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo tài chính chưa cập nhật, thiếu tin cậy, chưa phản ánh đầy đủ thực trạng hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ hai: Vốn tự có của các DNNQD thấp nên không đủ tỷ lệ tham gia vào các dự án lớn theo quy định, trong khi trên địa bàn Huyện DNNQD chủ yếu lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều doanh nghiệp khi tài sản cá nhân góp vào doanh nghiệp nhưng không làm thủ tục pháp lý chuyển quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng) như Luật doanh nghiệp đã quy định. Tài sản làm bảo đảm vốn vay còn thấp, chưa tách bạch rõ ràng tài sản của doanh nghiệp và tài sản của cá nhân, hộ gia đình. Điều này phản ánh mức độ thu hút tập trung vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp, dẫn đến việc mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất mới, hiện đại gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, khi doanh nghiệp chưa có cơ hội đầu tư vào dự án lớn thì hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Đông Triều cũng không có điều kiện để đầu tư vốn cho các doanh nghiệp và sẽ làm hạn chế việc đẩy mạnh hoạt động cho vay của ngân hàng.
Ngoài ra, môi trường pháp lý chưa được hoàn chỉnh, nhiều doanh nghiệp lợi dụng những khe hở đó để hình thành lên những “doanh nghiệp ma” làm ăn phi pháp. Điều này gây nhiều biến động ảnh hưởng xấu đến hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Đông Triều đối với doanh nghiệp.
Nguyên nhân quan trọng nhất phải kể đến là ảnh hưởng bất lợi từ tình hình kinh tế - xã hội. Cụ thể:
- Năm 2008, năm bản lề của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006
- 2010, là năm mà tình hình kinh tế - xã hội thế giới và trong nước biến động phức tạp, khó lường, thậm chí vận động theo chiều hướng trái chiều. Những tháng đầu năm thế giới phải đương đầu với nguy cơ khủng hoảng năng lượng, lương thực. Giá cả hầu hết các mặt hàng tăng cao, đặc biệt là lương thực và dầu mỏ, gây ra lạm phát trên phạm vi toàn cầu. Từ tháng 9 năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã lan rộng sang hầu hết các nước và mang tính toàn cầu. Khủng hoảng có xu hướng ngày càng trầm trọng và lan truyền sang tất cả các ngành kinh tế. Từ tình
trạng lạm phát cao, thế giới và trong nước phải đương đầu với nguy cơ giảm phát, nguy cơ suy giảm tăng trưởng sâu.
Trước tình hình trên, những tháng đầu năm Chính phủ đã lựa chọn mục tiêu ưu tiên hàng đầu hiện nay là kiềm chế lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội. Và từ giữa tháng 9 Chính phủ xác định nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách là: ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội. Giải pháp là: tháo gỡ khó khăn để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; huy động các nguồn lực để kích cầu đầu tư và tiêu dùng; bảo đảm an sinh xã hội và đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo; thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tài chính tích cực, hiệu quả; tập trung điều hành quyết liệt, linh hoạt và phù hợp với thực tế tình hình. Giải pháp thuộc về ngành NH những tháng đầu năm là thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ - thu giảm lượng tiền trong lưu thông, giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng; những tháng cuối năm chính sách tiền tệ đã được lới nỏng, lãi suất đã giảm nhiều và trở lại mức lãi suất đầu năm, tín dụng đã được mở cho sản xuất kinh doanh và cả cho tiêu dùng. Giải pháp đó đã chi phối và định hướng cho hoạt động của các TCTD nói chung và NHNo ĐT nói riêng.
- Đối với địa phương ngoài ảnh hưởng chung trên, thì thực hiện chỉ đạo tăng cường quản lý khai thác và kinh doanh than đã tác động ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế địa phương nói chung và hoạt động KD của NH nói riêng.
CHƯƠNG III: Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP