3.1. Biến động giá cả:
Theo giá cả thị trường và do cung cầu thị trường thường xuyên biến đổi nên giá cả trong nước vì thế cũng thay đổi theo.Nhất là gần đây khủng
hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá tiêu dùng trong nước và giá xuất khẩu nước ngoài. Điều này có thể gây lợi ít mà hại nhiều cho các công ty và cho người dân cho đến người tiêu dùng.
Giá cả của các nông sản phẩm nói chung và của thịt lợn nói riêng được xem là yếu tố quyết định tác động đến mọi đối tượng, từ người sản xuất, chế biến, tiêu thụ và người tiêu dùng. Đặc biệt như đã phân tích ở trên, chế biến và tiêu thụ thịt lợn hầu như hoàn toàn vận động theo cơ chế do thị trường điều tiết. Vì vậy biến động giá cả trên thị trường lại càng tác động một cách mạnh mẽ tới mọi giai đoạn từ sản xuất tới người tiêu dùng. Trong phần này nên tập trung tìm hiểu mối quan hệ của giá cả theo không gian, thời gian và chất lượng của nó.
- Giá cả theo không gian.
Giá cả theo không gian nghĩa là mức giá cả của cùng một loại hàng hoá ở những thị trường khác nhau tại cùng một thời điểm. Trong trường hợp lợn thịt ta thấy có sự rất khác biệt về giá cả giữa các vùng, các miền. Theo số liệu so sánh giá một số loại thịt lợn cùng một thời điểm tháng 9 năm 2008 tại một số điểm ở đồng bằng Bắc Bộ như huyện Kiến Xương_Thái Bình, huyện Tiên Lữ - Hưng Yên, huyện Gia Lâm - Hà Nội và chợ Hôm ở trung tâm Hà Nội thì giá bán lẻ thịt lợn tại các vùng có sự khác biệt, nhất là so sánh giữa thị trường nông thôn với thị trường thành phố. Chính sự chênh lệch này tạo điều kiện dòng thịt lợn chuyển từ nông thôn ra thành phố và làm cho các tác nhân tham gia vào kênh tiêu thụ thịt lợn năng động hơn, có nhiều đối tượng tham gia và cạnh tranh hơn.
Để nghiên cứu giá cả giữa người chăn nuôi, người bán buôn, người bán lẻ cũng như phản ánh hiệu quả tiêu thụ thịt lợn trên thị trường Thái Bình. Số liệu được tổng hợp từ các phiếu điều tra và được tính cho 100 kg thịt móc hàm, vì trên địa bàn chủ yếu người giết mổ mua thịt móc hàm tại hộ chăn nuôi. Kết quả tính toán được biểu diễn trên biểu 2.
Biểu 2: Giá cả thịt lợn giữa người chăn nuôi, của công ty và người bán lẻ Các loại thịt Khối lượng (kg) Người chăn
nuôi Công ty chế biến Người bán lẻ
Giá (1000 đ/kg) Thành tiền (1000 đ) Giá (1000 đ/kg) Thành tiền (1000 đ) Giá (1000 đ/kg) Thành tiền (1000 đ) 1. Thịt nạc 7,8 - - 22,0 171,60 24,2 188,76 2.Thịtmông. 22,0 - - 18,1 398,20 20,0 440,00 3. Thịt vai 20,5 - - 16,2 332,10 18,0 369,00 4.Thịtbachỉ. 13,0 - - 12,2 158,60 13,2 171,60 5. Xương 7,5 - - 10,5 78,75 11,3 84,75 6. Mỡ 4,5 - - 8,5 38,25 9,6 43,20 7. Lòng 11,4 - - 8,5 96,90 9,0 102,60 8. Chân giò 6,5 - - 12,0 78,00 13,2 85,80 9. Tim cật 0,8 - - 37,0 29,60 47,0 37,60
Như vậy theo biểu 2 ta thấy nếu người chăn nuôi bán cho người giết mổ tại nhà với giá thịt móc hàm là 13.000 đồng/kg, thì người giết mổ bán buôn với giá quy đổi ra thịt móc hàm là 14.240 đồng/kg và giá bán lẻ cho người tiêu dùng thì giá thịt hơi quy đổi là 15.683 đồng/kg. Đương nhiên phần chênh lệch giữa các loại giá này bao gồm cả công giết mổ, bán hàng, chi phí vận chuyển và cả thuế. Nếu tính giá trị biên tiêu thụ (MM- Marketing Margin) = 15.683-13.000 = 2.683 đồng/kg. Trên thực tế người giết mổ, người bán buôn và bán lẻ luôn tìm mọi cách giảm tối thiểu các chi phí có liên quan. Nếu so sánh thu nhập giữa người chăn nuôi, người giết mổ lợn và người bán lẻ ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng nếu một người giết mổ một ngày 2 con lợn trọng lượng lợn móc hàm khoảng 100 kg thì nếu họ bán buôn sẽ thu được khoảng 120.000 đồng và nếu họ trực tiếp bán lẻ sẽ thu
được khoảng 265.000 đồng (sau khi đã thanh toán cho người chăn nuôi). Nếu ta quay trở lại xem xét một người chăn nuôi phải mất khoảng 3- 4 tháng nuôi 2 con lợn mới có thu nhập bằng một người bán lẻ thịt lợn trong một ngày. Chính vì vậy đây là một bất hợp lý về phân bổ giá trị biên tiêu thụ giữa các đối tượng tham gia từ sản xuất tới người tiêu dùng.
- Giá cả theo thời gian và chất lượng thịt lợn
Trong phần này chúng tôi tập trung khảo sát sự biến động giá cả thịt lợn theo thời gian trong ngày, theo mùa vụ và theo xu hướng biến động trong 3 năm qua.
+ Giá cả thịt lợn trong ngày và theo mùa vụ.
Nhìn chung giá cả thịt lợn trên các thị trường đều biến động phụ thuộc vào mùa vụ, rõ rệt nhất là 2 mùa: mùa Hè và mùa Đông. Điều này có thể giải thích được do thời tiết khí hậu vào mùa đông lạnh mà khả năng tiêu dùng thịt lợn cũng như các loại thịt khác tăng lên. Nhất là vào dịp Tết nguyên đán lượng tiêu dùng tăng lên và thường là vào dịp này giá thịt lợn cao nhất trong năm.
Khảo sát giá cả thịt lợn trong ngày cũng thấy nó thay đổi như là một quy luật. Thường là giá thịt lợn các loại vào buổi sáng (khoảng 7 - 9 giờ) là cao nhất trong ngày và giảm dần cho tới chiều tối. Theo chúng tôi, yếu tố tác động tới sự biến động giá cả trong ngày như vậy chủ yếu là do không có thiết bị bảo quản nên thịt lợn sau khi mổ và bày bán trực tiếp ngoài môi trường không khí bình thường dẫn đến chất lượng thịt lợn rất nhanh xuống cấp, nhất là vào mùa hè. Điều này tác động tới cả người giết mổ cũng như người tiêu dùng. Người giết mổ luôn xem xét khả năng bán trong ngày (chủ yếu vào buổi sáng) để mổ. Qua tìm hiểu người giết mổ và bán tại các chợ thôn, xã cho thấy rằng hiện nay họ không thích mua lợn thịt quá to (trên dưới 100 kg lợn hơi) chủ yếu 2 lý do; thứ nhất khả năng tỷ lệ mỡ cao hơn, mà chủ yếu lý do thứ hai là lo không tiêu thụ hết trong ngày. Điều này lại
tác động đến người chăn nuôi, rất nhiều nơi hộ chăn nuôi bắt đầu bán lợn khoảng 70 - 80 kg lợn hơi.
3.2. Công nghệ sinh học.
Ngày nay các giống lợn đã được lai tạo giống và biến đổi gen nên chất lượng lợn thịt cũng thay đổi khác nhau, sự thay đổi sinh học trong thịt lợn có thể làm cho sản phẩm biến đổi nhanh hay chậm, dễ nhiễm bệnh và lây lan nên quy luật sinh học can thiệp làm ảnh hưởng việc tiêu thụ và xuất khẩu đôi khi không được như mong muốn mà nhà sản xuất phải tính toán hợp lí để sản phẩm luôn sạch,an toàn đến tay người tiêu dùng.
3.3. Công nghệ vận chuyển.
Khi chưa có dịch bùng phát ở lợn thì việc vận chuyển nhanh chóng dễ dàng hơn nhưng khi nhiều nơi có dịch thì việc kiểm dịch cũng như việc vận chuyển nhanh hay chậm có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nước ngoài.
3.4. Công nghệ giết mổ:
Nó phản ánh được kĩ năng của nhà sản xuất trong việc thực hiện giết mổ,nếu giết mổ đúng cách sẽ giữ được sự an toàn cho thực phẩm và bảo quản được lâu hơn và ngược lại.
3.5. Công nghệ chế biến bảo quản
Đây là giai đoạn quyết định cho việc tiêu thụ sản phẩm và chất lương sản phẩm khi xuất khẩu,chất lượng lợn thịt phụ thuộc vào việc bảo quản của nhà máy và tạo thương hiệu cho công ty.
CHƯƠNG III. Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện kênh tiêu thụ thịt lợn của công ty cổ phần thực phẩm nông
sản Thái Bình.