Các giải pháp hoàn thiện kênh tiêu thụ sản phẩm thịtlợn cho

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kênh tiêu thụ thịt lợn tại công ty cổ phần thực phẩm nông sản thái bình (Trang 64 - 68)

ty.

3.1. Về thị trường.

Để nắm bắt và đưa sản phẩm chiếm lĩnh được thị trường, công ty cần tiếp tục tổ chức các đoàn đi khảo sát, tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất, phát hiện và tỉm kiếm thị trường tiêu thụ thịt lợn ở trong và ngoài nước. Đồng thời thường xuyên nghiên cứu nắm bắt thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác làm ăn lâu dài, thậm chí phải mua các thông tin rất chi tiết về sản xuất, về các quy định của nước nhập khẩu; quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, thủ tục kiểm dịch, chế độ thuế các kênh lưu thông, tiêu thụ...

Nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia tìm kiếm thị trường xuất khẩu thịt lợn, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, các đơn vị tiêu thụ lợn nạc thương phẩm ngoài mức hỗ trợ của Nhà nước, còn được hỗ trợ theo Điều 8 của Quyết định 108/2002/QĐ- UB ngày 30/8/2002 của UBND tỉnh.

3.2. Quy hoạch hệ thống chế biến:

Mở rộng quy mô giết mổ, chế biến thịt lợn. Năm 2008 công ty xuất khẩu được 3000 con lợn cho thị trường Hồng Kông. Do đó giá bán thịt lợn nạc còn thấp và chưa ổn định, chỉ cao hơn từ 1500 đến 2000 đ/kg so với lợn lai kinh tế nên thu nhập của người nuôi lợn nạc chưa cao. Dự báo trong thời gian tới nhu cầu thịt sẽ tăng cao. Để tránh ô nhiễm môi trường và thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y, cần quy hoạch các lò mổ tập trung. Các cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn phải được trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật đảm bảo theo yêu cầu của quy trình sản xuất, tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Phải thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành của pháp luận về bảo vệ môi trường. Đồng thời công ty cần quy hoạch để đầu tư xây dựng hoặc mở rộng nhà máy giết mổ, chế biến thịt lợn với công suất 5-10 ngàn tấn/năm.

3.3. Về cơ chế chính sách.

Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển chăn nuôi lợn nạc trong các nông hộ có quy mô sản xuất khá, khuyến khích các hộ trong vùng quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn góp vốn bằng đất để tạo thành các xí nghiệp hay trang trại chăn nuôi lợn nạc với quy mô lớn và các xí nghiệp giết mổ lợn tập trung.

3.3.1. Về hỗ trợ vốn:

Để công ty có điều kiện đầu tư chuồng trại và trang thiết bị hiện đại, công ty cần được hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng trong 3 năm của tỉnh để đầu tư xây dựng xí nghiệp và hỗ trợ kinh phí mua lợn ngoại giống ông bà. Trước mắt công ty cần vay vốn để mua giống lợn ông bà theo dự án đã được duyệt. Các tổ chức, cá nhân nuôi lợn nạc trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ theo Quyết định 108/2002/QĐ-UB ngày 30/8/2002 của UBND tỉnh, mua lợn nái ngoại thuần về nuôi sinh sản có trọng lượng từ 20kg/con và số lượng từ 5 con trở lên được hỗ trợ 200000 đồng/con; mua giống để chăn nuôi lợn nạc thương phẩm có số lượng từ 50 con giống trở lên được hỗ trợ 20% giá giống cho lần đầu.

- Cần vốn hỗ trợ cho vay đầu tư xây dựng cơ bản 5 tỷ của Tỉnh.

- Tranh thủ vốn của khách hàng lợn sữa chuyển trước để chủ động sản xuất và tiêu thụ , tuy vậy vẫn phải có vốn để sản xuất và dự trữ các chi phí khác cần thiết khi phát sinh.

- Phối hợp các đơn vị cung ứng nguyên liệu để có vốn thu mua chế biến lợn sơ chế trong thời gian gần 1 tuần / đợt. Vì vậy phải có vốn để đầu tư thanh toán trong khi chờ thanh toán của tổng công ty và lãi suất ngân hàng.

3.3.2. Giải pháp về chuyển giao công nghệ:

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cán bộ cho Trung tâm khuyến nông, để công ty kết hợp với các trạm khuyến nông huyện, các hợp các xã, hiệp hội chăn nuôi đảm đương nhiệm vụ: Xây dựng mô hình, cung cấp cây giống,

tập huấn và chuyển giao kỹ thuật tiến bộ về chăm sóc, vệ sinh thú y? đối với chăn nuôi lợn nạc cho các hộ nông dân. Hình thành quỹ bảo hiểm chăn nuôi lợn nạc: Để hỗ trợ rủi ro về giá hoặc dịch bệnh cho người sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lợn nạc, sử dụng Bảo việt Thái Bình để xây dựng dự án hình thành quỹ bảo hiểm chăn nuôi lợn nái ngoại trên cơ sở người chăn nuôi và các nhà chế biến tiêu thụ thịt lợn đóng góp và có sự hỗ trợ ban đầu từ nguồn ngân sách của tỉnh.

3.4. Các giải pháp khác:

3.4.1. Về trình độ đầu tư và hình thức đầu tư:

- Đầu tư đến đâu sản xuất đến đó, chắc chắn mới đầu tư tiếp, không đầu tư tràn lan, đầu tư quy mô nhỏ, tận dụng triệt để cơ sở vật chất sẵn có, nhưng đảm bảo vệ sinh, môi trường được Cục thú y cấp giấy phép hoạt động, Sở y tế cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và đăng kí chất lượng sản phẩm, Sở Khoa Học Công Nghệ cấp giấy chứng nhận môi trường . - Máy móc thiết bị kết hợp các loại hiện đại, thiết bị đã qua sử dụng chất lượng còn đạt trên 80%, thiết bị ngoại và thiết bị nội để vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm(độ lạnh và chi phí sản xuất phù hợp yêu cầu) vừa tiết kiệmchi phí đầu tư và thu hồi vốn một cách nhanh nhất.

- Khi đã có điều kiện sẽ đầu tư từng bước hiện đại(đây là đặc trưng riêng của ngành chế biến thực phẩm thịt lợn đông lạnh).

3.4.2. Về cán bộ lao động:

Tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lí, chuyên môn, trong doanh nghiệp để bố trí vào các bộ máy quản lí , điều hành từng cơ sở sản xuất chế biến. Thuê chuyên gia về lạnh, kí thuật chế biến, thú y, KSC, bảo đảm chất lượng sản phẩm đúng quy định. Không cho phép tuỳ tiện cẩu thả bất kì 1 kg nào về chất lượng, vệ sinh sản phẩm. Cần nghiên cứu đến đâu tuyển chọn đến đó nhưng có một lực lượng đào tạo bồi dưỡng tập huấn cơ bản hoặc ngắn hạn để có đủ số lượng người và bố trí vào các dây truyền.

- Lao động: sử dụng hết lao động ở trạm kinh doanh chế biến và các đơn vị trong công ty hiện có, thuê công nhân chế biến của xí nghiệp hải sản và tuyển mới công nhân chế biến có đủ sức khoẻ, có chuyên môn và có trách nhiệm.

3.4.3. Về cơ chế quản lí:

- Phần tiêu thụ và xuất khẩu do phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đảm nhiệm, hạch toán kế toán tại văn phòng công ty.

- Từng cơ sở sản xuất chế biến hạch toán kế toán, thực hiện các định mức khoán cho từng công việc cụ thể, chịu trách nhiệm về kết quả( chất lượng, cân đối tài chính, an toàn).

- Có nội quy, quy chế về quy trình chế biến, an toàn lao động, thiết bị , phòng chống cháy, điện và trang bị phòng hộ lao động với các cơ sở lạnh, chế biến và điện.

3.4.4. Về thị trường tiêu thụ:

- Tăng trang thiết bị và cán bộ cho khâu tiếp thị, nghiên cứu thị trường đầu vào, đầu ra cho công ty.

- Giữ vững và phát triển quan hệ với Hồng Kông( lợn sữa), nghiên cứu và mở rộng thêm thị trường Trung quốc, Đài Loan.. bảo đảm chất lượng, giá cả, thị trường và thời gian theo hợp đồng đã kí. Xúc tiến mặt hàng mới( nạc, choai) với Hồng kông.

- Xây dựng quan hệ với tổng công ty chăn nuôi và xí nghiệp thực phẩm xuất khẩu để tiêu thụ và xuất khẩu thịt lợn mảnh.

- Mối quan hệ với các xí nghiệp chế biến khác, học tập kinh nghiệm, phối hợp trong những vấn đề cần thiết, giữ vững quan hệ với Hải quan, kiểm dịch và vận tải.

- Có cơ chế khen thưởng cho khách hàng tiêu thụ ổn định theo nghị quyết của Tỉnh.

* Giữ nghiêm ngặt các yếu tố bảo đảm chất lượng sản phẩm nước, điện, bao bì, môi trường, dịch bệnh, vệ sinh trang thiết bị xưởng và người lao động, vận tải, hành chính bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm với những thiết bị cần thiết, định kì kiểm tra một tháng và các cơ sở sản xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kênh tiêu thụ thịt lợn tại công ty cổ phần thực phẩm nông sản thái bình (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w