IV. Căn cứ đề xuất các phương hướng để phát triển và mở rộng thị
4.2.2. Thị trường nước ngoài:
Trong những năm trước, quy mô sản xuất của Việt Nam còn nhỏ, chủng loại xuất khẩu ít, mới xuất khẩu thịt lợn mảnh đông lạnh sang thị trường Nga ( chiếm khoảng 95% khối lượng xuất khẩu) và thịt lợn sữa , lợn choai sang thị trường Hồng Kông. Năm 2008 xuất khẩu 6000 tấn, trong đó thị trường Nga chỉ có 2000 tấn còn lại 4000 tấn sang thị trường Hồng Kông, các thị trường chủ yếu của thịt lợn là các thị trường mới như Hồng Kông, Trung Quốc, Lào, Malaixia, Singapo).
Xu hướng thị trường toàn cầu hóa, khu vực gắn với tự do hóa thương mại đã trở thành xu thế tất yếu. Việt Nam là thành viên chính thức của khu vực mậu dịch tự do ASEAN, mọi hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt nam tham gia vào thị trường khu vực chịu thuế suất từ 0- 5% và xóa bỏ hoàn toàn các rào cản phi thuế quan. Tuy nhiên khi tham gia vào thị trường AFTA chúng ta cũng có một số thuận lợi như hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường có khu vực chịu thuế suất thấp, trong đó có thịt lợn xuất khẩu.
Hiệp định Thương mại Việt Mỹ là tiền đề cho việc Việt Nam gia nhập WTO, khi là thành viên rồi thì hàng xuất khẩu của Việt Nam trong đó có thịt lợn được phép xuất khẩu vào các nước thành viên với mức thuế ưu đãi
thấp hơn hiện nay. Như vậy, việc tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới thì việc xuất khẩu thịt lợn sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn đan xen, trước mắt tận dụng cơ hội xuất khẩu thịt lợn như:
- Xuất khẩu thịt lợn mảnh, thịt lợn Block theo Hiệp định trả nợ trong kế hoạch cho Nga có sự giúp đỡ của Nhà nước và của Tỉnh Thái Bình.
- Đưa ra mặt hàng thịt lợn hướng nạc xuất khẩu vào nhóm các mặt hàng được hưởng kim ngạch xuất khẩu.
a) Thị trường Nga:
Là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam nhiều năm trước đây nhưng những năm gần đây thường xuất khẩu theo hiệp định của Chính phủ. Từ khi Liên Bang đổ vỡ thì hàng hóa Việt Nam không đáp ứng nhu cầu của thị trường về số lượng và chất lượng nên hầu như kim ngạch xuất khẩu bị ngưng lại. Thịt lợn mảnh của Thái Bình đã được xuất trực tiếp hoặc ủy thác qua ANIMEX vào Nga.
Trong thời gian gần đây, do tình hình kinh tế Nga có nhiều biến động lớn, giá cả và lạm phát tăng cao, nguồn thịt viện trợ vào xuất khẩu có khối lượng lớn, giá rẻ từ Mỹ, Tây âu và Trung Quốc vào Nga. Nhưng đây là khó khăn trước mắt vì lâu dài thị trường Nga vẫn có nhu cầu nhập khẩu thịt lợn với khối lượng lớn nhưng vấn đề là sản phẩm cần phải cải tiến nhiều về chất lượng ( tỉ lệ nạc), giá thành sản phẩm và biện pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc như:
- Vận dụng các phương tiện mua bán và thanh toán giứa Nga và Việt Nam về mặt hàng này mà hai bên có thể chấp nhận được, đảm bảo thuận tiện, an toàn và phát triển trong quan hệ mua bán, qua thân nhân ở Nga, đổi hàng qua các công ty ở Nga.
- Việc nhập khẩu thịt lợn vào Nga phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn của Liên Bang Nga. Tuy giữa Việt nam và Nga đã kí hiệp định Hợp tác trong lĩnh vực an toàn thú y nhưng trong thời gian qua, theo ý kiến của Nga, trước khi giao hàng lên tàu phải được
chuyên gia thú y Nga kiểm tra chất lượng và xác nhận vào giấy an toàn chất lượng mới được giao hàng. Mọi chi phí kiểm tra chất lượng do người bán chịu trách nhiệm, tiến hành kiểm tra chất lượng trên là rất tốn kém. Để giảm bớt chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam tại thị trường Nga, cơ quan thú y Việt Nam cần thỏa thuận với cơ quan thú y của Nga thống nhất để cơ quan thú y Việt Nam kiểm tra chất lượng và cấp giây an toàn chất lượng.
b) Thị trường Hồng Kông:
Hồng Kông là thị trường nhập khẩu thường xuyên với khối lượng lớn từ nhiều nước trên thế giới, chủ yếu là Trung Quốc. Nhưng Hồng Kông là thị trường nhập khẩu thịt lợn gần ta và thịt lợn của Thái Bình đã được tiêu thụ ở thị trường này chủ yếu là thịt lợn sữa Đông lạnh. Do lợn sữa Thái Bình được sinh trên nền lợn Móng cái có mùi sữa đặc trưng nên được khách hàng ưa chuộng. Hiện tại các doanh nghiệp sản xuất chế biến thịt lợn sữa đông lạnh đang duy trì xuất khẩu vào thị trường Hồng Kông ở mức 2000 tấn / năm. Nếu có sự hỗ trợ của Tỉnh cho công ty xuất khẩu thịt lợn vào Hồng Kông thì sẽ tìm cách tăng dần sản lượng thịt lợn xuất khẩu vào Hồng Kông, xuất khẩu lợn choai hướng nạc vào Hồng Kông.
Hiện nay các doanh nghiệp Thái Bình xuất khẩu sang Hồng Kông theo phương pháp lựa chọn thương nhân Hồng Kông, bạn hàng quen, có quan hệ tốt và thường xuyên gắn bó, có ý định làm ăn lâu dài để đưa vào danh sách bạn hàng, không bán hàng cho người khác với cùng một điều kiện thương mại, trừ trường hợp không mua ưu đãi về giá khi họ tiêu thụ được khối lượng hàng lớn.
4.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn của công ty
- Công ty đã tập trung đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và xây dựng thương hiệu VNG bao gồm thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt VNG, tích lũy lợi
nhuận, tăng vốn và mở rộng lĩnh vực kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Xây dựng mô hình tổ chức quản lý chuyên nghiệp
- Thực hiện chương trình Marketing để quảng cáo, truyền thông,... về Nhà máy chế biến thực phẩm tại huyện Kiến Xương, cung cấp cho thị trường sản phẩm thịt sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn: GMP, HACCP, ISO, ...
- Nghiên cứu mở rộng thị trường trong toàn quốc và thị trường xuất khẩu. - Thiết lập hệ thống các kênh phân phối và hệ thống thu mua nguyên liệu đầu vào, thông qua các kênh phân phối để tiêu thụ sản phẩm và kêu gọi nguồn lực.
- Xây dựng vùng nguyên liệu theo mô hình chăn nuôi khép kín theo tiêu chuẩn tại tỉnh Thái Bình và các vùng lân cận.
- Mở rộng, đa dạng các loại sản phẩm: pha lọc, chế biến (sản phẩm truyền thống: giò, chả, ruốc; sản phẩm đóng gói: xúc xích, giăm bông, hun khói, pate).
- Trang web VNG là kênh thông tin về thực phẩm an toàn giới thiệu đến người tiêu dùng để người tiêu dùng quen với sản phẩm mới (đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm)
4.4. Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh thịt lợn cần mở rộng:
4.4.1.Công ty VNG .
Công ty sẽ cung cấp cho khách hàng các sản phẩm thịt lợn chất lượng cao thịt và mức độ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Cụ thể như sau:
- Tiêu chuẩn sản phẩm và cam kết giành cho khách hàng: "An toàn, bổ dưỡng"
- Về mặt chất lượng : lợn đưa vào giết mổ đảm bảo chất lượng đồng đều, tỷ lệ nạc cao từ 57% - 64%.
- Về kiểm soát đầu vào: lợn đưa vào chế biến và bảo quản là lợn siêu nạc, lợn lai các dòng máu ngoại đạt tiêu chuẩn không dịch bệnh, được nuôi trong trang trại theo chu trình khép kín, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật được kiểm tra định kỳ, chất lượng đồng đều, có bác sỹ thú y kiểm tra để đảm bảo: lợn khoẻ mạnh, ăn các loại thức ăn sạch, đủ dinh dưỡng, không chứa kháng sinh, đảm bảo không dịch bệnh, không chứa các thành phần có khả năng di truyền sang người như: lao, nhiệt thán, xảy thai truyền nhiễm, xoắn khuẩn và các loại ký sinh trùng.
- Về mặt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: thịt sạch được xử lý trên dây chuyền công nghệ chế biến đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của quốc tế: tiêu chuẩn GMP, tiêu chuẩn HACCP, có bác sỹ thú ý kiểm tra, giết mổ theo kiểu treo móc.
4.4.2. Kế hoạch nguồn nhân lực
Hiện tại Công ty đang có Xí nghiệp giết mổ chế biến, bảo quản thực phẩm thịt lợn và văn phòng giao dịch với cơ cấu tổ chức của Công ty như sau: Ban điều hành: 2 người
Phòng kinh doanh: 23 người
Phòng nghiên cứu phát triển: 2 người Phòng kế toán, quỹ: 4 người
Phòng hành chính bảo vệ: 4 người Bộ phận kiểm soát, giám sát: 2 người Thủ kho: 1 người
Bộ phận sản xuất: 14 người
Hầu hết, đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty và nhà máy quản lý công việc rất tốt, các khâu chủ chốt đều có trình độ đại học và trung cấp, đáp ứng được yêu cầu chuyên môn vì những người này được phân công nhiệm vụ đúng theo chuyên ngành học trước đó.
Ngoài ra, công ty có chính sách thi đua khen thưởng hàng quý, năm cho các bộ phận, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có những ý kiến sáng tạo phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm khuyến khích sự cố gắng của nhân viên.
Công ty có kế hoạch đào tạo công nhân về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm bằng cách thuê các giảng viên, chuyên gia của các trường, trung tâm chuyên nghiệp để giảng dạy.
Cho các cán bộ đi tap huấn các lớp học về tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm như HACCP, ISO, GMP, ...
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày một lớn Công ty sẽ tiến hành tuyển dụng nhân sự vào các vị trí sau:
Phòng kế hoạch và kinh doanh cần tuyển thêm 10 người có trình độ đại học hoặc trung cấp chuyên ngành kinh tế hoặc chăn nuôi thú y, am hiểu về lĩnh vực thực phẩm và kinh doanh thịt lợn để đảm nhiệm việc tìm kiếm thị trường, thu mua và giao nhận hàng hóa.
Phòng kỹ thuật và KCS sẽ tuyển thêm 1 người có trình độ đại học để quản lý tốt hơn về chất lượng sản phẩm sản xuất vì hiện nay yêu cầu về chất lượng sản phẩm của khách hàng ngày càng cao.
Đối với phòng kế toán tăng cường thêm 2 người có trình độ đại học chuyên ngành tài chính kế toán để phụ trách sản xuất và thủ quỹ.
Phần tuyển dụng Công ty sẽ thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để chọn lọc những người đạt tiêu chuẩn vào các vị trí cần tuyển.
4.4.3. Kế hoạch kênh phân phối .
- Kênh phân phối:Chiến lược phân phối của công ty được phân chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: phân phối trực tiếp đến các cửa hàng tại các chợ đầu mối, các siêu thị, khách sạn, nhà hàng,.... trang bị đầy đủ cho các quầy hàng.
- Giai đoạn 2: song song với việc phân phối trực tiếp công ty sẽ thiết lập các trung tâm phân phối và thông qua đó phân phối sản phẩm đến tất cả các thành phố trong cả nước và tiến tới xuất khẩu.
4.4.4. Kế hoạch về vốn lưu động, doanh thu và lợi nhuận
Với dây truyền công nghệ giết mổ hiện đại, sử dụng móc treo, sản phẩm được kiểm soát nguồn gốc từ đầu vào cho đến đầu ra, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn GMP và HACCP, đây là năm thứ hai nhà máy đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và thâm nhập thị trường với tổng số thịt cung cấp ra thị trường là 150 con.
4.4.5. Chiến lược Marketing a) Sản phẩm: a) Sản phẩm:
Sản phẩm chủ yếu của Công ty là thực phẩm nên chính sách của Công ty là cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với giá cả phải chăng bằng việc khai thác nguồn lao động, áp dụng nâng cao năng suất lao động của máy móc thiết bị, cải tiến mẫu mã, công bố thông tin chất lượng.
b) Giá cả:
Mặc dù phải đầu tư lớn cho dây truyền công nghệ nhưng chiến lược về giá cả các sản phẩm đã được Công ty hoạch định là phải hoàn toàn cạnh tranh với thị trường hiện tại. Lấy sản xuất công nghiệp bù đắp các chi phí xây dựng hệ thống; lấy quản trị chuyên nghiệp để loại bỏ các lãng phí sản xuất; lấy sức mạnh tổng quan để tận dụng tối đa lợi thế cơ cấu sản phẩm; lấy an toàn vệ sinh thực phẩm để phục vụ khách hàng.
c) Thị trường:
Năm 2007 Công ty đã cung cấp sản phẩm tới các chợ đầu mối trên, nhà hàng, khách sạn, siêu thị và các trung tâm phân phối, từ các trung tâm phân phối tỏa đi các khách hàng cuối cùng. Một số khách hàng lớn có thể mua tại Nhà máy như các siêu thị, các nhà phân phối,....
d) Quảng bá và thâm nhập thị trường:
Công ty cung cấp sản phẩm là loại thực phẩm tiêu dùng hàng ngày, có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng, do vậy xây dựng một thương hiệu với tiêu chí đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm có nguồn gốc, làm thay đổi thói quen tiêu dùng bằng cách: quảng cáo, truyền thông về thịt an toàn trên truyền hình, báo, hội chợ triển lãm, gửi thư ngỏ, phát tờ rơi tại các chợ truyền thống, xây dựng quầy hàng kiểu mẫu tại các chợ huyện Thái Thụy, Kiến xương và các chợ của Thành Phố, tiếp cận khách hàng thông qua ban quản lý chợ.
Phối hợp với các cơ quan chức năng như Bộ y tế, Cục thú y, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm giới thiệu, quảng bá hình ảnh Nhà máy đồng thời đưa ra các quy chế quản lý trong giết mổ và chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ đó dần dần thiết lập thị trường thịt sạch tại Thái Bình. Bên cạnh đó, xây dựng thông tin hệ thống khách hàng tiềm năng, tiếp cận trực tiếp thông qua các chính sách ưu đãi cho khách hàng. Quảng bá hình ảnh Nhà máy qua Website.
Đối với thị trường xuất khẩu như Nga và Hồng Kông,Trung Quốc, singapo... Công ty quảng bá hình ảnh, tìm kiếm khách hàng thông qua các Website, tham gia các hội chợ thực phẩm, làm chính sách Marketing với chính phủ, gửi tài liệu và hình ảnh của Nhà máy qua Phòng tham tán thương mại của Việt Nam tại các nước.
Kết luận và kiến nghị.
Đề tài giải pháp phát triển kênh tiêu thụ thịt lợn tại công ty cổ phần thực phẩm nông sản Thái bình phù hợp với chủ trương phát triển việc tiêu thụ và xuất khẩu thịt lợn của Tỉnh phát triển kinh tế Nhà nước, nông thôn, nhân dân và xác định vai trò doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế xã hội địa phương. Công ty cần có các kiến nghị lên tỉnh và các ngành hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện để công ty có thể thực hiện tốt các kênh thuận lợi cho việc
phát triển mở rộng quy mô công ty, nâng cao đời sống công nhân viên và tăng doanh thu cho công ty.
- Nên thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu thịt lợn nhằm:
+ Chấn chỉnh lại tình trạng thu mua tại thị trường trong nước và tranh bán tại thị trường nước ngoài dẫn đến hiện tượng bán phá giá tại thị trường nước ngoài.
+ Khai thác hết nguồn nguyên liệu sẵn có của Thái Bình về lĩnh vực chăn nuôi chế biến và tiêu thụ lợn thịt.