Đánh giá chung về chiến lược kinh doanh của BắcViệt GROUP

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chiến lược kinh doanh của bắc việt GROUP trong giai đoạn 2005 2008 (Trang 35 - 40)

tán được rủi ro trong kinh doanh. Với việc tập trung hoàn toàn vào các ngành sản xuất kinh doanh liên quan đến sắt thép và xây dựng, Bắc Việt đã chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề khi khủng hoảng kinh tế xảy ra mà không có hoạt động kinh doanh nào khác cỏ thể giảm bớt gánh nặng về tài chính cho họ. Giả sử nếu Bắc Việt có tham gia vào một ngành sản xuất kinh doanh ít biến động hơn như một ngành nào đó sản xuất ra tư liệu tiêu dùng thiết yếu (đường cầu ít co giãn) thì khi kinh tế có biến động lĩnh vực này sẽ là phao cứu sinh cho các lính vực bị ảnh hưởng nặng hơn. Ít nhất nó cũng sẽ giúp Bắc Việt giải quyết vấn đề tính thanh khoản trong từ thời điểm qua đó giảm được sự thiệt hại cho toàn bộ hệ thống.

III. Đánh giá chung về chiến lược kinh doanh của Bắc Việt GROUP GROUP

1. Những mặt tích cực

Với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dựa trên cơ sở một mặt hàng cơ bản là sắt thép, Bắc Việt đã đạt được nhiều thành công, doanh thu và lợi nhuận thường xuyên được cải thiện, hiệu quả kinh doanh được nâng cao, kết quả kinh doanh khởi sắc:

Thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm, Bắc Việt đã tận dụng được tối đa công suất của toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị cũng như năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Trong khi sản xuất kinh doanh thép tấm, tôn lợp và các mặt hàng sắt thép khác thường hay tạo ra những mảnh sản phẩm thừa được loại ra và bán thanh lý với giá rẻ. Tuy nhiên, từ khi thành lập công ty kết cấu thép Bắc

Việt, thì những sản phẩm thừa này vẫn có thể được tận dụng trong hoạt động sản xuất ra mặt hàng kết cầu thép qua đó tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, ta có thể thấy rằng một trong những điều quan trọng nhất quyết định đến sự thành công hay thất bại của một dự án đầu tư là công nghệ và nguồn nhân lực. Các công ty mới thành lập thường gặp nhiều khó khăn khi đi tìm công nghệ thích hợp, đào tạo nguồn nhân lực sao cho thích hợp với công nghệ và hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng với đặc thù doanh nghiệp đã có thời gian dài hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sắt thép nên Bắc Việt không gặp phải quá nhiều khó khăn trong việc xử lý các công nghệ chế biến thép như cắt, đột, hàn... cũng như đào tạo nguồn nhân lực vì Bắc Việt đã có sẵn một đội ngũ nhân viên với kinh nghiệm và năng lực mạnh trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh sắt thép để làm nòng cốt cho công ty kết cấu thép Bắc Việt khi mới được thành lập.

Việc đa dạng hóa sản phẩm làm cho công ty có thể đáp ứng nhiều nhu cầu thị trường hơn, nắm bắt những cơ hội xuất hiện trên thị trường, chủ động hơn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, tìm được những bạn hàng lâu dài, tạo tiền đề để phát triển bền vững trong tương lai. Đối với một loại mặt hàng, khách hàng có thể có các nhu cầu khác nhau, có những khách hàng chỉ đơn giản là mua sản phẩm nhưng cũng có những người có nhu cầu chế biến và vận chuyển. Với chiến lược đa dạng hóa đồng tâm mà Bắc Việt đang thực hiện, công ty có khả năng đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng đối với sản phẩm sắt thép. Có thể thực hiện nhiều yêu cầu của khách hàng tức là đã tăng thêm cơ hội kinh doanh, tạo dựng được thương hiệu vững chắc hơn.

Tuy đạt được nhiều thành tựu với những mặt tích cực không thể phủ nhận nhưng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Bắc Việt không phải là không có những khiếm khuyết, khuyết điểm.

2.1- Vấn đề vốn đầu tư lớn

Bản thân các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thép đều cần lượng vốn đầu tư lớn, với việc tập trung đầu tư chỉ đang dạng hóa sản phẩm dựa trên một mặt hàng cơ sở là thép làm cho doanh nghiệp không phân tán được rủi ro khi có sự biến động bất lợi của thị trường liên quan đến ngành thép. Như việc đầu tư để thành lập công ty Kết cấu thép Bắc Việt đã tiêu tốn tới gần 40 tỷ VNĐ, các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực sắt thép cần điều kiện máy móc nhiều, diện tích nhà xưởng lớn và yêu cầu kỹ thuật rất cao. Việc đầu tư thành lập một công ty đã cần một tiềm lực tài chính khá lớn với thời gian thu hồi vốn tương đối dài. Đồng thời ngay khi doanh nghiệp hoạt động thì lượng vốn lưu động dùng để mua nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất cũng là rất lớn. Nếu không quay vòng được vốn thì chỉ riêng tiền lãi vay đầu tư cũng đủ sức bóp chết một doanh nghiệp.

Nguyên nhân: Đặc thù của các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất thép nói riêng và công nghiệp nặng nói chung đó là cần lượng vốn đầu tư ban đầu cũng như vốn lưu động là rất lớn, thời gian thu hồi vốn đầu tư ban đầu là tương đối dài. Đây là một vấn đề rất bất lợi một khi vòng quay của tiền tắc ở một khâu nào đó. Một nguyên nhân nữa đó là do kinh doanh quá mạo hiểm nên đã vay lượng vốn lớn đến mức khó có thể kiểm soát nếu xảy ra biến động.

2.2- Vấn đề rủi ro trong kinh doanh

Cùng với đó việc đầu tư tập trung vào một ngành kinh doanh khiến cho doanh nghiệp không phân tán được rủi ro trong kinh doanh. Nếu như có một sự biến động bất lợi nào đó của thị trường ảnh hưởng đến ngành thép thì

toàn bộ hệ thống kinh doanh của Bắc Việt đều sẽ bị ảnh hưởng. Với toàn bộ hoạt động kinh doanh nằm trong ngành thép thì nếu như xảy ra biến động thì doanh nghiệp sẽ không có một hoạt động kinh doanh nào khách để phân tán rủi ro, chia sẽ gánh nặng tài chính. Minh chứng rõ nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008. Khi cuộc khủng hoảng xảy ra, các dự án đầu tư bị đình lại khiến lượng đơn đặt hàng của công ty giảm mạnh. Giá thép hạ khiến công ty bị thiệt hại nặng. Hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ làm cho công ty mất tính thanh khoản, khó khăn trong việc xoay tài chính. Lượng vốn đầu tư lớn làm cho gánh nặng lãi ngân hàng đè nặng lên Bắc Việt là vô cùng khủng khiếp. Lúc này vì chỉ hoạt động trong lĩnh vực sắt thép mà công ty không có một phao cứu sinh về tài chính nào dù chỉ là phao cứu sinh tức thời để giải quyết tính thanh khoản tại thời điểm.

Nguyên nhân: Mặc dù tập trung đầu tư vào ngành thép có thể tận dụng được kinh nghiệm, máy móc, nguyên vật liệu thừa... nhưng cũng vì tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều trong ngành thép nên khi thị trường thép có biến động bất lợi thì toàn bộ hệ thống sẽ bị ảnh hưởng có thể dẫn đến sự sụp đổ của cả một bộ máy. Đây là vấn đề không phân tán được rủi ro trong kinh doanh do chỉ tập trung đầu tư vào một lĩnh vực.

2.3- Bỏ qua một số cơ hội kinh doanh

Ngoài ra, việc tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh liên quan đến mặt hàng sắt thép làm cho Bắc Việt chưa đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng lớn mà doanh nghiệp có thể tham gia. Trong thời gian doanh nghiệp hoạt động từ năm 2000 đến nay, thị trường trong nước xuất hiện rất nhiều cơ hội kinh doanh mà doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng nắm lấy như thời điểm năm 2005 đã có một số đối tác ngỏ ý muốn hợp tác đầu tư với Bắc Việt trong một số lĩnh vực như: đồ uống, nước giải khát, nước hoa quả đóng

hộp,... Tuy nhiên ban lãnh đạo Bắc Việt đã từ chối vì muốn tập trung toàn bộ nguồn lực cho việc đầu tư vào công ty Kết cấu thép Bắc Việt. Vào thời điểm đó đây là một lựa chọn hợp lý, tuy nhiên, sau khi đầu tư và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất kết cấu thép và thu được những thành tựu nhất định thì lãnh đạo công ty vẫn không hướng sự chú ý đến những thị trường trong các lĩnh vực khác mà vẫn chỉ tập trung phát triển trong lĩnh vực sắt thép và xây dựng để tận dụng những lợi thế sẵn có. Do đó đã bỏ qua một số cơ hội kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận, thương hiệu và sự bảo hiểm về tình thanh khoản cho doanh nghiệp

Nguyên nhân: Vấn đề này xuất hiện là do doanh nghiệp quá tập trung vào thị trường quen thuộc là thị trường những mặt hàng liên quan đến sắt thép mà không nghiên cứu thị trường để tìm những cơ hội đầu tư mới, nhưng lĩnh vực có tiềm năng. Đây là tâm lý đi theo lối mòn và không chịu thay đổi con đường đã từng thành công.

Nhận xét: Nhìn chung trong giai đoạn 2005-2008, do áp dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dựa trên một mặt hàng cơ sở là thép mà công ty đã hoạt động tương đối tốt và đạt được nhiều thành tựu lớn. Tuy nhiên, trong giai đoạn 3 tháng cuối năm 2008 công ty đã có dấu hiệu chững lại, kết quả hoạt động không được tốt như giai đoạn trước đó. Một phần nguyên nhân của tình trạng này chính là do chiến lược kinh doanh của công ty còn một số khiếm khuyết. Cụ thể là sự không phân tán được rủi ro trong kinh doanh. Đề giúp cho công ty hoạt động có hiệu quả hơn trong thời gian tới cần phải tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Bắc Việt GROUP.

Chương III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chiến lược kinh doanh của bắc việt GROUP trong giai đoạn 2005 2008 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w