Kết quả cho vay, thu nợ hộ nghèo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện na rì bắc kạn (Trang 37 - 42)

Mục tiêu hoạt động của NHCSXH huyện Na Rì là nhằm giúp hộ nghèo thoát khỏi nghèo đói, có cuộc sống khá giả, từng bước biết làm giàu... NHCSXH huyện Na Rì đã không ngừng đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất- kinh doanh cho hộ nghèo. Được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3: Doanh số cho vay – thu nợ

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh số cho vay Triệu đồng

14.145 18.121 22.707

Doanh số thu nợ Triệu đồng

2.852 6.564 13.207

Dư nợ cuối năm Triệu đồng

Trong đó -Nợ quá hạn Triệu đồng 159 51 37 - Tỷ lệ % 0,56% 0,13% 0,07%

Qua bảng sồ liệu trên ta thấy, doanh số cho vay liên tục tăng qua các năm, năm 2006 là 14.145 triệu đồng, đến năm 2008 đã là 22.707 triệu đồng. Doanh số thu nợ cũng tăng qua các năm, năm 2006 là 2.852 triệu đồng,đến năm 2008 là 13.207. Tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng giảm, năm 2006 nợ quá hạn là 159 triệu đồng, chiểm 0.56% so dư nợ; đến năm 2008 chỉ còn 37 triệu đồng, chiếm 0,07% so dư nợ. Kết quả đạt được là do NHCSXH huyện Na Rì đã phối hợp với các ban nghành trong huyện tham gia đồng bộ, từ khâu chuẩn bị tài liệu tập huấn nghiệp vụ đến khâu giải ngân, hướng dẫn tổ trưởng về quản lý, sử dụng vốn, nâng cao trách nhiệm của từng nghành, từ đó đảm bảo từng món vay có hiệu quả cao.

Có được kết quả như vậy là nhờ việc tổ chức giải ngân, thu nợ lưu động xuống từng xã, kết hợp với tổ trưởng, chính quyền địa phương lên lịch thu vào một ngày nhất định, ngân hàng ủy quyền cho tổ trưởng thu lãi, vì vậy công tác thu gốc, lãi của ngân hàng được thực hiện tương đối là tốt.

Cho vay đối tượng hộ nghèo để đạt được những thành tựu như vậy là nhờ việc thực hiện cho vay thông qua uỷ thác vốn cho các tổ chức chính trị- xã hội. Trước đây cơ chế uỷ thác từng phần mà NHCSXH huyện Na Rì nhận chuyển giao từ Ngân hàng nông nghiệp bộc lộ nhiều hạn chế, NHCSXH là một tổ chức tài chính- tín dụng trực tiếp thực hiện cho vay vốn đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhưng với phương thức uỷ thác như Ngân hàng nông nghiệp thì NHCSXH trở thành tổ chức trung gian, việc điều hành phải thông qua bộ máy của một tổ chức tín dụng khác. Khi thực hiện cơ chế uỷ thác cho các tổ chức chính trị- xã hội, NHCSXH đã thực hiện được việc

thu lãi và thu nợ đạt tỷ lệ trên 90%, nợ quá hạn giảm từ 0,56% năm 2006 xuống còn 0.07% năm 2008. Các khoản vay mới từ khi thực hiện cơ chế uỷ thác cho các tổ chức chính trị- xã hội đến nay phát sinh nợ quá hạn không đáng kể. Cụ thể như sau:

Bảng 4: Doanh số cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Hội nông

dân Hội phụ nữ Hội CCB Đoàn thanh niên Tổng dư nợ Năm 2006 Dư nợ 10653 11905 4138 1631 28327 Nợ QH 4 155 - - 159 Tỷ lệ 0,04% 1,3% - - 0,56% Năm 2007 Dư nợ 14564,8 15103,4 6483.5 3672,7 39824 Nợ QH 14 29 7 1 51 Tỷ lệ 0,1% 0,2% 0.1% 0,03% 0,13% Năm 2008 Dư Nợ 19114 18393 7523 4194 49324 Nợ QH 14 19 3 1 37 Tỷ lệ 0.07% 0,10% 0,03% 0,02% 0,07%

Tổng dư nợ thực hiện qua cơ chế vay uỷ thác chiếm tỷ trọng cao, tổng dư nợ đến 31/12/2008 là 86.047 triệu đồng, tổng dư nợ uỷ thác là 85393 triệu đồng, chiếm 99,21% tổng dư nợ.

Trong đó dư nợ cho vay hộ nghèo được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu trên. Ta thấy dư nợ uỷ thác qua các tổ chức chính trị- xã hội tăng nhanh qua các năm.

- Hội phụ nữ: Năm 2006 là 10.653 triệu đồng, đến năm 2008 tăng lên là 19.114 triệu đồng.

- Hội nông dân: Năm 2006 là 11.905 triệu đồng, năm 2008 là 18.393 triệu đồng.

- Hội cựu chiến binh: Năm 2006 dư nợ là 4138 triệu đồng, năm 2008 là 7.623 triệu đồng

- Đoàn thanh niên: Năm 2006 là 1631 triệu đồng, năm 2008 tăng lên gấp 3 lần so với năm 2006, đạt 4.194 triệu đồng.

Tỷ lệ nợ quá hạn giảm nhưng không đều giữa các tổ chức chính trị xã hội:

- Hội phụ nữ: Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2006 là 0,04%, năm 2007 tăng lên 0,1%, đến năm 2008 giảm xuống còn 0,07%.

- Hội nông dân: Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2006 là 1,3%, năm 2007 là 0,2%, đến năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn chỉ còn 0,1%.

- Hội cựu chiến binh: Năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,1%, đến năm 2008 giảm xuống còn 0,03%.

- Đoàn thanh niên: Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2007 là 0,1%, năm 2008 giảm xuống còn 0,02%.

Cơ chế uỷ thác cho các tổ chức chính trị- xã hội là một cơ chế riêng của NHCSXH đã được vận dụng rất thành công, do đó tổng dư nợ luôn tăng nhanh qua các năm. Năm 2006 là 28.327 triệu đồng, năm 2007 là 39.824 triệu đồng, đến năm 2008 dư nợ đã tăng lên 49.243 triệu đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần qua các năm, nợ quá hạn năm 2006 là 159 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,65% so dư nợ; năm 2007 là 51 triệu đồng, chiếm 0,13% so dư nợ; năm 2008 nợ quá hạn chỉ còn 37 triệu, chiếm 0,07% so dư nợ.

Đến thời điểm này cơ chế uỷ thác cho các tổ chức chính trị -xã hội có thể khẳng định là cơ chế phù hợp, sáng tạo và có hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhờ có cơ chế này mà kết quả cho vay thu nợ của NHCSXH huyện Na Rì đạt được những kết quả cao.

Cơ cấu dư nợ theo thời gian: NHCSXH huyện Na Rì cho vay với thời hạn được xác định dựa trên nhu cầu sản xuất chăn nuôi của đối tượng vay vốn và thời hạn cho vay phù hợp với quy định chung trong NHCSXH là cho vay

ngắn hạn không quá 12 tháng, cho vay trung hạn từ 12 tháng đến 60 tháng. Kết quả cho vay của NHCSXH huyện Na Rì những năm qua cho thấy rằng dư nợ cho vay trung hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn.

Bảng 5: Cơ cấu dư nợ theo thời gian

Tổng dư nợ cuối

Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung hạn Sổ tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Năm 2006 28.327 800 2,8% 27.527 97,2%

Năm 2007 39.824 1080 2,7% 38.744 97,3%

Năm 2008 49.324 1.924 3,9% 47.400 96,09% Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ trung hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, điều này cho thấy nhu cầu vay vốn trung hạn của người nghèo rất lớn, NHCSXH huyện Na Rì đã đáp ứng được phần nào nhu cầu đó.

Việc cho hộ nghèo vay với thời hạn càng dài thì càng là gánh nặng đối với cán bộ tín dụng, đây là vấn đề khó, vì nó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải am hiểu chu kì sản xuất, chăn nuôi để xác định thời hạn cho vay và kì hạn thu nợ phù hợp, đảm bảo thu hồi vốn và lãi, phục vụ được mục tiêu xoá đói giảm nghèo, giúp người nghèo phát triển sản xuất kinh doanh, vượt lên thoát khỏi đói nghèo. Muốn chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo được nâng lên, việc cho vay đối với hộ nghèo phải đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho vay cần phải được tiến hành đồng thời các chương trình hướng dẫn cách thức làm ăn, nuôi trồng sản xuất. Bởi vì các hộ nghèo đa phần đều thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết về sản xuất và chăn nuôi, việc lồng ghép các chương trình hiện nay hiệu quả nhất là hoạt động cho vay theo dự án.

NHCSXH huyện Na Rì trong những năm qua đã thực hiện cho vay thông qua chỉ tiêu, kế hoạch nguồn vốn của Trung ương chuyển về. Kết quả thực hiện cho vay chưa được như mong muốn, bởi vì xuất phát điểm kinh tế của huyện quá thấp so với các địa phương khác, trình độ dân trí thấp, điều kiện địa lý bị chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện na rì bắc kạn (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w