Căn cứ vào bảng số liệu ( 2.5) về cơ cấu nợ quá hạn-trung, dài hạn ở trên ta nhận xét :
Tỷ lệ quá hạn đối với những khoản cho vay trung - dài hạn so với Dư nợ trung - dài hạn năm 2011 tăng rất lớn lên mức 8.81% (5.300/6.000). Của năm 2010 so với mức là 0.13% (100/80.000). Và tỷ lệ này của năm 2012 là 6.67% (8.000/12.000). Điều này cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản vay trung - dài hạn tại Ngân Hàng BIDV-chi nhánh TP.HCM đã phát sinh khá lớn ở trong giai đoạn năm 2011 – 2012, làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh cũng như kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian trên. Tỷ lệ này của năm 2012 có giảm đi so với năm 2011 và đây cũng là một tín hiệu tốt nhưng xét về mặt giá trị tuyệt đối thì số nợ quá hạn của các khoản vay trung – dài hạn đã tăng ((8.000- 5.300)/5.300). Triệu đồng tức tăng 0.51% so với năm 2011 thì lại cho thấy tình trạng mất khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng chi nhánh ngày càng cao.
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cá nhân củaNgân Hàng BIDV-chi nhánh tỉnh TP.HCM. Ngân Hàng BIDV-chi nhánh tỉnh TP.HCM.
2.3.1.Nhân tố khách quan
Nhân tố về kinh tế và xã hội.
Thực hiện chiến lược kinh doanh của BIDV, Chi nhánh đã góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển của KKT Nhơn Hội. Cùng với UBND tỉnh, BIDV, Chi nhánh đã tổ chức một số hội thảo, tọa đàm xúc tiến đầu tư vào KKT Nhơn Hội tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quy Nhơn; thu hút hàng trăm DN trong đó có nhiều tổng công ty lớn tham gia. Điều đáng nói, chính với cam kết cung cấp tín
dụng BIDV đã góp phần thu hút các nhà đầu tư đến với KKT Nhơn Hội ngày càng nhiều…
Theo kế hoạch, trong năm 2011, Chi nhánh BIDV TP.HCM sẽ dành khoảng 1.000 tỉ đồng để cung ứng vốn cho các DN, trong đó vốn đầu tư trung hạn để đầu tư hỗ trợ các DN chiếm khoảng 60%.
Về lĩnh vực chế biến gỗ XK, theo kế hoạch, BIDV sẽ nâng mức tăng trưởng tín dụng lên 50% mỗi năm và đến năm 2012 sẽ đạt 3.700 tỉ đồng; trong đó sẽ dành từ 1.200-1.300 tỉ đồng vốn trung, dài hạn để đầu tư, đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ, nhà xưởng và đầu tư mới.
Những tháng đầu năm 2011 chính phủ có nhiều chính sách giảm lãi suất cho vay làm tín dụng tăng trưởng nhanh nhưng nguồn vốn huy động có nguy cơ thiếu do lãi suất huy động thấp gây khó khăn cho các Ngân Hàng thiếu vốn kinh doanh. Những tháng cuối năm gia tăng đã buộc Ngân hàng Nhà Nước ( NHNN) phải đưa ra một số biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ tín dụng tiêu dùng, cho vay Bất Động sản, cũng như giảm tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn đối với từng tổ chức tín dụng. Để phát đi tín hiệu kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng, giúp họ đảm bảo an toàn thanh khoản, mặt khác kiềm chế khối lượng tiền cung ứng vào lưu thông. Khó khăn 2011 chưa hoàn toàn khắc phục thì 2012 tỷ giá thay đổi bất thường, lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay liên tục…đã gây ra nhiêu ảnh hưởng cho họat động của Ngân Hàng.
Về Kinh tế xã hội tỉnh TP.HCM đang trên đà phát triển mạnh mẽ kinh tế đang phát triển thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm. Tốc độ phát triển đô thị hóa ngày càng tăng, các khu công nghiệp du lịch và dịch vụ của tỉnh ngày càng nhiều lên. Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. Do vậy, nhu cầu mua sắm của Người dân ngày càng tăng lên. Nắm bắt được trước tình hình đó. Ngân Hàng BIDV-chi nhánh tỉnh TP.HCM. Ngày phải càng hoàn thiện tốt chức năng của mình trong việc cho vay đối với các khoản vay cá nhân.Để cho các
tổ chức cá nhân và các hộ gia đình những ai có nhu cầu mua sắm cho việc chi tiêu dùng ngày càng cao.
Trong năm 2010 và 2011 tình hình kinh tế cả nước nói chung, tình hình kinh tế TP.HCM nói riêng đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của nền Kinh tế trong nước. Tuy nhiên trong năm 2012 nền kinh tế đã có nhiều đấu hiệu phục hồi và phát triển theo chiều hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng (GDP) quý I đạt 6.01% (cùng kì tăng 3.02%). Trong đó khu vực công nghiệp tăng 0.227% (cùng kì giảm 0.81%); khu vực dịch vụ tăng 10.58% (cùng kì tăng 7.2%). (cục thống kê TP.HCM 2012).
Ước tính giá trị dịch vụ tháng 1 năm 2012 đạt gần 523 tỷ, tăng 375 so với cùng kỳ. (cục thống kê tỉnh TP.HCM 2012)
Ước kim nghạch xuất khẩu tháng 1 năm 2012 đạt 43.2 triệu USD, tăng 49.7% so cùng kỳ. Một mặt hàng chủ yếu như các loại hàng hóa xuất khẩu đạt 24.6 ngàn tấn (9.7 triệu usd), so với cùng kỳ tăng 13.3%. (cục thống kê TP.HCM 2012)
Tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.
Trong năm 2011 trên địa bàn tỉnh có thêm 4 chi nhánh của 4 tổ chức tín dụng như (ngân hàng saccombank. Vietcombank.viettin bank và techcombank). (Ngân hàng BIDV-chi nhánh TP.HCM )
Việc một địa bàn tỉnh có quá nhiều tổ chức tín dụng với nhiều chính sách ưu đãi cho Khách Hàng và nguồn nhân sự có kinh nghiệm sẽ làm cho một số nhân viên bị dao động và sẽ có thể bị lôi kéo. Bên cạnh đó vấn đè quan tâm nhất đó là thị trường ngày càng bị thu hẹp do có càng nhiều đối thủ cạnh tranh.
Nhận xét: Trong năm 2010, hoạt động của các tổ chức Tín Dụng trên địa bàn tiếp tục ổn định, phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động , tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân, các thành phần kinh tế được tiếp cận, lựa chọn và sử dụng dịch vụ Ngân Hàng nhiều hơn, hiệu quả hơn, đặc biệt là trả lương cho cán bộ công chức qua tài khoản theo chỉ đạo chung của chính phủ. Ước tính tới ngày 20/1/2012 số dư huy
động vốn tại chõ đạt 11.085 tỷ đồng. tăng 30.34% so với cùng kỳ: tổng doanh số cho vay là 2329 tỷ đồng chỉ bằng 76.69% so với cùng kỳ.trong đó ngắn hạn 2.176 tỷ đồng, trung và dài hạn 153 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay là 23.643 tỷ đồng tăng 37.12% so với cùng kỳ trong đó : Ngắn hạn là 16.995 tỷ đồng chiếm 71.71% , trung và dài hạn là 6.668 tỷ đồng chiếm 28.29%. Cho ta thấy được khi nền kinh tế tăng trưởng tốt thì tăng trưởng tín dụng tiếp tục được tăng lên cao qua các năm (ngân hàng BIDV- TP.HCM ).
Môi trường pháp lý
Nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đó là sự đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật, ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và cơ chế đảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh triệt để. Quan hệ tín dụng phải được pháp luật thừa nhận, pháp luật quy định cơ chế hoạt động tín dụng, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng lành mạnh, phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời duy trì hoạt động tín dụng được ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia vào quan hệ tín dụng. Những quy định pháp luật về tín dụng phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở kích thích hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn.
Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, gây khó khăn cho ngân hàng chi nhánh khi kí kết thực hiện hợp đồng tín dụng. Luật ngân hàng còn nhiều sơ hở, chưa đồng bộ với các văn bản luật khác. Điều này ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng tín dụng của ngân hàng.Và môi trường pháp lỳ thì cũng tác động đến một phần về hoạt động tín dụng của chi nhánh.