Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân Hàng BIDV – Chi nhánh TP.HCM.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng BIDV (Trang 58 - 60)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân Hàng BIDV – Chi nhánh TP.HCM.

Hàng BIDV – Chi nhánh TP.HCM.

Đẩy mạnh nguồn huy động vốn, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn

Ngân hàng nên áp dụng các biện pháp phù hợp để tăng nguồn vốn huy động tại chỗ, nhằm mở rộng quy mơ tín dụng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Biện pháp chủ yếu là biện pháp lãi suất : Ngân hàng phải áp dụng mức lãi suất có tính cạnh tranh, cùng với chính sách lãi suất linh hoạt, ưu đãi các khách hàng có quan hệ tín dụng lâu dài, uy tín.

Tạo ra các sản phẩm tiết kiệm mới với thời gian đáo hạn tương đối dài, như phát hành chứng chỉ tiền gửi, phát triển các loại hình tiết kiệm gắn với các khoản vay như tiết kiệm tuổi già, tiết kiệm mua nhà,…

Có các biện pháp marketing phù hợp để thu hút khách hàng như khuyến mãi tặng quà, tiết kiệm dự thưởng,..

Thực hiện đúng các chỉ tiêu được giao để đạt được kết quả kinh tế, phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Tiếp tục quản lý và cải thiện danh mục tín dụng, sàng lọc khách hàng hiện tại để đạt mục tiêu tăng tỷ trọng cho vay có TSĐB

Tăng cường kiểm sốt chất lượng tín dụng, hạn chế việc phát sinh nợ xấu.

Trong điều kiện khó khăn như hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân gặp nhiều khó khăn, thun nhập dân cư giảm kéo theo khả năng trả nợ cũng giảm. Do đó ngân hàng nên định hướng cho vay tiêu dùng và du học, có tài sản đảm bảo hay tài sản thế chấp để giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Tổ chức phân tích và xếp loại khách hàng.

Phân tích khách hàng : Phân tích tài chính và phân tích phi tài chính.

Xếp loại khách hàng : Sau khi phân tích, ngân hàng sẽ tiến hàng xếp loại khách hàng dựa trên những tiêu chí nhất định. Từ đó đánh giá các khoản vay, khả năng trả nợ,..để đảm bảo thu hồi vốn và an tồn trong hoạt dộng tín dụng.

Về tài sản đảm bảo nợ vay

Tại Ngân Hàng, tài sản đảm bảo chủ yếu là thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, trong khi các hình thức bảo đảm khác chỉ chiếm tỷ trọng ít. Bên cạnh đó, tình hình thị trường bất động sản trong thời gian qua luôn biến động phức tạp; thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở còn nhiều bất cập và phải mất rất nhiều thời gian, do đó việc chú trọng tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tỏ ra vẫn hàm chứa nhiều rủi ro.

Vì vậy, việc đa dạng hố danh mục cũng như đa dạng hoá tài sản đảm bảo là một biện pháp rất cần thiết. Bên cạnh quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, Ngân Hàng có thể cho vay thế chấp với những tài sản đảm bảo khác như: tài sản cố định, hàng hố, các loại giấy tờ có giá, nhằm hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ cho vay của Ngân Hàng.

Bên cạnh vấn đề thu hồi nợ, Giao dịch tài sản đảm bảo cịn gặp nhiều khó khăn. Do đó cần kiến nghị các ngành chức năng có liên quan trong việc cơng chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm hỗ trợ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi

trong việc hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý về tài sản thế chấp để giao dịch được nhanh chóng và hiệu quả.

Về phía Ngân Hàng , cơng tác thẩm định và định giá tài sản bảo đảm đã được hỗ trợ bởi Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản trực thuộc Ngân Hàng BIDV, điều này giúp cho công tác thẩm định tài sản đảm bảo trở nên chuyên nghiệp hơn, bảo đảm tính chính xác và hiệu quả cao. Ngân Hàng nên thành lập một bộ phận chun xử lý tài sản bảo đảm vì cơng việc này địi hỏi am hiểu rất nhiều về thơng tin, pháp luật, thủ tục thì rườm rà rất tốn thời gian.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ- cơng nhân viên

Nâng cao trình độ chun mơn của nhân viên Ngân hàng, đặc biệt là đối với chuyên viên thẩm định. Định kỳ tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ chuyên sâu nhằm khuyến khích nhân viên tự học tập, trau dồi kiến thức và tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi lẫn nhau.

Bổ sung thêm kiến thức về các lĩnh vực kinh doanh khác để phục vụ tốt cho công việc của nhân viên.

Tạo cơ hội cho nhân viên tiếp xúc trao đổi kinh nghiệm trong công việc. Tạo điều kiện cho nhân viên để nhân viên có thể phát huy hết năng lực của mình.

Ngồi ra, cần phải chú trọng trong công tác nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên.

Ban hành các Chế độ lương thưởng, để bạt, xử phạt công bằng

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng BIDV (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w