3.1.1 Dự báo nhịp tăng dân số tự nhiên
Căn cứ Nghị quyết số 66/2008/NQ – HĐND ngày 03/07/2008 của Hội đồng nhân dân thành phố về Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 (Nghị quyết số 66/2008/NQ – HĐND), dự báo nhịp độ tăng dân số tự nhiên ở mức 1%, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở mức 5%/năm (theo Nghị quyết 66/2008/NQ - HĐND ngày 03/07/2008) và dãy số liệu dân số trung bình hàng năm, giai đoạn 1997 – 2007 của Niên giám Thống kê Đà Nẵng, dùng phương pháp ngoại suy xu thế để dự báo ta có bảng sau :
Bảng 16 : Kết quả dự báo dân số và dân số trong tuổi lao động ở Đà Nẵng, giai đoạn đến năm 2010.
Dân số đến 31/12 (người)
Dân số trong tuổi lao động (người)
Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ
2008 840.627 410.139 430.488 546.043 272.092 273.951 2009 875.933 427.509 448.424 568.730 277.489 291.241 2010 1.078.000 445.647 467.075 592.339 295.346 296.993
(Nguồn : Nghị quyết số 66/2008/NQ – HĐND ngày 03/07/2008 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng đến năm 2020)
3.1.2 Dự báo nguồn nhân lực Đà nẵng 2009- 2010
Phân tích dãy số liệu lực lượng lao động theo thời gian, trong giai đoạn 1997 – 2007, thấy được giữa lực lượng lao động và dân số trong độ tuổi lao động (nam từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi, nữ từ đủ 15 tuổi đến 55 tuổi ) có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, do vậy sử dụng hàm xu thế để dự báo lực lượng lao động.
Bảng 17 :Dự báo lực lượng lao động ở Đà Nẵng, 2009 – 2010
(Nguồn : Quy hoạch tổng thể PT KTXH Đà Nẵng đến năm 2020)
Từ kết quả dự báo dân số, dân số trong độ tuổi lao động và lực lượng lao động của thành phố, có thể nhận định như sau :
Giai đoạn đến năm 2010, lực lượng lao động Đà Nẵng sẽ được hình thành và bổ sung từ thế hệ những người sinh ra, lớn lên và được giáo dục, đào tạo sau năm 1996 (thế hệ 9X), thời điểm thành phố thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, có nhiều phát triển, đổi thay. Đây là đặc điểm có những tác động tích cực đến chất lượng của lực lượng lao động.
Dân số trong độ tuổi lao động tiếp tục tăng về số tuyệt đối, nhưng tốc độ tăng không thay đổi cho đến thời kỳ 2011 – 2015 ( đều tăng bình quân 3,2%/năm)
Cơ cấu lực lượng lao động theo nhóm tuổi có xu hướng “già hóa”. Mặc dù số lượng thanh niên 15 – 23 tuổi vẫn tăng về số tuyệt đối, nhưng phần lớn là đi học, do vậy tỷ trọng lực lượng lao động trong dân số trong độ tuổi lao động có xu hướng giảm dần. Số người già trên 50 tuổi trong lực lượng lao động tăng nhanh về cuối giai đoạn 2009 - 2010, cả về số lượng tuyệt đối lẫn tỷ trọng.
Do tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nghề để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, thanh niên bước vào tuổi lao động đi học nhiều, cũng đồng nghĩa với việc sẽ thiếu lao động cung ứng cho nền kinh tế.
Cơ cấu về giới của dân số trong độ tuổi lao động đang tiến đến cân bằng giữa nam và nữ.
Lực lượng lao động (người) Thành thị (người) Nông thôn (người) Dân số trong tuổi LĐ (người) Tỷ lệ LLLĐ so với DS trong tuổi (%) 2008 414.674 359.450 55.224 546.043 75,9 2009 424.975 368.791 56.184 568.730 74,7 2010 436.885 379.677 57.208 592.339 73,7
3.1.3 Dự báo nhu cầu lao động
Dự báo việc làm là dự báo về cầu lao động. Để dự báo cầu lao động cần phải căn cứ vào khối lượng công việc, thể hiện bằng quy mô, tốc độ và cơ cấu kinh tế (GDP) của từng ngành kinh tế trong tương lai.
Căn cứ các mục tiêu phát triển tại Nghị quyết số 66/2008/NQ – HĐND; phân tích việc làm và GDP của các ngành trong giai đoạn 1997 – 2007, dùng phương pháp độ co giãn việc làm đối với GDP để dự báo việc làm gắn với phương án tăng trưởng đã xác định.
Kết quả tính toán được : Nếu tăng 1% GDP ngành nông nghiệp, sẽ giảm 0,98% lao động nông nghiệp; tăng 1% GDP ngành công nghiệp và xây dựng, số lao động tăng thêm vào ngành này là 0,49%; tăng 1% GDP ngành dịch vụ, số lao động tăng thêm 0,63%.
Bảng 18 : Kết quả dự báo việc làm từ phương án tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng, giai đoạn đến năm 2010 (Đơn vị tính : người)
Tổng số Chia ra N–L–Thủy sản Công nghiệp Dịch vụ 2008 323.154 36.043 129.620 157.491 2009 343.685 34.240 140.868 168.577 2010 366.064 32.529 153.092 180.443 (Nguồn : Nghị quyết số 66/2008/NQ – HĐND)
Ngành công nghiệp và xây dựng trong giai đoạn này phát triển, tuy nhiên có sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành, đầu tư công nghiệp sử dụng công nghệ cao, sử dụng ít lao động, cho nên việc làm trong ngành này tăng không nhiều. Ngành dịch vụ sẽ phát triển mạnh, hệ số co giãn việc làm trong ngành tương đối lớn, song không thể giải quyết hết lao động trong thời kì này.
Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu đến năm 2010, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 4% (hiện nay 5,02%), cần tạo ra 3,2 – 3,4 vạn việc làm mới mỗi năm. Tuy nhiên, với phương án tăng trưởng GDP là 12 -13%/năm, bình quân chỉ giải quyết gần 2,28 vạn, cộng với 10% từ các chương trình, dự án vốn vay là 2.600 người, thì mới giải quyết được 2,54 vạn lao động/năm. Do vậy,
trong giai đoạn này cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa thực hiện đề án “ có việc làm”, tăng hỗ trợ trực tiếp để giải quyết.