MỤC TIÊU KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM TP ĐÀ NẴNG NĂM

Một phần của tài liệu Kế hoạch lao động việc làm trên địa bàn thành phố đà nẵng đến năm 2010 (Trang 63 - 68)

NĂM 2010

3.2.1. Mục tiêu phát triển các ngành kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến 2010

3.2.1.1. Phát triển mạnh sản xuất CN theo hướng CNH – HĐH

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân khoảng 22-23%/năm; đưa cơ cấu của ngành CN – XD từ 48,2% năm 2005 lên 48,8% năm 2010. Lao động ngành công nghiệp chiếm khoảng 38 – 40% tổng số lao động có việc làm. Giá trị sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đạt khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố.

- Phát triển công nghiệp theo hướng đa ngành nghề có giá trị gia tăng cao và sừ dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại – kỹ thuật tiên tiến; coi trọng phát triển công nghiệp phụ trợ, tư liệu sản xuất và xuất khẩu. Trước mắt, ưu tiên một số sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp kỹ thuật cao: điện, điện tử, tin học… Phát triển Khu công nghiệp công nghệ cao, các sản phẩm công nghiệp chủ lực, các ngành công nghiệp mũi nhọn có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Công nghệ nặng chú trọng phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuyền, công nghệ sản xuất thép và lắp ráp ô tô.

- Công nghiệp nhẹ : Đồ gỗ, dệt may, giày, nước giải khát, công nghiệp chế biến.

- Xây dựng và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2010 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có hiệu quả kinh tế cao và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp phần mềm tăng bình quân 50%/năm.

- Phát triển một số lĩnh vực khác như công nghiệp điện tử, vật liệu mới, phần mềm, phụ tùng cơ khí, nguyên vật liệu thay thế nhập khẩu.

3.2.1.2. Phát triển dịch vụ theo hướng tiếp cận các loại hình dịch vụ

Tốc độ tăng giá trị sản xuất dịch vụ bình quân thời kì 2006 – 2010 là 14 – 15%/năm, đưa cơ cấu dịch vụ từ 46,1% năm 2005 lên 48,0% năm 2010. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ có tiềm năng như : thương mại, du lịch, vận tải biển, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính – viễn thông, tư vấn, khoa học – công nghệ, xuất nhập khẩu, trung chuyển, quá cảnh hàng hóa – dịch vụ vào khu vực ASEAN và thế giới. Đầu tư phát triển du lịch một cách đồng bộ, đồng thời chú ý một số loại hình trọng điểm với chất lượng cao nhằm tạo những bước đột phá, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Dự kiến đến năm 2010 đón 1,3 triệu du khách trong và ngoài nước. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các khu du lịch cao cấp, du lịch sinh thái

- Về nội thương : Phấn đấu tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ xã hội bình quân 16-18%/năm, trong đó tổng mức bán lẻ tăng bình quân 15 – 17%/năm. Phát triển thương mại để Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế thương mại

- Về xuất khẩu : Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ tăng bình quân 23 – 24%/năm (thời kì 2006 – 2010). Trong đó: xuất khẩu hàng hóa tăng bình quân 22 – 23%/năm, xuất khẩu dịch vụ tăng bình quân 25 – 26%.

- Về tài chính – tiền tệ : Tạo điều kiện thuận lợi phát triển thị trường vốn, các loại hình trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, để huy động vốn nhàn rỗi, kiều hối và thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế.

- Về lĩnh vực giao thông – vận tải : Phát triển không gian đô thị, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ tương ứng. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển mạnh dịch vụ vận tải công cộng đường bộ, đường biển, vận tải biển, đường hàng không. Chủ động khai thác tốt lợi thế tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây để phát triển vận tải quốc tế. Tiếp tục cải tạo nâng cấp cảng Tiên Sa, đảm bảo tăng năng lực vận tải thông qua cụm cảng Đà Nẵng lên 7 triệu tấn/năm vào năm 2010.

- Về bưu chính – viễn thông : Phát triển ngành bưu chính – viễn thông Đà Nẵng hiện đại, ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực, có

khả năng cung cấp các dịch vụ đa dạng, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Phấn đấu đến năm 2010: 100% người dân ở trung tâm thành phố và vùng ngoại ô được hưởng mức phục vụ bưu chính đạt mức trung bình ngang các nước phát triển và 100% số xã đồng bằng, số xã miền núi có báo đến trong ngày.

- Về dịch vụ bất động sản : Phát triển các loại hình dịch vụ này là các khu biệt thự, chung cư cao cấp, các căn hộ đạt tiêu chuẩn bán cho dân. Áp dụng hình thức bán trả góp, bán thông qua bảo lãnh ngân hàng đối với các loại bất động sản.

3.2.1.3. Phát triển ngành nông nghiệp

Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành Thủy sản – Nông lâm trong giai đoạn đến năm 2010 là 5- 6%, đưa cơ cấu ngành Thủy sản – Nông lâm trong GDP giảm từ 5,7% năm 2005 xuống còn 3,2% vào năm 2010. Xây dựng kinh tế nông thôn phát triển nhanh bền vững theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nông thôn.

Đẩy mạnh đầu tư phát triển để Đà Nẵng trở thành một trung tâm nghề cá của khu vực. Phát triển đội tàu cá công suất lớn với trang thiết bị hiện đại, gắn liền với việc tổ chức sản xuất theo hướng hình thành các tổ hợp tác đề hỗ trợ nhau trên biển. Phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản với nhịp độ tăng trưởng gần 6%/năm đảm bảo tỷ trọng GDP ngành thủy sản đạt 66% vào năm 2010.

Tiếp tục thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và đẩy nhanh tiến độ trồng rừng để nâng độ che phủ của rừng đạt 50,6% vào năm 2010. Ngoài giá trị kinh tế của rừng, cần tính đến các giá trị khác như : phòng hộ, cảnh quan môi trường…

3.2.1.4. Mục tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội chủ yếu

- Về y tế : Không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, đảm bảo cho mọi người được chăm sóc sức khỏe với chi phí thấp, có chính sách đối với y bác sĩ ở tuyến xã. Tổ chức liên doanh, liên kết xây dựng bệnh viện chất lượng cao đảm bảo cho khám chữa bệnh của cả khu vực miền Trung. Phấn đấu đến năm 2010 : 100% các trạm y tế phường xã

đạt chuẩn Quốc gia. 100% số khu dân cư đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn sức khỏe. 100% trẻ em được tiêm chủng các vaccine theo quy định.

- Về phát triển văn hóa thông tin, phát thanh, truyền hình, thể dục thể thao : Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình lồng ghép cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hóa ở khu dân cư. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển và xây dựng sự nghiệp văn hóa nghệ thuật. Xây dựng trung tâm sản xuất phim truyền hình. Phát triển mạnh các hoạt động thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao, thể thao giải trí.

- Các vấn đề về xã hội, môi trường : giải quyết việc làm, giảm nghèo, chăm sóc các gia đình chính sách, người có công. Đấu tranh đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

- Về an ninh quốc phòng : Tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, không ngừng nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang và phát huy phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc. Giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

3.2.2. Mục tiêu lao động – việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực

- Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao, phát triển quy mô giáo dục và đào tạo theo hướng đa dạng hóa loại hình ( chính quy, mở rộng), thực hiện xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập. Đến năm 2010, đảm bảo thu hút 95% trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo, 99% trẻ từ 6 đến 14 tuổi vào học tiểu học, 95% thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 11 đến 17 tuổi và từ 15 đến 21 tuổi được học trung học (THCS, THPT, THCN và Dạy nghề, giáo dục thường xuyên). Đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trường trọng điểm ở các ngành học, bậc học. Đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục, tiếp tục củng cố và phát triển các trung tâm giáo dục thường xuyên – hướng nghiệp, các trung tâm học tập cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của mọi người, mọi trình độ.

- Xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm khoa học và công nghệ của miền Trung, là một trong những trung tâm khoa học và công nghệ lớn của cả

nước. Đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ trong các ngành và lĩnh vực, nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng. Nghiên cứu lựa chọn công nghệ tiên tiến, thích hợp, đầu tư ít vốn, thu hồi vốn nhanh. Phát triển có trọng điểm các ngành công nghệ cao, ưu tiên công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa; đảm bảo tốc độ đổi mới công nghệ trung bình 20 – 30%/năm, riêng đối với các lĩnh vực sản xuất ưu tiên phải đạt 30 – 40%/năm.

- Thực hiện việc đào tạo nghề nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động nhằm tăng tỷ lệ lao động được đào tạo lên 50% năm 2010, trong đó đào tạo nghề là 37%.

- Triển khai đề án “Có việc làm” giai đoạn 2006 – 2010 là tạo việc làm cho khoảng 160.000 lao động, bình quân mỗi năm khoảng 31.000 – 35.000 lao động. Phấn đấu đến cuối năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp của thành phố còn 3,6 – 4,0%.

Thực hiện đào tạo nghề nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ

Thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường lớp , đổi mới phương thức đào tạo, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông theo nhiều hướng khác nhau. Quy hoạch mạng lưới các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, củng cố các trường dạy nghề dài hạn, phát triển trường dạy nghề, các trung tâm đào tạo ngắn hạn tại địa phương nhằm đào tạo theo ngành nghề phù hợp, đào tạo theo địa chỉ, làm tốt công tác tư vấn đào tạo và việc làm, thông tin kịp thời về thị trường lao động trong thành phố, trong nước và nước ngoài.

Việc bồi dưỡng và chuẩn hóa giáo viên dạy nghề cần được chú trọng song song với việc nâng cao trình độ học vấn và trình độ nghề nghiệp của người lao động. Phát triển mạng lưới các khoa sư phạm ở các trường đại học và liên kết giữ các trường đại học với các viện nghiên cứu giáo dục để bồi dưỡng về sư phạm cho giáo viên.

Bên cạnh đó, các quan cơ quan quản lý nhà nước cần phải có quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển về các cấp độ đào tạo, ngành nghề đào tạo, quy mô đào tạo. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để người lao động có điều kiện học tập nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật.

Nâng cao nhận thức, tác phong nghề nghiệp của lực lượng lao động là một trong những yếu tố quan trọng trong một nền kinh tế công nghiệp hiện nay. Việc nghiên cứu xây dựng những chuẩn mực về đạo đức, tác phong nghề nghiệp và đưa vào chương trình giảng dạy trong các cơ sở đào tạo là việc làm hết sức cần thiết và thường xuyên đối với các tổ chức đào tạo và sử dụng lao động nhằm cung cấp cho xã hội đội ngũ lao động tốt nhất.

Xây dựng ĐN trở thành trung tâm khoa học và công nghệ

Xây dựng và phát triển công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong ba trung tâm công nghệ hàng đầu của quốc gia. Xây dựng và phát triển công nghệ sinh học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực theo hướng phục vụ phát triển kinh tế biển, nông nghiệp, y tế và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh ứng dụng các lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ bức xạ và hạt nhân, điện tử, công nghệ gia công hiện đại phục vụ cho phát triển kinh tế và khu vực.

Xây dựng và hoàn thiện Làng Đại học Đà Nẵng, trường đại học quốc tế phục vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đặc biệt là các chuyên gia giỏi về quản lý (kinh tế, công nghệ…) và chuyên viên kỹ thuật. Định hướng đào tạo đáp ứng nhu cầu các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên; Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ chuyên gia, cán bộ làm công tác đối ngoại nhằm đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Tiếp tục phát triển hệ thống y tế, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, các trung tâm y tế chuyên sâu, trong đó chú trọng khâu chẩn đoán sớm và điều trị kỹ thuật cao đủ sức phục vụ nhân dân thành phố và khu vực miền Trung – Tây Nguyên và các tỉnh lân cận của các nước bạn (Lào, Campuchia, đông bắc Thái Lan).

Một phần của tài liệu Kế hoạch lao động việc làm trên địa bàn thành phố đà nẵng đến năm 2010 (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w