MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM

Một phần của tài liệu Kế hoạch lao động việc làm trên địa bàn thành phố đà nẵng đến năm 2010 (Trang 70 - 89)

LÀM ĐẾN NĂM 2010

3.4.1. Về nâng cao chất lượng đào tạo nghề

3.4.1.1. Đối với các cơ quản lý nhà nước

Hiện tại, công tác đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, các trường chưa bám sát vào mục tiêu phát triển của xã hội để định hướng xây dựng kế hoạch đào tạo đáp ứng về quy mô, ngành nghề đào tạo, còn chạy theo cơ chế thị trường dẫn đến một số ngành nghề đào tạo ra thừa so với nhu cầu của nhà sử dụng, trong khi đó một số ngành nhà sử dụng càn thì số lượng đào tạo lại ít. Mặt khác, thành phố chưa có được một chiến lược dài hạn về phát triển nguồn nhân lực, vì vậy trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố đến năm 2020 cần phải xây đựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo hướng:

Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo đến 2010 và xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020. Phát triển quy mô giáo dục và đào tạo theo hướng đa dạng hoá các loại hình( chính quy, mở rộng), thực hiện xã hôi hoá giao dục, xây dựng xã hội học tập.

Trên cơ sở định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực của thành phố đến 2020, xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ công nhân kỹ thuật đến năm 2020 của thành phố, tiếp tục tăng quy mô đến năm 2010 quy mô đào tạo nghề khoảng 35.000 học sinh/năm, trong đó trung cấp nghề chiếm 30-40%, cao đẳng nghề 20%. Đến năm 2010 quy mô đào tạo đạt 40.000 - 45000 học sinh/năm, trong đó trung cấp nghề 45-50%, cao đẳng nghề là 30%. Tăng nhanh về số lượng và tỷ lệ lao động được qua đào tạo năm 2010 lên 50% và đạt 75- 80% vào năm 2020.

Trong quá trình tham gia WTO, để nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp đều phải đổi mới thiết bị công nghệ, áp dụng công nghệ mới trong hoạt động sản xuất, điều đó đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân kỹ thuật cao, có khả năng làm chủ được thiết bị, công nghệ. Để cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các đơn vị sản xuất cần xây dựng kế hoạch đào tạo, hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài để nâng tỷ lệ công nhân kỹ thuật qua đào tạo bậc cao lên 40-45% vào năm 2020. Đặc biệt quan tâm đào tạo đội ngũ công nhân bạc cao trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, cơ khí, đóng tàu, công nghiệp phần mềm...

Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của thành phố đến năm 2020 cần xây dựng quy hoạch mạng lưới các trường trung học phổ thông, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, đảm bảo yêu cầu đào tạo cân đối về ngành nghề, trình độ, và phân bổ địa bàn thuận lợi. Quy hoạch các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề theo hướng không chỉ phục vụ cho nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho thành phố mà còn cho khu vực và xuất khẩu lao động.

Xây dựng các cơ sở nghề thật sự là những trường nghề có chất lượng, có thương hiệu, đặc biệt quan tâm dạy nghề cho những nông dân chuyển đổi nghề nghiệp, trong đó thanh niên nông thôn có văn hoá phổ thông cần được đào tạo nghề bài bản để làm việc lâu dài trong các cơ sở công nghiệp, dịch vụ mới tại địa phương. Đầu tư trong điểm xây dựng trường cao đẳng nghề Đà Nẵng thành trường nghề có chất lượng cao. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường cao đẳng xây dựng...

Rà soát sắp xếp lại các cơ sở đào tạo nghề ngắn hạn, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở đào tạo không đảm bảo yêu cầu về cơ sỏ vật chất và đội ngũ giáo viên theo quy định. Thành lập trung tâm dạy nghề cấp thành phố trên cơ sở đầu tư, nâng cấp các cơ sở Trung tâm đào tạo nghề quận Liên Chiểu để thực hiện chức năng đào tạo nghề ngắn hạn cung ứng lao động cho các khu công nghiệp của thành phố và các tỉnh lân cận.

Kêu gọi các thành phần kinh tế, các tổ chức nước ngoài tham gia đầu tư xây dựng các trường dạy nghề chất lượng cao, cho phép mở những trung tâm dạy nghề 100% vốn nước ngoài và những trường dạy nghề liên kết với nước ngoài, liên kết với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đào tạo nghề kỹ thuật công nghệ cao.

3.4.1.1.3. Bổ sung, hoàn thiện các chính sách liên quan đến thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

- Đầu tư các cơ sở đào tạo công lập trọng điểm theo hướng hiện đại hoá. Nghiên cứu bổ sung cụ thể hoá các chính sách ưu đãi và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường, các cơ sở đào

tạotheo hướng hiện đại hoá, nhât là chính sách ưu đãi về đất đai, vay và hỗ trợ lãi suất vay đầu tư.

- Khuyến khích người lao động tham gia và đào tạo chuyên môn kỹ thuật, có chính sách ưu dãi đối với đội ngũ giáo viên giỏi, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao trong tất cả ccá ngành, các lĩnh vực...

- Có chính sách mạnh hơn trong thu hút các chuyên gia đầu ngành, công nhân kỹ thuật cao, đặc biệt là trong một số lĩnh vực như nghiên cứu ứng dụng, quản lý kinh tế, công nghệ thông tin, tự động hoá, vật liệu mới... về làm việc tại thành phố. Đồng thời gắn với việc bố trí, sử dụng đúng chuyên ngành, chuyên môn kỹ thuật, sở trường, tạo môi trường làm việc, chính sách đãi ngộ xứng đáng để đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cao, chuyên gia đầu ngành thu hút về thành phố, phát huy năng lực chuyên môn và góp vai trò của họ vào việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội thành phố.

- Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục đào tạo và dạy nghề,bổ sung và cụ thể hoá các chính sách ưư đãi về hỗ trợ đào tạo,thuê và chuyển nhượng đất đai, chế độ chính đãi ngộ đối với người lao động...đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

3.4.1.1.4. Đẩy mạnh hợp tác liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực

- Hợp tác liên kết trong đào tạo là một trong những giải pháp quan trọng để một mặt tăng nhanh số lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, mặt khác đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên gia đàu ngành khi hợp tác liên kết với các cơ sở đào tạo quốc tế uy tín.Hiện nay UBND thành phố cũng đã có một số chương trình hợp tác đào tạo đội ngũ cán bộ trong một số ngành nghề, lĩnh vực ưư tiên tại các trường đại học ở một số nước như Anh, Mỹ, Pháp, Singapore...Tuy nhiên cần phải xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực dài hạn đặc biệt là dự báo về số lượng cần phải đào tạo trong từng ngành nghề, lĩnh vực để có kế hoạch hợp tác đào tạo một cách hiệu quả, lâu dài.

- Chủ động tăng cường phối hợp với đại học Đà Nẵng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao để phục vụ cho nhu cầu phát triển thành phố, đồng thời xúc tiến nhanh việc thành lập cơ sở đào tạo sư phạm kỹ

thuật để đảm bảo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề cho thành phố và khu vực.

- Thông qua chuyển giao công nghệ đẩy mạnh đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật có khả năng làm chủ được thiết bị, công nghệ cao.

3.4.1.1.5. Tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng đào tạo

- Công tác kiểm tra giám sát thời gian qua đã thực hiện, song chưa tốt nhiều tổ chức đào tạo chưa đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, chương trình nội dung đào tạo vẫn tồn tại, ảnh hưởng lớn đến chất lượng đầu tạo và gây lãng phí cho xã hội. Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo hàng năm cần xây dựng nội dung, chương trình kiểm tra giám sát để kịp thời chấn chỉnh những sai xót và kịp thời đề xuất giải quyết các vướng mắt khó khăn của cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác đào tạo.

- Nghiên cứu thành lập cơ quan độc lập chịu trách nhiệm về công tác kiểm định chất lượng đào tạo.

3.4.1.2. Đối với các cơ sở đào tạo

Vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm là dạy cái gì và dạy như thế nào để “đầu ra” có thể sử dụng được, nếu phải đào tạo lại thì chỉ là đào tạo cho phù hợp với thực tế máy móc thiết bị, nội quy, quy trình làm việc tại đơn vị chứ không phải đào tạo lại từ đầu. Vì vậy các cơ sở đầu tạo có vai trò rất lớn và quan trọng trong việc trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc cho người lao động, cung cấp cho nền kinh tế một nguồn nhân lực đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, có tác phong và đạo đức nghề nghiệp tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chất lượng nguồn nhân lực hiện nay càng thấp trong đó có một phần không nhỏ là do cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu và về cơ cấu vật chất, nội dung chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên...Vì vậy để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, cần phải thực hiện một số giải pháp đối với cơ sở đào tạo như sau:

Tập trung phát triển hoạt động đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, gắn với định hướng và nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Sớm hoàn chỉnh và ban hành kế hoạch phát triển mạng lưới đào tạo nghề đến năm 2010, làm cơ sở để phát triển hoạt động đào tạo nghề của địa phương.

- Triển khai thực hiện đề án xã hội hoá hoạt động dạy nghề đến năm 2010, xây dựng trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng trở thành trường dạy nghề chất lượng cao.

- Tiếp tục thực hiện chính sách đào tạo nghề miễn phí tại các cơ sỏ dạy nghề tập trung cho đối tượng là con liệt sĩ, thương binh, gia đình chính sách, có công cách mạng, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, lao động thuộc hộ nghèo, dân tộc ít người, lao động thuộc dạng chỉnh trang đô thị, nông dân không còn đất sản xuất.

- Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp tiếp nhận và đào tạo lao động phổ thông thuộc đối tượng là lao động nghèo, lao động thuộc diện chính sách, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự gắn với giải quyết việc làm cho họ sau thời gian học nghề tại doanh nghiệp. Tổ chức việc kết nối giữa các trường và các doanh nghiệp để đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề theo địa chỉ, phù hợp với các yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phấn đấu giai đoạn 2006-2010 đào tạo nghề cho khoảng 105.000 lao động. bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho 20.000-21.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng 37%. Trong đó ngành công nghiệp đạt 20%, ngành nông nghiệp đạt 7%, thương mại dich vụ đạt 10%.

3.4.1.2.2. Đối với mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo

Chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học. Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng chương trình, nội dung đào tạo đại học,cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ở Việt Nam còn lạc hậu chưa theo kịp sự phát triển và biến đổi của kinh tế-xã hội, khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế, các chương trình, nội dung đào tạo còn độc lập với nhau, thiếu tính liên thông giữa các bậc học, cấp học. Điều này dẫn đến thực trạng: Học nhiều nhưng kiến thức mới không được bao nhiêu, kiến thức chưa đáp ứng tương đương trình độ,

tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng càng thấp gây lãng phí cho gia đình và xã hội. Giáo dục của thế giới trong thế kỷ 21 đang thực hiện 4 mục tiêu cơ bản cho người học là: học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình. Do vậy mô hình nhà trường hiện đại phải tổ chức dạy học với phương pháp tiên tiến đảm bảo cho học sinh lĩnh hội và thực thi 6 bậc thanh tri thức: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá. Nhà trường áp dụng phương pháp dạy học hướng về người học và nội dung dạy theo hướng tích hợp,ít môn học nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu đào tạo.

Đối với các trường dạy nghề và cơ sở đào tạo nghề nghiệp, việc đổi mới, hiên đại hoá chương trình, nội dung đào tạo theo hướng mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với những biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh. Xây dựng chương trình theo module, chương trình đào tạo nghề trình độ cao theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Đổi mới và hiện đại hoá theo phương pháp dạy và học, phát huy được năng lực của mỗi cá nhân, tăng tính chủ động, tích cực của học sinh. Tăng cường hình thức liên kết giữa các cơ sở đào tạo và sơ sở sản xuất, kết hợp đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản tại trường với đào tạo kỹ năng nghề tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng đã lựa chọn phương pháp phân tích nghề theo nguyên tắc DACUM để xây dựng chương trình phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động. Theo phương pháp phân tích nghề, nhà trường cần quan hệ chặt chẽ với cơ sở sản xuất và người lao động để nghiên cứu khảo sát thực tế những nhiệm vụ, công việc và các bước mà người công nhân kỹ thuật đang làm nhằm xây dựng chương trình theo module môn học để sau khi tốt nghiệp học sinh vào làm việc tại các cơ sở sản xuất không phải bỡ ngỡ giữa kiến thức, kỹ năng ở trường so với kỹ năng thực hành nghề.

Thực hiện phương thức đào tạo liên thông theo cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ gắn với công tác giám định, kiểm định chất lượng đào tạo...có như vậy mới tạo nhiều con đường để người lao động đến với

các cấp bậc cao hơn, được học suốt đời, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và chất lượng nguồn nhân lực.

3.4.1.2.3. Xác định cơ cấu ngành nghề đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế

Hiện nay hầu hết các cơ sở đào tạo từ đào tạo nghề đến đào tạo các bậc chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học đều lúng túng trong việc xác định cơ cấu ngành nghề, số lượng đào tạo còn chịu điều tiết mạnh của cơ chế thị trường và nhu cầu của người học, chưa gắn với nhu cầu phát triển của nền kinh tế dẫn đến một số ngành nghề đào tạo thừa về số lượng, trong khi đó một số ngành nghề xã hội đang cần thì số lượng đào tạo ít do không có người theo học (qua 18 phiên chợ việc làm cho thấy số lao động được đào tạo cao đẳng đại học và trung học chuyên nghiệp có nhu cầu việc làm nhiều gấp 1,5 lần với nhu cầu nhà tuyển dụng, trong khi đó nhu cầu nhà tuyển dụng về công nhân kỹ thuật chỉ đáp ứng được 34%), kết quả là số lượng lao động kỹ thuật trong xã hội thiếu trong khi nhiều lao động được đào tạo trong các ngành khác lại thừa, không có việc

Một phần của tài liệu Kế hoạch lao động việc làm trên địa bàn thành phố đà nẵng đến năm 2010 (Trang 70 - 89)