6. Kết cấu của khoá luận
2.1. Tiểu sử của Hêraclít
Hêraclít (khoảng 540- 475 trước công nguyên), xuất thân từ nhà nước thành thị Ephee thuộc vùng Tiểu Á của Hy Lạp. Ông sống trong thời kỳ lịch sử đầy căng thẳng của các nhà nước thành thị Hy Lạp khi mà dân thường đã giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh gay gắt với tầng lớp quý tộc dòng dõi (nông thôn). Ông cũng là người sống trong thời kỳ diễn ra cuộc chiến tranh giữa Hy Lạp với Ba Tư (500 - 449 trước công nguyên). Do hoàn cảnh sinh ra và sống trong thời đại đầy biến động chiến tranh và loạn lạc nên trong văn phong của Hêraclít đã sử dụng không ít những từ ngữ có trong hiện thực như: “đấu tranh”, “chiến tranh”, “đối lập”, “bất hoà”… Trên cơ sở đó triết học Hêraclít phần nào đã phản ánh thực trạng biến động của xã hội Hy Lạp cổ đại lúc bấy giờ.
Sinh thời Hêraclít là một nhà đại quý tộc thuộc dòng dõi Côđơriđốp. Theo luật ông là con trai đầu nên được thừa kế chức Badin, nhưng ông đã nhường lại cho em trai của mình để đi du lịch và nghiên cứu triết học. Như vậy, Hêraclít là một người có nguồn gốc đại quý tộc nhưng vị trí lại không là như thế, ông đã tự tách mình ra khỏi vị trí đại quý tộc đó. Chính vì vậy ông đã nhìn thấy được mâu thuẫn nội bộ trong giai cấp quý tộc. Nhưng Hêraclít cũng không thuộc vào giai cấp đang lên, tư tưởng triết học của ông có sự tiến bộ ở chỗ có phản ánh phong trào nhân dân, có nội dung nhân dân qua những mâu thuẫn chia rẽ của giai cấp quý tộc. Thái độ của Hêraclít là tách rời giai cấp, nhưng tương truyền rằng ông cũng là người xa rời quần chúng, tuy nhiên ông vẫn là người yêu nước. Đây cũng là một căn cứ để giải thích tại sao tư tưởng
biện chứng của Hêraclít lại có phần sâu sắc hơn phần đông các nhà triết học thuộc dòng dõi quý tộc cùng thời đại với ông.
Nói ngắn gọn như vậy về tiểu sử của Hêraclít chỉ mong muốn được làm rõ hơn sự ảnh hưởng của các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử đến sự hình thành tư tưởng biện chứng của Hêraclít.