Những đóng góp của tư tưởng biện chứng của Hêraclít đối với lịch sử phát triển

Một phần của tài liệu Tư tưởng biện chứng trong triết học của heraclit (Trang 47 - 56)

6. Kết cấu của khoá luận

2.3. Những đóng góp của tư tưởng biện chứng của Hêraclít đối với lịch sử phát triển

lịch sử phát triển của phép biện chứng

Có thể nhận xét chung rằng trong giai đoạn đầu tiên của lịch sử nhân loại với cách nhìn biện chứng về thế giới thì trên phương diện thế giới quan

các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã vượt bỏ những ảnh hưởng của thế giới quan thần thoại và tôn giáo, đem lại cho loài người một phương pháp tư duy mới - đó là tư duy triết học. Tư tưởng biện chứng Hy Lạp cổ đại đã mở đầu cho sự phát triển những tư tưởng biện chứng phương Tây, những vấn đề được các nhà triết học Hy Lạp đặt ra là những viên đá tảng tạo tiền đề cho sự phát triển tư tưởng biện chứng trong triết học sau này.

Các nhà triết học thuộc trường phái Milê và Hêraclít là những người đã đặt nền móng cho sự phát triển triết học trên lập trường duy vật. Với phương pháp tư duy độc đáo của mình - với cách nhìn biện chứng mà hình thức đầu tiên là nhìn nhận thế giới trong sự thống nhất. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã truy tìm nguồn gốc của thế giới, tính thống nhất của thế giới từ một dạng vật chất cụ thể. Với Talét đó là nước, Anaxmen là không khí, Anaxmenđrơ là Apâyrôn…còn đối với Hêraclít đó là lửa, ông quan niệm rằng: “Thế giới một chỉnh thể bao gồm mọi vật, không phải do bất cứ một thần thánh hoặc bất cứ một người nào sáng tạo ra, mà đã, đang và sẽ là một ngọn lửa vĩnh viễn sống, bùng cháy và tắt đi theo những quy luật. Quan điểm về khởi nguyên vũ trụ của Hêraclít đã được V.I.Lênin đánh giá là: “Một sự trình bày rất hay những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng” [6, 371]. Tư tưởng biện chứng trên lập trường duy vật về bản thể luận này càng về sau càng được phát triển trừu tượng hơn trong quan niệm của Đêmôcrít đó là nguyên tử… rồi đến định nghĩa vật chất của Lênin đã đưa lập trường duy vật lên đến đỉnh cao của sự hoàn thiện và triệt để.

Hêraclít là người đầu tiên trình bày quy luật thống nhất (hài hoà) và đấu tranh của các mặt đối lập. Trong đó ông cho rằng thế giới là một chỉnh thể thống nhất tuyệt đẹp bao gồm các mặt đối lập, hơn thế nữa ông còn khẳng định được rằng đấu tranh của các mặt đối lập, là quy luật phổ biến của thế giới, là điều kiện của tồn tại. Nhận thức thế giới là nhận thức quy luật thống

nhất (hài hoà) và đấu tranh của các mặt đối lập. Qua đây có thể thấy được rằng với sự trình bày về tính thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Hêraclít là người đầu tiên trong lịch sử phép biện chứng đã gián tiếp nói đến nguồn gốc, động lực của sự phát triển của sự vật, hiện tượng và sự phát triển của thế giới. Với tư tưởng biện chứng sâu sắc này ông đã vượt trước thời đại của mình một bước. Trong “Bút ký triết học” Lênin đã đánh giá tư tưởng này của ông đã khiến cho nhà triết học lỗi lạc Hy Lạp cổ đại là Arixtốt phải “nát óc” đấu tranh chống lại.

Trong quan điểm nhận thức, ông đã có những tư tưởng biện chứng cực kỳ sâu sắc. Khi ông đưa ra quan điểm của mình về một phương pháp nhận thức: Để nhận biết được cái chung, cái phổ biến khi tìm ra được những biểu hiện đa dạng của nó trong các sự vật đơn lẻ, so sánh đối chiếu các sự vật đơn lẻ, cá biệt với cái chung, cái phổ biến. Với quan điểm nhận thức này Hêraclít đã có cách nhìn đúng đắn đầu tiên về cặp phạm trù cái chung và cái riêng. Tuy nhiên cách nhìn của ông còn đơn giản và mộc mạc. Ông cũng là người đưa ra khái niệm Logos chủ quan và Logos khách quan, theo đó Logos chủ quan của con người có mối quan hệ biện chứng với Logos khách quan của thế giới. Nhận thức của con người là một quá trình đi từ Logos chủ quan đến Logos khách quan hay nói cách khác nhận thức là một quá trình đi từ trực quan cảm tính đến tư duy trí tuệ. Bản chất của nhận thức thế giới là nhận thức Logos khách quan.

Trong học thuyết về dòng chảy phổ biến Hêraclít cũng đã nêu lên những tư tưởng biện chứng của mình. Ông đưa ra mệnh đề nổi tiếng: “Không thể lội xuống một con sông hai lần” để khẳng định: Vận động là vĩnh cửu, biến đổi là vĩnh cửu, là phổ biến. Tuy nhiên ông cũng khẳng định sự đứng im, vận động và đứng im là một sự thống nhất mâu thuẫn của các mặt đối lập. Tư tưởng vận động của ông đã được Ph.Bêcơn kế thừa và phát triển trong triết

học của mình, khi Ph.Bêcơn cho rằng vận động không thể tách rời vật chất, nhận thức bản chất của sự vật là nhận thức sự vận động của chúng. Ph.Bêcơn còn cho rằng vận động là tuyệt đối và có tất cả là 19 dạng vận động. Thông qua vận động mà hệ thống vật chất thể hiện tính đa dạng, phong phú của nó. Đặc biệt Ph.Bêcơn còn khẳng định một quan điểm quan trọng mà trước đó đã gây ra nhiều tranh cãi và cách hiểu phiến diện về vận động trong học thuyết dòng chảy phổ biến của Hêraclít, đó là: đứng im cũng là một dạng của vận động, của vật chất, vận động trong sự nghỉ ngơi. Với sự khẳng định này của Ph.Bêcơn chúng ta có thể nói rằng Hêraclít là người đã có quan niệm đúng đắn về sự vận động và đứng im.

Có thể thấy rằng tư tưỏng biện chứng của Hêraclít và triết học của ông có một vị trí và vai trò nhất định trong nền triết học nói chung và lịch sử phát triển phép biện chứng nói riêng. Qua thời gian những giá trị trong tư tưởng biện chứng của ông vẫn còn được khẳng định và ông sẽ còn được mọi người biết đến nhiều hơn nữa.

Bên cạnh những giá trị của tư tưởng biện chứng Hêraclít đối với sự phát triển lịch sử phép biện chứng thì tư tưỏng biện chứng của Hêraclít còn có những hạn chế nhất định.

Cũng như các nhà triết học trường phái Milê thì ở Hêraclít sự thống nhất mới chỉ được quan niệm ở nguồn gốc chung của sự vật mà vẫn chưa thấy được sự thống nhất giữa các sự vật trong những mối liên hệ cụ thể, hay như sự vận động cũng chỉ là sự vận động theo một vòng khép kín, vận động trong quan niệm của ông còn đơn giản, ông chưa đi đến được quan niệm vận động tạo nên sự đa dạng và phong phú của các sự vật và hiện tượng, vận động và phát triển của các sự vật hiện tượng theo nấc thang đi lên.

Một điểm hạn chế trong tư tưởng biện chứng của Hêraclít nữa là, hầu hết trong tư tưởng biện chứng của ông đều được thể hiện qua những câu văn

giàu hình ảnh, những câu châm ngôn nhiều ẩn dụ, đa nghĩa. Điều này tạo nên sự đa nghĩa, tính không nhất quán trong các tư tưởng, quan điểm, luận điểm của ông.

KẾT LUẬN

Phép biện chứng Hy Lạp cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện chứng. Đặc điểm lớn nhất của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại là mang tính ngây thơ, tự phát. Tuy nhiên đóng góp của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại là đã vượt bỏ dần những ảnh hưởng của thế giới quan thần thoại và tôn giáo đem lại cho nhân loại một phương pháp tư duy mới - tư duy triết học.

Phép biện chứng trong triết học của Hêraclít nằm trong hệ thống phép biện chứng Hy Lạp cổ đại do đó phép biện chứng của Hêraclít cũng mang những đặc điểm chung của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại đó là tính ngây thơ, tự phát. Song so với các nhà biện chứng Hy Lạp cổ đại thì phép biện chứng của ông lại được xếp ở vị trí trung tâm, ông đã có những tư tưởng biện chứng sâu sắc và những phỏng đoán thiên tài. Hêraclít trong sự đánh giá của Lênin: “Là một trong những nhà sáng lập ra phép biện chứng”.

Trong tư tưởng biện chứng của Hêraclít, ông đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển lịch sử phép biện chứng. Ông đã đưa ra tư tưởng biện chứng trong quan điểm về khởi nguyên của vũ trụ, tính thống nhất của vũ trụ, đó là lửa. Lửa là khởi nguyên đầu tiên của thế giới, thế giới thống nhất ở cơ sở của nó là lửa; ông đã đưa ra khái niệm về Logos với tư cách là sự thống nhất (hài hoà) và đấu tranh của các mặt đối lập, thì Logos được hiểu là quy luật, là tính tất yếu, là quy luật phổ biến của thế giới; ông đã đưa ra tư tưởng biện chứng về sự thống nhất giữa Logos khách quan và Logos chủ quan của con người; ông đã đưa ra tư tưởng biện chứng về học thuyết dòng chảy phổ biến với mệnh đề nổi tiếng “không lội xuống cùng một con sông hai lần”.v.v.. Những tư tưỏng biện chứng này của ông đã làm nên sự khác biệt giữa ông so với các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, đã làm cho triết học và tên tuổi của ông còn lưu mãi đến ngày hôm nay và mai sau.

Mặc dù còn những hạn chế nhất định trong lối văn phong của mình nhưng phép biện chứng của Hêraclít xứng đáng được giữ vị trí trung tâm trong triết học Hy Lạp cổ đại. Xung quanh vấn đề phép biện chứng của Hêraclít còn nhiều quan niệm, nhiều ý kiến đánh giá. Song chúng ta cần có một đánh giá khách quan, không phiến diện, không gò ép có như vậy mới nhìn rõ phép biện chứng của Hêraclít và ý nghĩa, vai trò, vị trí của nó trong lịch sử phát triển phép biện chứng.

Tư tưởng biện chứng của Hêraclít nằm trong hệ thống tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại, ý nghĩa và vai trò của nó là đã mở đầu cho những tư tưởng biện chứng và sự phát triển phép biện chứng sau này. Những vấn đề được các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đặt ra là những viên đá tảng trong tiến trình lịch sử hình thành và phát triển phép biện chứng của nhân loại. Còn nhớ một ý của Lênin đã nói: Con người chỉ tiếp tục công việc của Hêraclít và Arxitốt đã vạch ra.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Ph.Ăngghen (1960), Chống Đuyrinh, Nxb Sự thật, Hà Nội.

[2]. Nguyễn Tiến Dũng (2005), Lịch sử triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp,Thành phố Hồ Chí Minh.

[3]. Nguyễn Đức Đạt (2005), Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo trình triết học, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[6]. V.I.Lênin (1981), Lênin Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ Mátxcơva. [7]. C.Mác - Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

[8]. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[9]. Bryan Magee (2003), Câu chuyện triết học, (Huỳnh Phan Anh - Mai Sơn dịch) Nxb Thống kê, Hà Nội.

[10]. Đặng Hữu Toàn(2002), “Quan niệm của Hêraclít về sự hài hoà và đấu tranh của các mặt đối lập”, Tạp chí Triết học, số 1 (131).

[11]. Đặng Hữu Toàn (2002), “Khái niệm “Logos trong triết học của Hêraclít” Tạp chí Triết học, số 4 (146).

[12]. Đặng Hữu Toàn (2003), “Học thuyết về nhận thức trong triết học Hêraclít”, Tạp chí Triết học số 7 (146).

[13]. Đặng Hữu Toàn (2003), “Triết học Hêraclít ttrong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại” Tạp chí Triết học số 11 (150).

[14]. Đặng Hữu Toàn (2005). “Lửa - Bản nguyên vật chất đầu tiên và duy nhất của vũ trụ trong triết học của Hêraclít”, Tạp chí Triết học số 5 (168).

[15]. Nguyễn Quang Thông - Tống Văn Chung (1990), Lịch sử triết học Hy - La cổ đại, tập 1, Tủ sách trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

[16]. Nguyễn Quang Thông - Tống Văn Chung (1990), Lịch sử triết học Hy - La cổ đại, tập 2, Tủ sách trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

[17]. Viện triết học (1998), Lịch sử phép biện chứng, tập I, phép biện chứng cổ đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[18]. Viện triết học (1998), Lịch sử phép biện chứng, tập IV, phép biện chứng mácxít (từ khi xuất hiện chủ nghĩa Mác đến giai đoạn Lênin), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[19]. Từ điển triết học (1975), Nxb Tiến bộ Mátxcơva.

[20]. Nguyễn Hữu Vui (2007), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[21]. Đinh Thanh Xuân (2010) “Thần thoại Hy Lạp với sự hình thành tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại”, Tạp chí Triết học, số 3 (226).

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...1

1. Tính cấp thiết của đề tài...1

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài...2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài...4

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu...5

5. Đóng góp của đề tài...5

6. Kết cấu của khoá luận...6

Chương 1...7

PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ LỊCH SỬ PHÉP BIỆN CHỨNG HY LẠP CỔ ĐẠI...7

1.1. Khái niệm phép biện chứng và nguồn gốc của phép biện chứng...7

1.2. Hoàn cảnh lịch sử ra đời cho sự phát triển phép biện chứng Hy Lạp cổ đại...11

1.3. Phép biện chứng duy vật Hy Lạp cổ đại và đặc điểm của phép biện chứng duy vật Hy Lạp cổ đại...21

Chương 2...27

TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG TRONG TRIẾT HỌC CỦA HÊRACLÍT...27

2.1. Tiểu sử của Hêraclít...27

2.2. Tư tưởng biện chứng trong triết học của Hêraclít...28

2.2.1. Quan niệm của Hêraclít về khởi nguyên của vũ trụ...28

2.2.2. Về khái niệm logos của Hêraclít...30

2.2.4. Tư tưởng biện chứng của Hêraclít trong quan điểm về nhận thức...40

2.2.5. Tư tưởng biện chứng của Hêraclít trong học thuyết về dòng chảy phổ biến (vận động phổ biến)...44

2.3. Những đóng góp của tư tưởng biện chứng của Hêraclít đối với lịch sử phát triển của phép biện chứng...47

KẾT LUẬN...52

Một phần của tài liệu Tư tưởng biện chứng trong triết học của heraclit (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w