6. Kết cấu của khoá luận
2.2.2. Về khái niệm logos của Hêraclít
Cùng với quan niệm độc đáo về lửa, khái niệm Logos đã trở thành tâm điểm trong thế giới quan của Hêraclit, thành hạt nhân trung tâm trong phép biện chứng của ông”[11, 32]. Trong hệ thống triết học của Hêraclít, Logos được coi là một khái niệm khó hiểu nhất. Tuy nhiên, với câu hỏi đặt ra, vậy Logos trong quan niệm của Hêraclít có nghĩa là gì? Đây là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà triết học trên thế giới.
Logos là một khái niệm có trước Hêraclít là một khái niệm đa nghĩa. Trong tiếng Hy Lạp cổ Logos có nghĩa là từ ngữ, là tư tưởng. Với nghĩa là, tư tưởng, Logos được thể hiện trong từ ngữ. Logos được hiểu theo nghĩa nào là
tùy thuộc vào văn cảnh của ngôn ngữ. Hêraclít đã biến khái niệm này thành trung tâm trong triết học của ông. Logos trong hệ thống triết học của Hêraclít vẫn là một khái niệm đa nghĩa. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng trong công trình “Lịch sử triết học phương Tây” thì đã có bảy cách giải thích khác nhau về Logos của Hêraclít: 1) Logos - thần ngôn thần bí; 2) Logos - vị thần cai quản thế giới có thể so sánh với thần Dớt; 3) Logos - lí tính tối cao, là cơ sở của vũ trụ; 4) Logos - quy luật phổ biến, theo đó mọi sự biến đổi và chuyển hóa của các sự vật diễn ra; 5) Logos - quan hệ quy định (về mặt lượng) sự chuyển hóa của một mặt này thành một số mặt khác; 6) Logos - học thuyết, kể cả học thuyết của bản thân Hêraclít trình bày trong tác phẩm của ông; 7) Logos - danh từ, lời nói, lời kể chuyện theo lối thông thường.
Cũng theo ý kiến đánh giá của PGS. TS Đặng Hữu Toàn, trong “Tạp chí triết học”. Số 4 (131), tháng 4-2002: Khi nghiên cứu phép biện chứng của Hêraclít, hầu hết các nhà triết học hiện đại cho rằng, trong quan niệm của Hêraclít, Logos là tính tất yếu, là quy luật, là cái vĩnh hằng, cái chung, cái phổ biến của thế giới, là sự anh minh của trí tuệ, là cái vốn có của con người.
Trong triết học của Hêraclít khi quan niệm lửa là khởi nguyên đầu tiên, là cơ sở của vạn vật thế giới, lửa sẽ phán xét tất cả. “Ngọn lửa” có một quy luật nội tại của nó, đó là Logos. Và như vậy, mối quan hệ Logos và lửa có thể xem là mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng. Logos là quy luật biến đổi phổ biến của vạn vật trong vũ trụ, ông viết: “sự chuyển hóa của lửa là: đầu tiên thành biển, một nửa biển thành đất, nửa còn lại thành gió xoáy… Đất lại hóa thành biển và tuân theo Logos mà trước kia biển hóa thành đất đã tuân theo” [11, 35]. Logos trong quan niệm của Hêraclít là quy luật bất biến vĩnh hằng của vũ trụ, ông viết rằng: “Logos là cái vĩnh viễn tồn tại…vạn vật ra đời đều dựa vào Logos của nó” [11, 35]. Hêraclít cho rằng thấu hiểu của một con người đó là nhận thức Logos, người thông thái phải là người nhận thức và
việc làm phải tuân thủ theo Logos: “tự nhiên yêu thích ẩn dấu mình”. Nhận thức và việc làm phải tuân thủ theo Logos: “không phải theo tôi, mà theo Logos, thừa nhận rằng tất cả là đơn nhất” [15, 11]. Logos trong quan niệm của Hêraclít còn được hiểu như là cái chung, cái phổ biến, ông viết “muốn nói một cách có lý cần phải giữ mình theo cái lý (Logos), giống như thành phố được xây dựng chặt chẽ nhờ đạo luật và nó vững bền hơn nhờ vào luật của con người được giáo dưỡng vào thời mà nó từng bày ra bởi quyền lực của nó có sao như nó vốn muốn nói tới. Nó hòa vào tất cả, vì thế nhất thiết phải tuân thủ cái chung, nhưng dù Logos (cái ý) là chung nhất đa số con người sống theo như thế, một khi họ hiểu một cách tường tận luật ấy” [15, 11].
Với cách hiểu như trên, thì Logos là quy luật chung nhất, phổ biến của vũ trụ và vạn vật phải tuân theo. Trên cơ sở quan điểm này trong tư tưởng của mình về sự thống nhất (hài hòa) và đấu tranh của các mặt đối lập, Hêraclít đã cho rằng “Logos là ông hoàng tạo ra sự đấu tranh và hài hòa của vạn vật trong vũ trụ. Logos là sự đấu tranh - cái tuyệt đối vĩnh viễn và hai hòa - cái hợp nhất, cân bằng và khắc phục một cách tương đối mặt đối lập trong đấu tranh với nhau” [14, 36], hay nói cách khác Logos là sự thống nhất của mọi cái hiện hữu.
Trong quan điểm về nhận thức của mình, Hêraclít đã xây dựng lên khái niệm Logos khách quan và Lôgos chủ quan, sự thống nhất phù hợp Logos chủ quan với Logos khách quan là cơ sở của nhận thức. Nếu đã quan niệm rằng Logos khách quan chính là quy luật của thế giới, là trật tự thế giới thì Logos chủ quan là hình ảnh, từ ngữ, lời nói theo trật tự của tư duy. Và như vậy, Logos tồn tại cả dưới dạng khách quan và chủ quan, Logos là cái ở vạn vật đều có và con người cũng có, đương nhiên chúng có quan hệ mật thiết với nhau.
Như vậy, Logos của Hêraclít không chỉ là lời nói, tư tưởng, học thuyết, là thượng đế, là các vị thần thống trị thế giới mà còn là quy luật, tính tất yếu, là cái phổ biến, là quan hệ của vạn vật trong vũ trụ. Theo nội dung triết học của ông và tư tưởng chủ đạo trong học thuyết về vũ trụ, về tính thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, học thuyết về dòng chảy phổ biến, và trong quan điểm về nhận thức, Logos của ông cần được hiểu là cái vĩnh hằng, vốn có của vũ trụ là tất yếu khách quan, là quy luật.
2.2.3. Tư tưởng biện chứng của Hêraclít trong quan niệm về sự thống nhất (hài hòa) và đấu tranh của các mặt đối lập
Nếu như ở Hy Lạp cổ đại các nhà triết học thuộc trường phái Milê và đặc biệt là Anaximenđrơ đã có công đầu trong việc xây dựng những tư tưởng sơ khai đầu tiên về sự thống nhất đấu tranh của các mặt đối lập, sự phân đôi thống nhất của các mặt đối lập, thì Hêraclít là là người nói đến sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập nhiều nhất. Ở Hêraclít quan điểm của ông về sự thống nhất (hài hòa) và đấu tranh của các mặt đối lập được thể hiện rõ ở những điểm sau.
Thứ nhất, sự thống nhất có nghĩa là sự đồng nhất của cái đa dạng, là sự hài hòa của các mặt đối lập “bất đồng với nhau”.
Đồng ý với quan điểm của hầu hết các nhà triết học Hy Lạp cổ đại cho rằng thế giới là một chỉnh thể “tuyệt đẹp”bao gồm các sự vật đa dạng phong phú,thì Hêraclít đã nhìn nhận sự thống nhất là sự đồng nhất của cái đa dạng. Nhưng Hêraclít còn khác với phần đông các nhà triết học Hy Lạp cổ đại còn cho rằng sự thống nhất không chỉ đơn giản là sự đồng nhất của cái đa dạng mà trong sự thống nhất luôn bao hàm trong nó các mặt đối lập “bất đồng” với nhau. Theo Hêraclít có những sự thật hiển nhiên, hết sức rõ ràng mà ai cũng biết như ngày và đêm, thiện và ác; hòa bình và đấu tranh…song giống như mọi sự đối lập khác chúng tạo thành một chỉnh thể thì lại là điều không phải
ai cũng biết. Cũng vì lý do này mà Hêxiốt - người được mệnh danh là “thầy giáo của đa số” đã bị ông quở trách, phê phán là đã không hiểu ngày và đêm. Ngày và đêm, chiến tranh và hòa bình…đương nhiên là nối tiếp nhau tạo nên tính chu kì lặp lại. Nhưng người ta lại không thể hiểu được rằng bản thân tính chu kì, tính lặp lại đó được quy định bởi sự thống nhất, sự hòa hợp, sự hài hòa giữa các mặt đối lập. Ông viết “họ không hiểu cái bất đồng lại hòa hợp với chính mình: (nó) là sự hòa hòa đối lập với (bản thân) giống như cây cung và cái thiên cầm” [17, 112].
Hêraclít đã dùng các hình ảnh của cái cung và cái thiên cầm để làm nổi bật lên quan điểm của mình một cách dễ hiểu: cái cung và cái thiên cầm được sử dụng là ở chỗ sự hài hòa là sự thống nhất nội tại, sự cân bằng căng thẳng được “ẩn náu” nhờ “sự bất đồng” ngày một tăng giữa các lực đối kháng. Như cái cung là sự bất động nhưng sự bất động đó có được do sự tác động của các lực đối lập. Tương tự như vậy, cây thiên cầm là công cụ tạo ra âm thanh được chỉ trong trường hợp có các lực lượng đối lập hoạt động. Hêraclít đã dùng hình ảnh cái cung và cái thiên cầm là ví dụ điển hình cho trạng thái phổ biến của các sự vật và của bản thân vũ trụ.
Có thể thấy rằng qua những ví dụ mà Hêraclít đã nêu trên, thì ông đã nhìn nhận sự vật thế giới hiện tượng và trong mỗi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng trong nó các mặt đối lập trái ngược nhau. Sự tồn tại của các mặt đối lập trong mỗi sự vật, hiện tượng là khách quan và phổ biến. Tuy nhiên, ở đây Hêraclít mới chỉ nêu ra các ví dụ từ hiện thực cuộc sống để so sánh, minh hoạ các mặt đối lập và sự thống nhất của các mặt đối lập. Còn những khái niệm: mặt đối lập, khái niệm đồng nhất, khái niệm mâu thuẫn thì ông chưa đi tới rõ ràng. Nhưng về cơ bản thì bước đầu Hêraclít đã có quan niệm đúng đắn về sự tồn tại khách quan của các mặt đối lập trong mỗi sự vật, hiện tượng. Đây là cơ
sở đầu tiên, quan trọng cho phép ông tiến sâu hơn nữa vào khai thác, tìm hiểu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Không chỉ cho rằng các mặt đối lập tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng, Hêraclít còn thấy được rằng, trong sự thống nhất của các mặt đối lập, các mặt đối lập còn có mối quan hệ giả định lẫn nhau và không thể có được nếu thiếu nhau. Chúng là điều kiện cho nhau tồn tại, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề, chúng tồn tại thông qua nhau.
Hêraclít còn cho rằng các mặt đối lập giả định lẫn nhau và không thể có được nếu thiếu nhau. Ông cũng đưa ra ví dụ minh họa: không thể quý sức khỏe nếu không biết mặt đối lập của nó là bệnh tật “bệnh tật làm cho sức khỏe trở nên quý giá và ngọt ngào, đói - no, mệt mỏi - nghỉ ngơi” [17, 114]. Nếu như các mặt đối lập trùng hợp tuyệt đối thì mọi thứ lúc ấy bệnh - tật, già - trẻ đều trở nên thống nhất khăng khít và không thể phân biệt được. Sự thống nhất ở đây không thể được hiểu theo nghĩa siêu hình, đồng nhất không phải là sự triệt tiêu các mặt đối lập. Ở đây Hêraclít đã diễn tả mối quan hệ của các mặt đối lập trong sự thống nhất, mối quan hệ ấy phải được hiểu là mối quan hệ biện chứng có tác động qua lại lẫn nhau. Khi nói đến các mặt đối lập trong sự thống nhất thì ở Hêraclít chúng ta cũng có thể khẳng định rằng ông đã nhìn nhận sự phân đôi các mặt đối lập trong sự thống nhất.
Hêraclít cho rằng trong vũ trụ bao hàm sự đa dạng của các sự vật thì tính tương đối các thuộc tính của sự vật cần phải được xét trong mối quan hệ của nó. Các thuộc tính của sự vật trực tiếp đối lập với nhau tùy thuộc vào công việc của chúng có quan hệ với chất nào, vật nào. Bản chất của các sự vật và hiện tượng, các thuộc tính và chất lượng đa dạng của chúng được xác định trong mối quan hệ và quan hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng. Ông nói: “Con vượn đẹp nhất nhưng xấu xí so với loài người. Con người sáng suốt nhất nhưng cũng chỉ là con vượn so với thượng đế xét về sự anh minh, sắc
đẹp và về mọi thứ khác” [17, 114]. Có thể thấy rằng, đây là một điểm quan trọng trong việc xác định các hình thức mâu thuẫn trong từng mối quan hệ, tùy thuộc vào mối quan hệ nhất định của các sự vật. Tuy nhiên, ở đây Hêraclít đã không đi sâu hơn nữa, chưa có sự phỏng đoán các hình thức của mâu thuẫn.
Quan niệm như vậy về các mặt đối lập, Hêraclít cho rằng đối lập là bản chất của cái hài hòa. Không có các mặt đối lập thì mọi sự hài hòa trong nghệ thuật, trong cuộc sống này và trong cả vũ trụ này cũng không có, bởi thiếu chúng sẽ không có gì để hòa hợp. Không có các mặt đối lập thì mọi sự đấu tranh đều không có, vì không có chúng sẽ không có gì để đấu tranh. Vũ trụ theo quan niệm của Hêraclít là sự thống nhất nội tại, là sự hòa hợp cân bằng của các mặt đối lập cấu thành chỉnh thể.
Thứ hai, mỗi sự vật, hiện tượng trong quá trình biến đổi đều trải qua các trạng thái đối lập và chuyển thành các mặt đối lập với nó.
Tất cả các sự vật hiện tượng trong thế giới đều bao hàm những mặt trái ngược nhau, trong quá trình biến đổi của các sự vật đều trải qua các trạng thái đối lập và chuyển hoá thành các mặt đối lập với nó. Vẫn là lối văn phong giàu hình ảnh, ông đã làm rõ quan điểm này của mình bằng những ví dụ: sống trở thành chết; thức trở thành ngủ; trẻ trở thành già… nhưng cũng có thể nói ngược lại rằng: chết thành sống; ngủ thành thức; già trở thành trẻ. Ông nói: “cùng ở một thứ trong ta như sống và chết; thức và ngủ; già và trẻ vì sau khi biến đổi cái này trở thành cái kia, và ngược lại” [17, 119]. Vũ trụ là một sự hài hòa tuyệt đẹp của các mặt đối lập, trật tự của sự hài hòa vũ trụ là sự thống nhất của các mặt đối lập, trong đó lúc thì mặt này, lúc thì mặt khác. Trong các mặt đối lập sẽ có một mặt chiếm ưu thế theo một chu kỳ nào đó, trong một giới hạn nào đó. Chẳng hạn như ngày và đêm, mùa đông và mùa hè, chiến tranh và hoà bình… theo tính chu kỳ và trong một giới hạn sẽ có một mặt
chiếm ưu thế. Mùa đông là mặt đối lập chiếm ưu thế trong tính chu kỳ của nó sẽ cho ta một mùa đông, mùa hè chiếm ưu thế so với mặt đối lập của nó là mùa đông sẽ cho ta mùa hè. Tương tự như vậy trong vũ trụ sẽ diễn ra theo chiều hướng đó. Tuy nhiên trong quan điểm này của Hêraclít chưa đi sâu để nói rõ hơn về sự chiếm ưu thế tương đối của một trong các mặt đối lập so với các mặt khác và sự cân bằng “căng thẳng” giữa các mặt đối lập. Khi thiết định sự tồn tại của các sự vật, cả hai hình thức đó của sự hài hoà đều đem lại cho chúng tính xác định, tính ổn định và tính bền vững. Nhưng sự hài hoà của các sự vật là tương đối là nhất thời, tính xác định và tính ổn định cũng chỉ là nhất thời tương đối, vấn đề là ở chỗ sự hài hoà sớm hay muộn sẽ bị phá huỷ bởi cuộc đấu tranh của các mặt đối lập. Sự chiếm ưu thế của một trong các mặt đối lập đối với các mặt khác có nghĩa là làm mất đi sự hài hoà và dẫn tới chỗ tiêu vong của các sự vật. Ở đây, Hêraclít chỉ nói đến chuyển hoá của các mặt đối lập mang tính chu kỳ từ sự cảm nhận trực quan của mình trước cuộc sống.
Thứ ba, đấu tranh của các mặt đối lập là sự liên hệ thống nhất của các mặt đối lập. Đấu tranh là phổ biến, là điều kiện của sự tồn tại.
Sự hoàn hảo, tính hài hoà này của vũ trụ theo quan niệm của Hêraclít, là sự thống nhất nội tại, là sự hoà hợp, sự cân bằng các mặt đối lập cấu thành chỉnh thể. Chính sự hoàn hảo và hài hoà ấy đã đem lại cho mọi sự vật, hiện