Tư tưởng biện chứng của Hêraclít trong quan điểm về nhận thức

Một phần của tài liệu Tư tưởng biện chứng trong triết học của heraclit (Trang 40 - 44)

6. Kết cấu của khoá luận

2.2.4. Tư tưởng biện chứng của Hêraclít trong quan điểm về nhận thức

quy luật đó, nhận thức là sự phân đôi nội tại của quy luật.

2.2.4. Tư tưởng biện chứng của Hêraclít trong quan điểm về nhận thức thức

Hêraclít được thừa nhận với tư cách là người sáng lập ra phép biện chứng không chỉ bởi những quan niệm về vũ trụ, tính thống nhất của vũ trụ, về vận động phổ biến, về tính thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập mà còn bởi quan niệm độc đáo của ông về nhận thức.

Một điểm hết sức độc đáo của Hêraclít là ông cho rằng người ta chỉ có thể nhận biết được cái chung, cái phổ biến khi tìm ra được những biểu hiện đa dạng, cụ thể của nó ở các sự vật, hiện tượng đơn nhất, cá biệt bằng cách so sánh, đối chiếu các sự vật, hiện tượng đơn nhất cá biệt này với cái chung, cái phổ biến. Nhiều nhà triết học có tên tuổi trong đó có những nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã coi đó là phương pháp “đằng sau cây nhận thấy rừng” - đằng sau hiện tượng nhận thấy bản chất, còn đằng sau bản chất nhận thấy hiện tượng. Ông có một câu châm ngôn nổi tiếng: “biết nhiều thứ chưa làm cho người ta thông minh, người thông minh phải là người nắm được bản chất và tính tất yếu của sự vật, hiểu được cái Logos của vũ trụ” [12, 46]. Ông cho rằng người biết nhiều thứ, đa tri thức của một người mà không hiểu được cái Logos của vũ trụ thì nhiều lắm cũng chỉ được coi là người hiểu biết chứ chưa phải là người thông minh, chưa phải là nhà thông thái. Biết nhiều thứ đa tri thức, theo ông cũng chỉ là những mánh lới của nhận thức, mà mánh lới của nhận thức thì ai cũng có, “mọi người ai cũng có khả năng nhận thức”. Người thông minh, nhà thông thái không chỉ là những người biết nhiều, đa tri thức mà còn phải nắm được cái Logos của vũ trụ, nắm được cái quy luật tất yếu của vũ trụ.

Để nắm được mối quan hệ biện chứng giữa các sự vật, hiện tượng, nắm được bản chất quy luật phổ biến của thế giới, nắm được Logos của vũ trụ, theo Hêraclít chủ thể nhận thức trước hết phải có năng lực quan sát và sự sáng suốt của trí tuệ. Sự sáng suốt của trí tuệ không phải là một cái gì thần bí mà nó là cái Logos vốn có ở mỗi con người, là năng lực nhận thức độc lập của con người về bản chất của các sự vật, hiện tượng mà họ đang quan sát chiêm nghiệm. Sự sáng suốt của trí tuệ đó có khả năng nhận thức được tính thống nhất của vũ trụ, nhận thức được sự thống nhất của các mặt đối lập, nhận thức được Logos của vũ trụ.

Với quan niệm đó, Hêraclít coi sự sáng suốt của trí tuệ, cái Logos chủ quan, sự thông thái của con người cũng là đối tượng của nhận thức lý tính. Hêraclít đã chỉ ra những đặc trưng của cái Logos chủ quan đó là: tính khách quan, tính vĩnh hằng, là quy luật bất biến, là cái linh hồn vốn có tự nó phát triển. Chính do tính chất khách quan, do cái phổ biến nên nó có ở mọi người và là cái có thể nhận thức, và một khi con người nhận thức được nó con người sẽ trở nên thông thái.

Nét độc đáo trong quan niệm của Hêraclít đó là đã coi Logos chủ quan cũng là đối tượng của nhận thức, của con người. Song sự khác biệt của Hêraclít so với các nhà triết học đương thời còn ở chỗ ông luôn coi tự nhiên mới là đối tượng của nhận thức, nhận thức của thế giới phải là cái nhận thức được cái Logos khách quan.

Ưu điểm lớn nhất của trí tuệ là nói lên được chân lý và hành động theo tự nhiên, nghe theo tiếng nói của tự nhiên. Song không phải ai cũng nhận thức được thế giới tự nhiên, không phải ai cũng nhận thức được Logos khách quan của thế giới, bởi lẽ “tự nhiên yêu thích sự ẩn dấu mình”. Chỉ có những người có trí tuệ “sáng sủa” nhất, có “linh hồn khô ráo” nhất mới có thể nhận thức được cái Logos khách quan của tự nhiên. Và để có được sự nhận thức đúng

đắn này thì nhận thức của con người kể cả những người có trí tuệ anh minh nhất phải bắt đầu từ nhận thức cảm tính, “bởi mắt và tai là những người thầy tốt nhất”. Song mắt và tai lại là những nhân chứng tồi nhất đối với con người nếu người đó có linh hồn “ẩm ướt”. Điều đó cũng có nghĩa là, để nhận thức được cái Logos khách quan của tự nhiên thì con người phải đi từ trực quan cảm tính đến trực giác trí tuệ, từ sự nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính. Đây là một quan điểm hết sức tiến bộ của Hêraclít. Sau này các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác cũng khẳng định: con đường của nhận thức là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng trở lại với thực tiễn.

Với quan niệm trên của mình về nhận thức Hêraclít đã đưa ra nguyên lý về sự thống nhất giữa Logos chủ quan và Logos khách quan.

Logos khách quan theo như cách hiểu đơn giản và phổ biến thì đó là quy luật, là trật tự thế giới. Logos chủ quan được hiểu là hình ảnh, từ ngữ, lời nói, là chuẩn mực của mọi tư tưởng, suy nghĩ của con người. Xuất phát từ quan điểm tư duy vốn có ở mọi người nên ông cho rằng Logos của con người (Logos chủ quan) có đủ khả năng để phù hợp với Logos của thế giới (Logos khách quan), mặc dù điều đó diễn ra không phải thường xuyên và ở mọi người, mặc dù con người giao tiếp trực tiếp, thường xuyên với Logos thế giới. Song Logos đó vẫn xa lạ đối với nhiều người, vẫn không hiểu được nó, mặc dù họ cảm thấy là hiểu. Tuy nhiên ông cũng khẳng định Logos khách quan và Logos chủ quan về thực chất là thống nhất, là giống nhau và ở một chừng mực nào đó là đồng nhất. Cả hai Logos chủ quan và Logos khách quan đều cấu thành nguyên lý hợp lý và chi phối mọi thứ. Và cũng như Logos khách quan thì Logos chủ quan cũng là vô hạn.

Quan niệm Logos chủ quan của con người là vô hạn, là đồng nhất với Logos khách quan. Vậy câu hỏi đặt ra là: Cái Logos chủ quan của con người tìm thấy sự đồng nhất với Logos khách quan của vụ trụ bằng cách nào?

Hêraclít cho rằng: Nếu thế giới nội tâm của con người, tính chủ quan của Logos khách quan và cấu trúc bên ngoài của Logos khách quan chúng giống nhau và trùng hợp nhau thì việc nhận thức Logos thế giới bên ngoài có thể bằng con đường tự nhận thức. Tự nhận thức đi từ thế giới nội tâm đến thế giới bên ngoài. Trên con đường này tâm hồn của con người ngày càng phong phú, mở rộng hơn, phát triển hơn. “Logos tự phát triển là vốn có ở tâm hồn con người”[17, 134]. Ngoài con đường tự nhận thức còn một con đường khác nữa. Đó là khi Logos chủ quan quan hệ với Logos khách quan của thế giới và hít “vào mình” Logos thần thánh đó và trở nên có lý tính. Cả hai phương thức, con đường đó không loại trừ lẫn nhau tạo thành sự thống nhất của cái bên trong và cái bên ngoài.

Khi xây dựng khái niệm Logos chủ quan Hêraclít quan niệm Logos chủ quan một cách cơ động, sinh động và phát triển nội tại luôn có quan hệ với Logos khách quan. Và chỉ nhờ có tính tích cực và năng động này của Logos chủ quan con người mới có thể có lối thoát ra thế giới sự vật bên ngoài, thông qua Logos chủ quan con người mới nhận thức được thế giới.

Hêraclít đã vạch ra mối quan hệ thống nhất, mâu thuẫn giữa Logos với sự đa dạng của các sự vật, hiện tượng, biện chứng giữa cái đơn nhất với cái số nhiều nói chung. Hêraclít cho rằng Logos là cái vốn có ở sự vật nhưng đồng thời về một phương diện nào đó lại nằm ngoài chúng. Ông đưa ra minh chứng ví dụ đó là: Điều này cũng giống như nghĩa của câu nói nằm ở mỗi từ nhưng không phải ở mỗi từ riêng biệt. Nghĩa của một câu là một cái toàn vẹn nhưng không tách biệt. Cũng có thể nói như thế về thế giới với tư cách là vũ trụ, là một chỉnh thể hài hoà và duy nhất.

Từ sự trình bày nói trên có thể thấy được rằng Hêraclít đã có những quan điểm biện chứng trong nhận thức, đặc biệt khi ông xây dựng nguyên lý sự thống nhất giữa Logos khách quan và Logos chủ quan, mối quan hệ giữa

nhận thức thế giới và khả năng nhận thức thế giới của con người, biện chứng giữa cái chung và cái đơn nhất. Mặc dù những tư tưởng đó còn chưa thật rõ ràng nhưng đó là những tư tưởng biện chứng hết sức có ý nghĩa cho việc phát triển phép biện chứng sau này.

Một phần của tài liệu Tư tưởng biện chứng trong triết học của heraclit (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w