Bàn luận về đặc điểm chung 1.Tuổi và giới:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị NMN tại khoa cấp cứu và điều trị tích cực bệnh viện bạch mai (Trang 59 - 61)

- Bệnh nhân sốt trong 24giờ đầu sau nhập viện có kết quả điều trị xấu

4.1.Bàn luận về đặc điểm chung 1.Tuổi và giới:

4.1.1.Tuổi và giới:

Tuổi có tác động rõ ràng lên hệ thống tim mạch, theo thời gian, nguy cơ mắc đột quỵ não tăng dần và người ta thấy ở tuổi sau 55, cứ sau 10 năm tỷ lệ mắc bệnh này sẽ tăng gấp đôi [2].

Bảng 3.1 cho thấy NMN có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, trong nghiên cứu của chúng tôi NMN xảy ra từ 39 đến 89 tuổi, tỷ lệ NMN tăng dần theo tuổi, nhóm tuổi gặp nhiều nhất trong nghiên cứu là 60-79, trong đó 60 – 69 chiếm 35%, 70 – 79 tuổi, 44%.Trên 80 tuổi chiếm tỷ lệ 13,4%.

Tuổi càng cao bệnh mạch máu càng nhiều, càng tích tụ nhiều yếu tố nguy cơ mà trước hết là xơ vữa động mạch[15].Tỷ lệ NMN giảm sau 80 tuổi là phù hợp theo tháp tuổi.

Theo Lê văn Thính, Trịnh Tiến Lực, Hà Hữu Quý và cs (2007) tỷ lệ bệnh nhiều nhất từ 40-79 (86,7%) [36].

Tuổi trung bình của nghiên cứu này 67,9±11,1 cao hơn một số nghiên cứu khác, có thể do tuổi thọ người dân ngày càng cao. Nghiên cứu của Lê văn Thính (2002) tuổi trung bình là 62,3±8,8. Lâm văn Chế, Trịnh Tiến Lực (2002) là 63,2±12,4[3] [34].

Tỷ lệ NMN nam nhiều hơn nữ, trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ này là 1,9 lần, theo Nguyễn Văn Đăng là 1,36 – 1,45 lần, Lê Văn Thính, Trịnh Tiến Lực, Hà Hữu Quý và cs (2007),1,8 lần [36], Lâm Văn Chế, Trịnh Tiến Lực(2002) 61,3% nam, 38,7% nữ [3].

Tỷ lệ nam nhiều hơn nữ có thể do nam có nhiều yếu tố nguy cơ hơn nữ như nghiện rượu, hút thuốc lá, sinh hoạt không điều độ, sở thích ăn uống. Trên 80 tuổi tỷ lệ nữ cao hơn nam do tuổi thọ nữ cao hơn nam.

4.1.2. Thời gian từ khi khởi phát đến khi nhập viện

Trong nghiên cứu của chúng tôi 15 bệnh nhân (12,6%) vào viện trước 3 giờ, những bệnh nhân này nên dùng thuốc tiêu huyết khối nếu có chỉ định, từ 3 đến 6 giờ có 10 bệnh nhân (8,4%), có thể cân nhắc dùng thuốc tiêu huyết khối ở nhóm bệnh nhập viện từ 3 – 4,5 giờ vì còn hiệu quả và an toàn [78], 6 đến 24 giờ 21 bệnh nhân (61,3%), trên 24 giờ đến 73 bệnh nhân ( 61,3%). Những tác giả trước đây rất ít hoặc không có bệnh nhân vào viện trước 6 giờ, tác giả Phan Thị Hường sớm nhất là 6 giờ còn lại đều sau 24 giờ[14], Lê

Văn Thính, Trịnh Tiến Lực, Hà Hữu Quý và cs trước 6giờ có 2/728 bệnh nhân[36].

Với 15/119 (12,6%) bệnh nhân vào viện trước 3 giờ cho thấy ý thức của người dân đối với bệnh nhồi máu não đã tốt hơn.

Tuy nhiên theo Đinh Văn Thắng trong nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân TBMMN tại khoa thần kinh bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội từ 7/2006 đến 6/2007, thấy 269/578 (46,5%) bệnh nhân nhồi máu não nhập viện trước 3 giờ[29]. Điều này cho thấy có thể do Thanh Nhàn là bệnh viện tuyến trước, có thể bệnh nhân quen với phân tuyến, vào bệnh viện Thanh Nhàn sau mới chuyển đến bệnh viện Bạch Mai.

Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Liên và nhóm nghiên cứu rtPA thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu 4740 bệnh nhân đột quỵ thiếu máu cấp, vào viện trước 3 giờ có 138 (3,8%), 81 bệnh nhân đã được dùng thuốc tiêu huyết khối, tử vong 8,6% trong 3 tháng [19].

Chúng ta nên nghiên cứu sử dụng thuốc tiêu huyết khối cho những bệnh nhân vào viện trước 3 giờ hoặc trước 4 giờ 30, đồng thời phải có tuyên truyền rộng rãi về bệnh nhồi máu não để người dân hiểu và có những quyết định đúng, nhập viện sớm khi có thân nhân bị bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị NMN tại khoa cấp cứu và điều trị tích cực bệnh viện bạch mai (Trang 59 - 61)