Các biện pháp xử trí khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị NMN tại khoa cấp cứu và điều trị tích cực bệnh viện bạch mai (Trang 30 - 31)

- Chẩn đoán nhanh và điều trị sớm: một trong ba dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ là méo mặt, yếu chi, nói ngọng (hoặc không nói được).

1.12.10.Các biện pháp xử trí khác.

- Thân nhiệt được hạ dưới 37oC, trong khoảng 33 – 35oC, dùng paracetamol và chườm lạnh. Điều trị sớm hạ nhiệt độ có thể giảm thể tích vùng nhồi máu não và có thể ngăn chặn phát triển phù não.Tuy nhiên, cũng có tác dụng phụ bao gồm gia tăng nhiễm trùng, rối loạn đông máu, hạ kali, tăng đường máu, ức chế tim mạch. Thời gian, nhiệt độ, khoảng thời gian hạ nhiệt độ trong đột quỵ chưa biết đầy đủ, không có sự an toàn khi tăng nhiệt độ trở lại [63].

Nghiên cứu Cool Aid: 40 bệnh nhân trong 12 giờ của đột quỵ, 18 BN hạ nhiệt độ 33OC trong 24 giờ và 22 BN điều trị y chuẩn. Hai nhóm có kết cuộc lâm sàng tương tự nhau cũng như sang thương tương tụ nhau được đo băng MRI. Họ kết luận rằng giảm nhiệt độ trong đột quỵ thiếu máu não an toàn nhưng không kết luận đối với tính hiệu quả[63].

- Chống mê sảng, giãy dụa bằng benzodiazepin tác dụng ngắn hay propofol, có thể phối hợp với các thuốc giảm đau.

- Co giật xảy ra khoảng 5 – 8,6% sau đột quỵ [49][59], tuy nhiên co giật sớm không ảnh hưởng trên kết quả điều trị [53]. Co giật làm tổn thương tế bào thần kinh và làm mất ổn định một tình trạng cấp cứu nguy kịch vì vậy phải xử trí tích cực[50].

- Phòng chống tắc mạch phổi dùng enoxaparin 20mg/12 giờ TDD.

- Vệ sinh thân thể, xoa bóp, chống loét, tập vận động sớm ngay sau ngày đầu cho thể nhẹ, thể nặng cần thận trọng hơn.

- Có liên hệ giữa tổn thương não và tăng nhiệt độ cơ thể, tuy nhiên chỉ có tăng nhiệt độ trong 24 giờ có liên quan đến kết quả điều trị và tổn thương não lớn [52]

1.12.11.Thuốc bảo vệ thần kinh

Theo hướng phục hồi tế bào não vùng tranh tối tranh sáng như cerebrolysine hiện đang nghiên cứu và tỏ ra có hiệu quả (ức chế calpain và caspases) hơn các thuốc bảo vệ thần kinh khác, liều lượng 30ml tiêm tĩnh mạch mỗi ngày, tối thiểu trong 3 tuần[8].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị NMN tại khoa cấp cứu và điều trị tích cực bệnh viện bạch mai (Trang 30 - 31)