ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị NMN tại khoa cấp cứu và điều trị tích cực bệnh viện bạch mai (Trang 35 - 36)

- Chẩn đoán nhanh và điều trị sớm: một trong ba dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ là méo mặt, yếu chi, nói ngọng (hoặc không nói được).

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Chúng tôi dựa vào hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân đã điều trị nội trú tại khoa Cấp cứu và khoa Điều trị tích cực bệnh viện Bạch Mai từ 01/2008 đến 12/2008. Các bệnh đó đều có chẩn đoán cuối cùng là nhồi máu não.

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh

2.1.1.1. Tiêu chuẩn lâm sàng

- Dựa theo định nghĩa về tai biến mạch máu não của tổ chức y tế thế giới (1990): TBMMN là sự xảy ra đột ngột các thiếu sót chức năng thần kinh, thường là khu trú hơn là lan toả, tồn tại quá 24 giờ hoặc gây tử vong trong 24 giờ. Các khám xét loại trừ nguyên nhân chấn thương.

2.1.1.2. Tiêu chuẩn cận lâm sàng

Dựa vào chụp CLVT hoặc MRI não có bằng chứng nhồi máu não.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Đột quỵ do xuất huyết não. - NMN nguyên nhân do tim. - Rối loạn đông máu trước.

- Bệnh NMN kèm theo các bệnh nặng cấp hoặc mãn tính khác: suy gan, suy thận, ung thư, COPD, nhiễm khuẩn hệ thần kinh, ngộ độc morphin.

2.2. Phương pháp nghiên cứu2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Sử dụng phương pháp hồi cứu mô tả.

Khai thác bệnh án bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não đã điều trị ở khoa cấp cứu và khoa điều trị tích cực, lưu trữ tại phòng lưu trữ hồ sơ bệnh án bệnh viện Bạch Mai, ghi chép theo mẫu thống nhất.

Thu thập thông tin:

+ Đặc điểm chung -Họ tên

- Tuổi - Giới - Địa chỉ

- Thời gian từ khi khởi bệnh đến khi vào viện - Thời gian vào viện, ra viện

- Tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường

+ Đặc điểm lúc vào viện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị NMN tại khoa cấp cứu và điều trị tích cực bệnh viện bạch mai (Trang 35 - 36)