Những dự báo của Mác, Ăngghen về quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học hồ chí minh về chủ nghia xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xá hội ở việt nam với sự vận dụng của đảng ta hiện nay (Trang 30 - 32)

hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Mác và Ăngghen đã phát hiện ra xu hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người và đi đến kết luận: chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ được thay thế bằng chủ nghĩa xã hội. Hai ơng khơng chỉ nói tính tất yếu của sự xuất hiện và phát triển chủ nghĩa xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến ở Châu Âu, mà hai ơng cịn bàn đến khả năng tiến lên chủ nghĩa xã hội ở các nước lạc hậu, chậm phát triển, hoặc mới chỉ bắt đầu hình thành các quan hệ tư bản chủ nghĩa.

Khi tiến hành phân tích tình hình kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa Mác khẳng định “sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”, nhìn chung cho đến nay lịch sử nhân loại đã trải qua bớn hình thái kinh tế xã hội kế tiếp nhau là: Cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và đang quá độ sang chủ nghĩa cộng sản. Song do đặc điểm lịch sử về không gian về thời gian, không phải quốc gia nào cũng phải trải qua tất cả các hình thái kinh tế xã hội theo một sở đồ chung. Lịch sử đã chúng minh điều đó. Nếu Italia, Tây Ban Nha, Pháp hình thành chế độ phong kiến từ trong lịng chế độ nơ lê, thì Ba Lan, Nga, Đức lại bước vào chế độ phong kiến không qua chế độ nô lệ; hay ở Mỹ chủ nghĩa tư bản lại hình thành trong điều kiện không qua chế độ phong kiến.

Từ thực tế lich sử như vậy, Mác đã khẳng định: “Một xã hội ngay cả khi phát hiện được quy luật tư nhiên của sự vận động của nó mà mục đích ći cùng là tim ra quy luật vận động kinh tế của xã hội hiện đại cũng không thể nào nhảy qua các giai đoạn phát triển tự nhiên hay dùng sắc lệnh để xoá bỏ những giai đoạn đó. Nhưng nó có thể rút ngắn và làm dịu bớt những cơn đau đẻ”(6;21). Như vậy, Mác vừa đồng thời khẳng định quy luật khách quan của sự phát triển tự nhiên, đồng thời lại vừa đặt vấn đề về một khả năng rút ngắn khi điều kiện lịch sử khách quan cho phép. Mặc dù mới chỉ là những tư tưởng mần mớng nhưng nó có một ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu lý luận về sự bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội.

Quan niệm về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội được Mác, Ăngghen trình bầy trong nhiều tác phẩm. Trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta”, Mác khẳng định “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước thời kỳ ấy khơng thể là cái gì khác hơn là nền chun chính vơ sản của giai cấp vô sản”(22;202-203).

Như vậy, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ cải tạo xã hội tư bản chủ nghĩa thành xã hội chủ nghĩa bằng cách mạng. Và ở đây, thời kỳ quá độ được hiểu là một giai đoạn lịch sử đặc biệt với độ dài - ngắn khác nhau, kết cầu và hình thức biểu hiện khác nhau. Đồng thơi “quá độ lên chủ nghĩa bỏ quả chế độ tư bản chủ nghĩa là khái niệm chỉ sự chuyển biến từ một xã hội tiền tư bản hoặc chủ nghĩa tư bản chỉ mới ra đời chỉ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó chế độ chính trị là chế độ xã hội chủ nghĩa, còn sự phát triển kinh tế được thực hiện đa thành phần đan xen hổn hợp một cách chủ động như “khâu trung gian” không trở thành cơ sở kinh tế của chế độ tư bản chủ nghĩa”(26;76).

Mác đã nhận xét trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta” rằng, thời kỳ quá độ từ xã hội tư bản lên chủ nghĩa xã hội là quá trình lịch sử mà chủ nghĩa xã hội chỉ là giai đoạn đầu, là trình độ phát triển thấp của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, quá độ là tất yếu lịch sử, bởi chế độ xã hội mới cần phải có thời gian để chuẩn bị tích luỹ về chất cần thiết cho xã hội mới ra đời và phát triển.

Mác và Ăngghen đã làm rõ quy luật phổ quát của mọi thời đại lịch sử là quy luật về sự phù hợp của các quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất. Chủ nghĩa tư bản đã ra đời và phát triển theo quy luật đó và đến lượt nó cũng sẽ bị chính quy ḷt đó phủ định, đó là một q trình lịch sử tự nhiên. Tuy nhiên, sự phát triển tuần tự này không chỉ loại trừ mà cịn bao hàm trong đó khả năng sự phát triển “rút ngắn” do những điều kiện lịch sử. Sau khi phân tích điều kiện kinh tế, xã hội nước Nga thì Mác, Ăngghen đã dự báo rằng nước Nga sẽ phát triển theo con đường đó

Khi bàn về con đường phát triển của nước Nga, trong thư gửi ban biên tập “ký sự nước nhà” Mác viết “nếu nước Nga cứ tiếp tục đi theo con đường mà nó đã theo đ̉i từ năm 1861 (tức là con đường phát triển chủ nghĩa tư bản) thì nó sẽ bỏ lỡ mất một cơ hội tốt đẹp nhất (đi thông lên chủ nghĩa xã hội) mà lịch sử đã từng dành cho một dân tộc nào đó và nó chịu tất cả mọi tai hoạ khủng khiếp của chế độ tư bản”(2; 303)

Con đường mà nước Nga đi lên chủ nghĩa xã hội không giống như con đường của các nước tư bản phát triển mà sẽ là con đường khác, bởi so với các nước tư bản tiên tiến nước Nga vẫn cịn là một nước có trình độ thấp và lạc hậu, các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa có một trạng thái điển hình, chưa trở thành chủ đạo trong xã hội Nga hoàng, nếu nước Nga phát triển theo con đường tư bản sẽ gặp những tai hoạ mà các nước tư bản đi trước mắc phải, và để tránh hậu quả đó nước Nga phải bỏ qua giai đoạn tự bản chủ nghĩa để tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội.

Làm rõ quan điểm trên của Mác, thì Ăngghen khẳng định tính tất yếu của hình thức q độ rút ngắn đới với các nước đang ở giai đoạn phát triển tiền tư bản “khơng những thế mà cịn chắc chắn sau đại thắng của giai cấp vơ sản và sau việc xã hội hố những tư liệu sản xuất ở các dân tộc Tây Âu thì những nước vừa mới bước vào con đường sản xuất tư bản chủ nghĩa và vẫn cịn có các chế độ thị tộc nguyên vẹn, hoặc tàn dư của chế độ thị tộc có thể sử dụng những tàn dư đó của sở hữu chung và những tập quán nhân dân tương ứng làm công cụ mạnh mẻ để rút ngắn một cách đáng kể quá trình phát triển của mình lên chủ nghĩa xã hội”(20;623)

Như vậy. theo Ăngghen, thì cả các nước lạc hậu, tiền tư bản chủ nghĩa chứ khơng riêng gì nước Nga, đều có thể đi lên chủ nghĩa xã hội bằng con đường phát triển rút ngắn với những điều kiện như sau: đó là có được tấm gương của các nước đi trước, có sự ủng hộ tích cực của các nước phát triển và nhất là chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại ngay trên quê hương của nó.

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học hồ chí minh về chủ nghia xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xá hội ở việt nam với sự vận dụng của đảng ta hiện nay (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w