Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học hồ chí minh về chủ nghia xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xá hội ở việt nam với sự vận dụng của đảng ta hiện nay (Trang 53 - 64)

- Quan niệm của Lênin về quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

2.1.2.Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Tính tất yếu của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được Hồ Chí Minh nhận thức ngay từ những năm 20 của thế kỉ XX, mặc dù lúc đó chủ nghĩa xã hội chưa phải là mục tiêu trực tiếp của cách mạng nước ta. Tuy nhiên, Nguời đã khẳng định “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đó đang sơi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi, chủ nghiã xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giớng của cuộc cách mạng giải phóng nữa thơi”[24; 167], và “Sớm hay muộn, tất cả các nước đều phải đi theo con đường đó… Sớm hay muộn , tất cả các dân tộc đều sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội [24; 168].

Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là đi lên xây chủ nghĩa xã hội như thế nào? Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói: “Chúng tơi xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh một nước vẫn là thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu, lại bị chiến tranh xâm lược tàn phá. Hồn cảnh ấy, cớ nhiên gây cho chúng tơi rất nhiều khó khăn. Song những thắng lợi bước đầu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội cho phép chúng tôi tin tưởng chắc chắn sự cần thiết và khả năng của một nước như Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách thắng lợi không phải qua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa”[24; 167]. Đi lên chủ nghĩa xã hội “Không qua con đường phát

triển tư bản chủ nghĩa”, không phải là ý muốn chủ quan của Hồ Chí Minh, mà là tất yếu khách quan, là sự vận dụng sáng tạo về con đường phát triển “Rút ngắn” của Mác, Ăngghen, Lênin. Trong bài các nước xã hội chủ nghĩa ở Châu Âu và các vấn đề của Châu Á, Hồ Chí Minh viết “Sau khi đã thoát khỏi ách thực dân,.. họ đã phát triển theo chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa trong điều kiện có nước xã hội chủ nghĩa đi trước giúp đỡ”[24;169]. Nếu như Lênin đề cập đến các nước xã hội chủ nghĩa tiên tiến giúp đỡ các nước lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội, thì có lẽ Lênin chỉ mới đề cập đến các nước Trung Á và một số nước lạc hậu ở Châu Âu, cịn Hồ Chí Minh cân cứ vào phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc điạ và phụ thuộc ở các châu lục để bổ sung vào luận điểm của Lênin. Theo Hồ Chí Minh cá nước lạc hậu có thể bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa để đi tới chủ nghĩa xã hội với hai điều kiện:

Một là: Các nước đó trước hết phải thực hiện được cuộc cách mạng

dân tộc dân chủ nhân dân thoát khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân đem lại độc lập tự do cho mình.

Hai là: Sau khi hồnh thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân

dân xong thì các nước đó phải tiến lên chủ nghĩa xã hội với sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.

Đây chính là điểm đặc sắc của Hồ Chí Minh trong việc tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin.

Chính nhận thức được vấn đề như vậy, mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường phát triển của cách mạng Việt Nam là quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Sự lựa chọn này cho thấy Hồ Chí Minh đã nắm vững học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội, tiếp nhận và phát triển nó một cách sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam và thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh điều đó. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh về con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thì tư tưởng triết học của Người được thể hiện rõ ở các luận điểm sau:

Thứ nhât: Khi quyết định đưa Miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội, Hồ

Chí Minh đã thấu hiểu được đặc điểm và mâu thuẫn của xã hội Việt Nam là: Chúng ta xây dựng xã hội trong điều kiện vừa có hịa bình vừa có chiến tranh; đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, phản ánh đúng thực chất và quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, nhưng mặt khác lại ln bị chủ nghĩa đế q́c tìm cách phá hoại. Và đặc điểm cơ bản nhất cũng chính là đặc điểm xuất phát của Việt Nam khi xây dựng chủ nghĩa xã hội là: “Từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”[8;117]. Đặc điểm này là đặc điểm lớn nhất, nó chi phới các đặc điểm khác thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sớng xã hội và nó quyết định tới cách thức bước đi của chúng ta trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặc điểm này, cũng chính là cơ sở cho sự tồn tại một hệ thớng mâu thuẫn có tính chất khác nhau, trong đó Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý đến mâu thuẫn cơ bản của thời kì quá độ, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế xã hội quá thấp kém.

Xuất phát từ đòi hỏi cũng như từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam, khi quyết định đưa nước ta lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa trong điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam lúc bấy giờ, thì Hồ Chí Minh đã làm cho lý luận về quá độ gián tiếp theo hình thức thứ hai (quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ nước tiền tư bản hoặc kém phát triển) của Lênin trở thành hiện thực. Điều mà dưới thời Mác, Ăngnghen, Lênin chỉ mới bàn đến mà chưa làm được. Chính điều này, Hồ Chí Minh đã bở sung và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về thời kì quá độ.

Trong quan niệm của Hồ Chí Minh quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa được hiểu theo nghĩa đó, là bỏ qua chế độ người bóc lột người của chủ nghĩa tư bản, chế độ chính trị đầy bùn và máu, chế độ người bóc lột người, chế độ áp bức nhân dân lao động, chế độ dân tộc này áp bức dân tộc kia, cái chế độ

mà bị lên án và bị bác bỏ. Cái khơng kinh qua, cái bỏ qua chính là cái đó. Theo Hồ Chí Minh, cái mà chúng ta khơng thể bỏ qua, đó là những thành quả của chế độ tư bản mà ta có thể kế thừa và phát triển nó trong cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội như khoa học kĩ thuật, nền dân chủ, nhà nước pháp quyền… Đặc biệt là nền kinh tế thị trường, mà Bác gọi là nền kinh tế hàng hóa. Hồ Chí Minh nói những cái gì chúng ta chưa có, cái tớt thì chúng ta phải kế thừa và phát triển nó, kinh tế hàng hóa là cái khơng thể bỏ qua, nhảy vọt mà phải tuần tự. Điều này thì Hồ Chí Minh đã rất trung thành với Lênin

Thứ hai: Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bị chiến

tranh tàn phá nặng nề, bị các nước đế quốc chống phá,.. bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội, thì Hồ Chí Minh đã thấu hiểu “Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đởi khó khăn nhất, sâu sắc nhất”. Theo Hồ Chí Minh khó khăn đó là do điểm xuất phát của chúng ta ở trình độ thấp, lạc hậu về kinh tế, xã hội, về cơ sở văn hóa, kĩ thuật ban đầu, về kinh nghiệm tổ chức quản lý, về trình độ văn hóa dân trí thấp , khó khăn vì chúng là cơng việc rất mới mẻ. “Thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ, thắng bần cùng lạc hậu cịn khó khăn hơn nhiều”[24; 175-176]. Vì sản xuất manh mún, lực lượng sản xuất cũ kĩ và không phát triển, Hồ Chí Minh khẳng định khó khăn của chúng ta lúc đó là khó khăn tồn diện nhiều mặt, cho nên khơng thể ngày một ngày hai có thể giải quyết được mà cần phải có thời gian. Bởi theo Người “Ta xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng hai bàn tay trắng đi lên thì khó khăn cịn nhiều và lâu dài”[24; 176].

Luận điểm này của Hồ Chí Minh, chúng ta chưa hề thấy có trong quan niệm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin. Điều đó, cũng có nghĩa là chúng ta phải tự khai phá một con đường mới cho riêng mình để xây dựng chủ nghĩa xã phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Đây chính là khó khăn lớn nhất của Việt Nam. Nhưng đồng thời Hồ Chí Minh khẳng định nếu tồn Đảng, tồn dân, tồn qn ta đồng sức, đồng lịng thì khó khăn mấy nhất định cũng khắc phục được.

Vượt qua được khó khăn mà đất nước, lịch sử đem lại, hoàn thành được nhiệm vụ xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu để đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Đó là cuộc cách mạng sâu sắc. Tinh thần sâu sắc đó được biểu hiện “Làm biến đởi hồn tồn từ một xã hội cũ thành một xã hội mới”, “Chúng ta phải xây dựng một xã hội hồn tồn xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sớng, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gớc rẽ sâu xa hàng ngàn năm. Chúng ta phải thay đởi quan hệ sản xuất cũ, xóa bỏ giai cấp bốc lột”[24;177]; phải “thay đổi cả xã hội, thay đổi cả thiên nhiên, làm cho xã hội khơng cịn người bóc lột người, khơng cịn đói rét, mọi người đều được ấm no và hạnh phúc”[24;177].

Những việc làm đó là mục đích của Đảng, nhà nước ta cần đạt được. Tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của Hồ Chí Minh khơng có nghĩa là muồn là tức khắc, cũng không phải một sớm một chiều, cũng khơng phải là do ý thích của riêng ai, đó là một cuộc cách mạng vĩ đại và vẻ vang nhất trong lịch sử loài người, nhưng đồng thời cũng là một cuộc cách mạng gay go, phức tạp và khó khăn nhất trong lịch sử. Chình lẽ vậy, mà Hồ Chí Minh nói, tiến lên chủ nghĩa xã hội phải làm dần dần, từng bước một và địi hỏi “nhân dân ta phải có tinh thần phấn đấu bền bỉ, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn”[23;245], đồng thời Người khẳng định “một chế độ này biến đổi thành một chế dộ khác là cả một cuộc đấu tranh gay go quyết liệt và lâu dài giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái cũ và cái mới, giữa cái thoái bộ và cái tiến bộ, giữa cái đang suy tàn và cái đang phát triển. Kết quả là cái mới, cái đang tiến bộ nhất định sẽ thắng”[27;17]

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng đây là cuộc cách mạnhg khó khăn, vất vả, phải làm từ từ, từng bước một, nhưng Người cũng nhấn mạnh ta phải tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc, ở đây “tiến nhanh, tiến mạnh không phải là phiêu lưu, làm ẩu. Phải thiết thực đị từng bước, phải tiến vững chắc… phải tính tốn cẩn thận, những điều kiện cụ thể, những biện pháp cụ thể… chớ đem chủ quan của mình thay cho điều kiện thực tế”[24;178]. Chính vì vậy Hồ Chí Minh căn dặn Đảng, nhà nước và nhân dân ta khơng được chủ quan, nóng vội, đớt

cháy giai đoạn, rập khn, máy móc... Mà phải năng động, sáng tạo, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà đưa những mục tiêu, chính sách sao cho phù hợp.

Thứ ba: Trong quan niệm của Hồ Chí Minh về quá độ lên chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam, Người nói chủ nghĩa xã hội có mục tiêu, nguyên lý chung giống nhau, nhưng mỗi nước có đặc điểm lịch sử cụ thể khác nhau nên phương thức, biện pháp, bước đi cách làm khác nhau. Vì vậy Người nhắc nhở, việc học tập những kinh nghiệm nước ngoài là rất cần thiết. Bởi theo Người “ḿn đỡ mị mẫm, ḿn đỡ phạm sai lầm thì chúng ta phải học tập kinh nghiệm của các nước anh em và áp dụng kinh nghiệm ấy một cách sáng tạo”[24;200]. Theo Hồ Chí Minh chúng ta khơng thể áp dụng kinh nghiệm của các nước đi trước một cách máy móc. Bởi “nước ta có đặc điểm riêng của nước ta”, “ta khơng thể giớng Liên Xơ vì Liên Xơ có phong tục tập quán riêng, có lịch sử địa lý khác… Ta có thể đi con đường khác tiến lên chủ nghĩa xã hôi”[24;181]

Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đưa ra một kết ḷn có tính phương pháp ḷn đới với sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam “nếu ḿn cơng nghiệp hóa gấp thì là chủ quan. Cho nên trong kế hoạch phải tăng tiến nông nghiệp. Làm trái với Liên Xơ đó cũng là mac-xit”. Hồ Chí Minh nhắc nhở cách làm thiết thực, khơng nên tở chức q to, q to thì khó làm, mà làm chệch choặc dễ thất bại, cách làm tốt nhất là dựa vào dân, đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân.

Hồ Chí Minh đã rất trung thành với Lênin, vì Lênin cho rằng “khơng có chủ nghĩa xã hội giớng nhau cho tất cả mọi nước, mà chỉ có chủ nghĩa xã hội phù hợp với từng nước. Đồng thời cùng với luận điểm này đã cho chúng ta thấy được tư duy độc lập, tự chủ sáng tạo của Người. Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam để suy nghĩ, tìm tịi những bước đi cách thức phù hợp với lich sử, phù hợp với đòi hỏi của cách mạng Việt Nam trong cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy Người nói, đi lên chủ nghĩa xã hội khơng chỉ có một con đường của Liên Xô, mà phải biết kết hợp những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác- Lênin với tính đặc thù của từng dân tộc, sẽ tìm được cho mình một con đường khác để tiến lên

chủ nghĩa xã hội. Luận điểm này đã, đang soi đường cho công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Thứ tư: Trong quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên

chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thì Hồ Chí Minh là người đầu tiên ở phương Đông chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội với việc phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phấn. Người xác định rõ vị trí và xu hướng vận động của các thành phần kinh tế. Nước ta có năm thành phần kinh tế, trong năm thành phần kinh tế đó thì chúng ta ưu tiên phát triển kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa; kinh tế hợp tác xã là hình thức sỡ hữu tập thể của nhân dân lao động, nhà nước cần phải biết khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ nó phát triển. Về tở chức hợp tác xã, Hồ chí Minh nhấn mạnh nguyên tắc dần dần từ thấp đến cao, tự ngụn, chớng chủ quan, gị ép hình thức.

Đới với người làm nghề thủ cơng, vì họ đã tham gia ủng hộ cách mạng dân tộc dân chủ, có đóng góp nhất định trong khơi phục kinh tế và sẵn sang tiếp thu, cải tạo đẻ góp phần xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên nhà nước khơng xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ, mà hướng dẫn họ hoạt động làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kinh tế nhà nước, khuyến khích giúp đỡ họ cải tạo theo chủ nghĩa xã hội bằng các hình thức tư bàn nhà nước.

Như vậy với việc xác định vị trí và xu hướng vận động của các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học hồ chí minh về chủ nghia xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xá hội ở việt nam với sự vận dụng của đảng ta hiện nay (Trang 53 - 64)