PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học hồ chí minh về chủ nghia xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xá hội ở việt nam với sự vận dụng của đảng ta hiện nay (Trang 72 - 74)

- Quan niệm của Lênin về quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

PHẦN KẾT LUẬN

Định hướng phát triển của cách mạng Việt Nam đã được khẳng định từ những năm 20- 30 của thế kỷ XX, khi Nguyễn Ái Q́c tìm thấy con đường giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vơ sản. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu của cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng là nội dung cốt lỏi trong tư tưởng của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, phải nói rằng tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam khơng phải ngay từ đầu đã có, cũng khơng phải do Người tự nghĩ ra, mà nó có một q trình phát sinh, phát triển. Nó là sản phẩm của việc tiếp thu những tư tuởng chủ nghĩa xã hội của nhân loại, là sự kết hợp của những giá trị truyền thống Việt Nam, với những tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở phương Đông. Đặc biệt là sự kế thừa, tiếp thu và phát triển những quan niệm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác- Lênin về học thuyết hình thái kinh tế xã hội và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Nhưng chỉ kể bấy nhiêu thơi thì có lẽ sẽ không đủ mà chúng ta phải kể đến một yếu tớ quan trọng nữa đó là sự lăn lội với thực tiễn trong śt q trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã tạo nên tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Hồ Chí Minh là một nhà lý luận thiên tài của cách mạng Việt Nam, Người đã cho chúng ta thấy được tinh thần học tập một cách sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, để từ đó vận dụng vào Việt Nam, làm cho nó phù hợp với điều kiện, hồn cảnh cụ thể cũng như đòi hỏi của thực tiễn cách mạng Việt Nam

Trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Người đã vạch ra cho chúng ta một cách khái quát nhất, cơ bản nhất những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cũng như xác định những mục tiêu cụ thể mà chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hướng tới, đồng thời Người cũng đã chỉ ra con đường cách thức, biện pháp, bước đi cụ thể trong thời kỳ quá độ như thế nào để xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Những luận điểm mà Người đưa ra vào thời điểm lúc bầy giờ đã chứng minh Bác

là một nhà lý luận thiên tài của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vừa cho chúng ta thấy Người vừa trung thành với chủ nghĩa Mác Lênin, nhưng cũng cho chúng ta thấy được những luận điểm sáng tạo của Người. Bởi có những luận điểm ta chỉ thấy Hồ Chí Minh bàn đến, mà khơng hề thấy ở các nhà kinh điển và đó là những tư tưởng triết học của Người. Những tư tưởng ấy nó đã và đang được Đảng, nhà nước và nhân dân ta vận dụng sáng tạo trong công cuộc đổi mới hiện nay. Trong con đường mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn, đương nhiên không phải lúc nào cũng gặp mọi thuận lợi, mà nó rất khó khăn, phức tạp. Vì vậy, sai lầm là điều khơng thể trành khỏi. Nhưng vấn đề ở đây là chúng ta biết cái sai và sửa nó như thế nào mà thơi. Từ sau Đai hội VI (1986), với những đường hướng mà Đảng đưa ra trên quan niệm nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật và đánh giá đúng sự thật, chúng ta đã và đang khắc phục được những tư tưởng sai lầm như nóng vội, chủ quan duy ý chí,.. trong xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đây, và ngày càng nhận thức đúng đắn hơn về sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

Tư tưởng, lý luận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Viêt Nam là sản phẩm của cả cuộc đời và sự nghiệp của Bác, là tấm lịng của Người đới với nhân dân, với Tổ Quốc. Trong tư tưởng, lý ḷn đó có hơi thở sớng động của thực tiễn, có cái tinh túy của chủ nghĩa Mác – Lênin, có có cơt lỏi tinh hoa truyền thớng của dân tộc, có điểm tương đồng của văn hóa Đơng- Tây… Vì vậy, sức sớng của của tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi trường tồn với dân tộc, với thời đại.

Một phần của tài liệu Tư tưởng triết học hồ chí minh về chủ nghia xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xá hội ở việt nam với sự vận dụng của đảng ta hiện nay (Trang 72 - 74)