Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vai trò giới trong gia đình người raglai hiện nay dưới góc nhìn của phụ nữ (Trang 27 - 32)

Trong đề tài “Vai trò giới trong gia đình người Raglay hiện nay dưới góc nhìn

của phụ nữ” tác giả khóa luận sử dụng dữ liệu từ định tính, định lượng và phân tích

dữ liệu sẵn có của xã trong bộ dữ liệu của đề tài “Tình hình đời sống người Raglay

Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH”. Cụ thể:

Mẫu định lượng của hai thôn Axay và Hòn Dù xã Khánh Nam trong đó tổng mẫu là 182 phiếu bảng hỏi, tác giả khóa luận chọn ra những bảng hỏi mà người tham gia trả lời là nữ giới. Vì đề tài nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu vai trò giới và quyền quyết định trong gia đình người Raglai. Qua quá trình chọn, kết quả cho là 113 hộ gia đình mà người tham gia trả lời là nữ giới và tác giả khóa luận sử dụng dung lượng mẫu này để làm tư liệu nghiên cứu cho đề tài của mình

Về trình độ học vấn của phụ nữ Raglai

(Nguồn: Bộ dữ liệu trong đề tài “Tình hình đời sống người Raglay Huyện

Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH)

Trình độ học vấn của người trả lời qua biểu đồ trên cho thấy trong 113 người tham gia trả lời thì có 47 người có trình độ học vấn ở cấp tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất 41.6% trong khi đó tỷ lệ ở trung học cơ sở là 23 người chiếm tỷ lệ 20.4%, trung học phổ thông có 5 người chiếm tỷ lệ 4.4% số người tham gia trả lời có trình độ học vấn chưa bao giờ đi học có 38 người chiếm 33.6%. Ở đây cho thấy được trình độ học vấn của người dân Raglai còn rất thấp tỷ lệ người tham gia trả lời không biết chữ chiếm tỷ cao, cao hơn rất nhiều lần so với người có trình độ học vấn trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Về độ tuổi

Tuổi của mẫu từ 18 – 80 được chia thành 5 nhóm: Biểu 2.2: Độ tuổi của người phụ nữ Raglai

(Nguồn: (Bộ dữ liệu trong đề tài “Tình hình đời sốn người Raglay Huyện

Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH)

Qua biểu đồ cho thấy nhóm tuổi tham gia trả lời chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm tuổi 26-35 tuổi chiếm tỷ lệ 33% kế tiếp là nhóm tuổi 36-45 tuổi chiếm 26% độ tuổi từ 18-25 chiếm 19% nhóm tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm 46-55 chiếm 10%. Như vậy, độ tuổi người tham gia trả lời chiếm tỷ lệ cao nhất là 26-35 tuổi.

Về tôn giáo

Bảng 2.1: Tôn giáo của người dân

Số lượng % Công giáo 5 4.4 Không 101 89.4 Phật giáo 3 2.7 Tin lành 4 3.5 Tổng 113 100

(Nguồn: Bộ dữ liệu trong đề tài “Tình hình đời sốn người Raglay Huyện Khánh

Ở bảng số liệu chỉ ra rằng đa phần người dân Raglai không có theo đạo chiếm tỷ lệ cao nhất là 89.4 % tiếp theo là đạo công cháo chiếm 4.4%, đạo phật có 2.7% và tin lành chiếm 3.5%

Về tình trạng hôn nhân

Biểu 2.3: Tình trạng hôn nhân của người dân

(Nguồn: (Bộ dữ liệu trong đề tài “Tình hình đời sốn người Raglay Huyện

Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH)

Những người tham gia trả lời có tình trạng hôn nhân chiếm tỷ lệ 70% trong đó tỷ lệ góa vợ /chồng chiếm 19%, chưa có vợ/chồng và đã ly hôn đồng chiếm 5% ly thân chiếm 1%. Chưa có vợ/chồng chiếm 5.3% ở đây tác giả khóa luận giả định nếu như họ có gia đình thì họ sẽ chia công việc như thế nào.

Về nghề nhiệp chính

Bảng 2.2: Nghề nghiệp chính của người dân

Số lượng %

Nông nghiệp (trồng trọt,

Buôn bán, dịch vụ 1 0.9

Công nhân 1 0.9

Làm thuê 13 11.5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khác 1 0.9

Học sinh sinh viên 2 1.8

Về hưu già yếu không làm

việc 3 2.7

Không việc làm 4 3.5

Tổng 113 100

(Nguồn: Bộ dữ liệu trong đề tài “Tình hình đời sống người Raglay Huyện

Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH)

Nghề nghiệp chính của người trả lời đa phần làm nông nghiệp chiếm 77.9%, kế đến làm làm thuê chiếm 11.5%, không việc làm chiếm 3.5% về hưu già yếu chiếm 2.7% học sinh sinh viên 1.8% , buôn bán dịch vụ, công nhân, khác cũng chiếm tỷ lệ 0.9%.

Nghề phụ

Bảng 2.3: Nghề nghiệp phụ của người dân

Số lượng % Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) 10 8.8 Lâm nghiệp 2 1.8 Làm thuê 62 54.9 Khác 1 0.9

Về hưu già yếu không làm

việc 1 0.9

Không việc làm 33 29.2

Tổng 113 100

(Nguồn: Bộ dữ liệu trong đề tài “Tình hình đời sống người Raglay Huyện

Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH )

Người dân ở đây ngoài làm các công việc chính ra những lúc rảnh rỗi người ta còn làm các nghề phụ để tạo thêm thu nhập. Ở đây người dân đi làm thuê chiếm tỷ lệ cao nhất 62/113 người chiếm 54.9%, trồng trọt chăn nuôi có 10/113 người chiếm 8.8%, không việc làm 33/113 người chiếm 29.2%, các trường hợp khác, về hưu già yếu không việc làm, KTH (dưới 6 tuổi) chiếm tỷ lệ thấp.

Nhìn chung, mẫu nghiên cứu trong nghiên cứu người Raglai cho thấy trình độ học vấn còn thấp, độ tuổi lao độn chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 26 – 45 tuổi với nghề nghiệp chính là làm nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Vai trò giới trong gia đình người raglai hiện nay dưới góc nhìn của phụ nữ (Trang 27 - 32)