Theo báo cáo phát triển con người khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam việc tiếp cận với giáo dục có những cải thiện, nhưng xu hướng cho con đi học vẫn còn thiên về nam giới. Mặc dù là tỉ lệ nam nữ được đi học là ngang nhau, trong đó nữ chiếm 47% ở cấp tiểu và trung học, 20%4 là nữ ở các hộ gia đình nghèo nhất không được đến trường, nguyên nhân này do đâu? Có phải là do yếu tố kinh tế không? Hay là có sự phân biệt giới trong tiếp cận giáo dục.
Trong đề tài này tác giả bài viết không đi sâu vào lượng thống kê, số trẻ em trai trẻ em gái được đi học theo thông tin nhân khẩu mà tìm hiểu quan niệm, được đặt trong trường hợp cụ thể, vì từ quan niệm sẽ là xuất phát điểm đưa ra quyết định quan trọng ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ em trai và trẻ em gái ở trong gia đình người Raglai. Thông qua quyền ưu tiên nếu trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì
cha mẹ sẽ ưu cho con trai hay con gái hơn. Chính việc này sẽ làm tăng thêm hay giảm bớt cơ hội tiếp cận giáo dục ngay trong gia đình.
Kết quả nghiên cứu tại thực địa cho thấy phần đông người trả lời cho rằng cả con trai và con gái đều phải tiếp tục học nếu như hoàn cảnh có khó khăn. Sự biến đổi của nền kinh tế, khiến cho người trả lời cho rằng con cái của họ phải đi học mới hết khổ, mới không phải làm ruộng, làm rẫy, vì hiện nay cơ hội cho con trai và con gái đi học là như nhau. Đặc biệt vùng khảo sát là vùng có nền kinh tế cơ sở hạ tầng còn kém phát triển nên được nhà nước đầu tư và hỗ trợ rất lớn từ các chính sách 134, 135…trẻ em đi học không phải đóng học phí ngược lại nếu học giỏi có thể còn nhận được học bổng.
Bảng 2.8: Ưu tiên cho con đi học của cha mẹ ở xã Khánh Nam Khánh Vĩnh
Cha Mẹ
Ưu tiên con trai 10.8% 22.4 %
Ưu tiên con gái 15.4% 29.9%
Cả hai 73.8% 47.7%
Tổng 100% 100%
(Nguồn: Bộ dữ liệu trong đề tài “Tình hình đời sống người Raglay Huyện
Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH)
Tuy nhiên từ kết quả cho thấy một vấn đề nổi lên ở đây là quyền ưu tiên cho con đi học của cha mẹ người Raglai là họ ưu tiên cho con gái đi học hơn là con trai nó được thể hiện qua con số như sau: Ở người cha chiếm 15.4% và người mẹ 29.9% trong khi đó ưu tiên cho con trai ở người cha chỉ có 10.8% và người mẹ 22.4%. Với phương án ưu tiên cho cả hai giữa người cha và người mẹ có sự chệnh lệch khá lớn, ở người cha có tỷ lệ là 73.8% trong khi đó ở người mẹ 47.7%. Ở đây có thể nhận thấy tỷ lệ ưu tiên cho con trai và con gái ở người cha có tỷ lệ chênh lệch không cao nhưng ngược lại ở người mẹ thì tỷ lệ đó chênh lệc khá cao ưu tiên con gái chiếm 29.9%, con trai chỉ chiếm 22.4%. Từ đó có ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ trong việc ưu tiên cho con đi học. Một nguyên nhân khác nữa là người dân cho rằng con trai đi học thì ít chịu học hơn với lại theo họ khi mà con trai lấy vợ thì về ở với gia đình vợ người ta không có được nhờ vả.
“…Nếu con trai á thì nó theo gái thôi là khi nào nó lấy vợ thì nó về ở gia đình
bên vợ nó có ở với mình đâu để nuôi cha mẹ đâu…” (Mẫu PVS_05, nam). Mặc dù con
nào cũng là con nhưng theo phong tục của người Raglai thì con gái là người kế thừa tài sản gia đình là người có quyền quyết định công việc trong gia đình và chăm sóc các thành viên trong gia đình khi đau ốm bệnh tật lo cho cha mẹ về lúc tuổi già.
Khi đưa thêm biến trình độ học vấn vào cho thấy cha mẹ coi con nào cũng cần học tiếp như nhau, tương thích với trình độ học vấn cao cha mẹ mong đợi con trai và con gái có học vấn như nhau. Tuy nhiên vẫn xảy ra hiện trạng, con gái được quyền ưu tiên hơn con trai.
Bảng 2.9: Tương quan giữa học vấn và ưu tiên cho con đi học
Ưu tiên cho con trai hay gái Tổng
Con trai Con gái Cả hai
Số lượng % tỷ lệ Số lượng % tỷ lệ Số lượng % tỷ lệ Số lượng % tỷ lệ Chưa bao giờ đi học 10 26.3 10 26.3 18 47.4 38 100 Tiểu học 8 17 14 29.8 25 53.2 47 100 Trung học cơ sở 5 21.7 8 34.8 10 43.5 23 100 Trung học phổ thông 1 20 2 40.0 2 40.0 5 100
(Nguồn: Bộ dữ liệu trong đề tài “Tình hình đời sống người Raglay Huyện Khánh
Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH)
Ở đây cho thấy được phương án trả lời ưu tiên cho cả hai đi học và ưu tiên cho con gái đi học chiếm tỷ lệ cao tăng theo trình độ học vấn của người trả lời. Ở những người chưa bao giờ đi học ưu tiên cho cả hai chiếm 47.4%, tỷ lệ ưu tiên giữa con gái
và con gái không có sự chênh lệch đồng chiếm 26.3%. Trong khi những người có trình độ trung học cở sở thì tỷ lệ này có sự chênh lệch rõ rệt ưu tiên cho con gái chiếm 34.8%, con trai chỉ có 21.7%, cả hai chiếm 43.5% (bảng 2.9). Trong cộng đồng người Raglai cho rằng con gái đi học sẽ tốt hơn vì con gái biết nghe lời và chăm học hơn con trai “Nếu mà kinh tế khó khăn nếu mà phải ưu tiên thì chị cho con gái đi học vì con
gái ngoan hơn, chịu khó và ham học hơn con trai mà”, (Mẫu PVS_02).
Xét đến lý do tại sao cha mẹ lại chọn quyền ưu tiên như vậy, thu nhận kết quả từ dữ liệu định tính như sau. Họ đều cho rằng con cái có đi học thì mới có cơ hội thoát cảnh nghèo mà cha mẹ của họ đang gánh, có cái chữ mới mong có một công việc tốt. Các lý do đều cho rằng con nào học được thì họ sẽ ưu tiên cả con trai và con gái đều như nhau vì con nào cũng là con (55.4%). Ngoài ra học còn cho rằng học sẽ không khổ cả con trai và con gái nên tiếp học dù hoàn cảnh gia đình có khó khăn. Đặc biệt, những lý do mang sự phân biệt giới như con gái siêng năng chăm học, thương cha mẹ, là người chăm sóc cha mẹ tuổi già nên cần học (23.2%), con trai thông minh, khỏe mạnh 21.4% (Bảng 8 – PL). Ở đây ta thấy lí do mà người ta ưu tiên cho gái nó có ảnh hưởng từ phong tục của người Raglai. Vì người Raglai họ theo chế độ mẫu hệ nên mọi quyền ưu tiên người con gái được cha mẹ ưu tiên nhiều hơn. Và là người phải gánh vác gia đình về sau nên được cha mẹ ưu tiên. Tuy nhiên, vẫn có thể thấy mỗi bậc cha mẹ đều có lý do riêng khi giành quyền quyết định cho con cái của mình được tiếp cận với việc học có thể do kinh tế, hay do ý kiến chủ quan của mình.
Kết quả này cũng tương tự như trong nghiên cứu khác biệt giới trong dự định đầu tư của cha mẹ cho việc học của con cái của tác giả Lê Thúy Hằng, theo nhận định của tác giả không có sự khác biệt nào về dự định đầu tư cho việc học giữa các nhóm cha mẹ có trình độ học vấn khác nhau. Nguyên nhân có thể là do dự định ưu tiên về việc giáo dục có sự chênh lệch về khoảng cách nhất định so với việc học của trẻ em trên thực tế.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của tác giả Lê Thúy Hằng cho rằng, trong các gia đình nghèo, khi vấn đề đầu tư cho việc đi học còn là gánh nặng thì sự phân biệt giới có sức ảnh hưởng rõ rệt đến dự định đầu tư cho con đi học. Vậy, trong nghiên cứu
này, quyền ưu tiên cho việc tiếp cận giáo dục đối với con trai và con gái trong các nhóm thu nhập có khác nhau?
Bảng 2.10: Tương quan giữa thu nhập và ưu tiên cho con đi học
Ưu tiên cho con trai hay gái
Con trai Con gái Cả hai
Số lượng % tỷ lệ Số lượng % tỷ lệ Số lượng % tỷ lệ Số lượng % tỷ lệ Nhóm 1 4 18.2 8 36.4 10 45.5 22 100 Nhóm 2 5 21.7 10 43.5 8 34.8 23 100 Nhóm 3 6 26.1 6 26.1 11 47.8 23 100 Nhóm 4 5 21.7 7 30.4 11 47.8 23 100 Nhóm 5 4 18.2 3 13.6 15 68.2 22 100
(Nguồn: Bộ dữ liệu trong đề tài “Tình hình đời sống người Raglay Huyện
Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH)
Kết quả ưu tiên cho thấy không có sự khác biệt nhiều trong các nhóm thu nhập với quyền ưu tiên cho việc học tiếp tục của con cái, phần lớn cha mẹ mong muốn cả con trai và con gái nên tiếp tục đi học, và con gái luôn ở ngôi vị tiếp tục nhận được sự ưu tiên hơn con trai nếu gia đình gặp khó khăn. Khác biệt lớn nhất đó là nhóm thu nhập thứ 5 ưu tiên cho trai nhiều hơn 18.2%, con gái 13.6% cả hai 68.2%. Ở đây có thể nhận thấy rằng nhóm thu nhập càng cao thì sự bất công bằng hơn trong việc ưu tiên cho con đi học càng lớn, trong một nhóm cũng có sự khác biệt.
Nhìn chung, quyền ưu tiên đối với việc tiếp tục được đi học của trẻ em trai và trẻ em gái nếu gia đình gặp khó khăn cho thấy, hầu hết cha mẹ đều cho cả hai tiếp tục đi học dù với bất kì lý do nào miễn là con học được. Tuy nhiên khi xét đến quyền ưu
tiên giữa trẻ em trai và trẻ em gái thì ta thấy trẻ em gái vẫn được ưu tiên hơn. “Cho con gái đi học vì con gái ngoan biết nghe lời, thương cha thương mẹ hơn con trai mà”
(pvs_02). Không có sự khác biệt nhiều trong các nhóm có trình độ học vấn và thu nhập khi họ vẫn ưu tiên cho con gái hơn con trai. Điều đó xuất phát từ chính quan niệm và sự phân biệt giới vẫn đang tồn tại. Con gái được cha mẹ kì vọng là người trụ cột và nối tiếp thế hệ đó là biểu hiện những giá trị truyền thống của cộng đồng mà họ đang sinh sống trong chế độ mẫu hệ.
Tóm Lại
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, vai trò giới trong gia đình người Raglai hiện nay người phụ nữ Raglai gánh vai trò mà theo nhiều nghiên cứu cho rằng đó là vai trò kép, những công việc mà phụ nữ làm, đồng thời là cả ba hoạt động lao động sản xuất, lao động tái sản xuất và các công việc cộng đồng. Công việc lao động sản xuất tạo thu nhập ngày càng có được sự chia sẻ từ người vợ. Gia đình là nơi mà cá nhân hoàn thiện mình nhưng cũng chính môi trường này lại cũng cố và duy trì mối quan hệ giới và có sự phân biệt giới như phân biệt giới trong phân công lao động. Người phụ nữ vẫn là người thực hiện chính các công việc trong gia đình như nội trợ ….và họ coi rằng đó là những công việc mà họ phải làm như là một trách nhiệm mà không ai có thể thay thế được. từ những kết quả trên cho thấy các hoạt động vẫn mang tính chất theo khuôn mẫu giới
Sự phân công lao động có sự hợp lý hơn, khi người chồng tham gia các công việc tái sản xuất cùng với người vợ và người vợ tham gia nhiều vào các hoạt động nghề nghiệp khác nhau.
Ngày nay môi trường xã hội hóa ngày càng mở rộng giới trẻ ngày càng tiếp xúc nhiều với các thông tin thông qua các hoạt động giao tiếp, truyền thông, đi học, hoạt động nghề nghiệp rộng hơn… đây là điều kiện sẽ góp phần làm cho nhận thức về giới có sự biến đổi tích cực hơn.
Trong một chuẩn mực nhất định nào đó đã có sự công bằng hơn trong dự định đầu tư cho con đi học của con trai và con gái, nhưng xét trên yếu tố giới thì mức độ ưu tiên cho con gái của các bậc cha mẹ người Raglai cao hơn với trẻ em trai. Đây là một
thục tế đáng chú ý trong sự bất bình đẳng tiếp cận giáo dục ở xã hội mẫu hệ, con gái được quyền ưu tiên hơn con trai.
Phần C: Kết Luận 3.1. Kết luận
Qua nội dung nghiên cứu cho thấy trong việc kiếm chính trong gia đình vẫn là người chồng dù là có sự chia sẻ giữa vợ và chồng.tuy nhiên khi tham gia vào các hoạt động kiếm tiền vô hình đã đẩy người phụ nữ vào vai trò ké, những công việc mà phụ nữ làm, đồng thời là cả ba dạng hoạt động lao động sản xuất, lao động tái sản xuất và cả công việc cộng đồng.
Trong hoạt động kiếm tiền, cả hai vợ chồng cùng làm chiếm tỷ lệ cao, tuy nhiên trong các hoạt động nuôi dưỡng chủ yếu người vợ làm, mà ít có sự chia sẻ của người chồng. Thời gian làm việc thực tế của phụ nữ luôn luôn cao hơn số thời gian mà họ trả lời. Trong khi thời gian dành cho hoạt động kiếm tiền chỉ khoảng 8 giờ trách nhiệm giới trong việc phân công lao động nội trợ hoàn toàn là do người phụ nữ, khác với các nghiên cứu trước đây cho rằng ở xã hội nông thôn, tỷ lệ người chồng cũng chia sẻ công việc của vợ trong các hoạt động gia đình rất lớn.
Hoạt động cộng đồng thể hiện tiếng nói và vị thế của mỗi giới đối với cộng đồng, song sự biến đổi của xã hội tạo cho phụ nữ người Raglai tiếp cận nhiều hơn với
những buổi họp phụ nữ họp hội nông dân, nhưng ở kết quả khảo sát tác giả nhận thấy đa số những người đi họp thôn xóm, họp hội nông dân thì người phụ nữ đi họp chiếm tỷ lệ chủ yếu.
Mô hình ra quyết định của người dân Raglai trong nghiên cứu này đó là là sự quyết định giữa vợ và chồng có sự bàn bạc với nhau trong công việc mua sắm các đồ dùng đắt tiền, hay các quyết định lớn nhưng cuối cùng quyền quyết định vẫn thuộc về người phụ nữ.
Thêm vào đó, trong phân tích định tính thì sự bàn bạc quyết định của người vợ dường như chỉ là hình thức thông qua người chồng, cho thấy người nam giới Raglai trong xã hội mẫu hệ vẫn chưa có tiếng nói của mình mặc dù họ là người chủ của gia đình là người tạo thu nhập chính nuôi sống gia đình.
Trong sự ưu tiên về tiếp cận nguồn lực giáo dục, cha mẹ người Raglai đều mong muốn con cái mình tiếp tục học tập cho dù hoàn cảnh khoa khăn thì con nào học được thì tiếp tục học không phân biệt nam hay nữ. Tuy nhiên khi xét đến quyền ưu tiên giữa con trai và con gái thì phần lớn cha mẹ ưu tiên cho con gái hơn con trai. Ở những gia đình có mức sống, trình độ văn hóa cao thì sự quan tâm và đầu tư cho con đi học cao hơn từ cha mẹ
3.2. Khuyến nghị
Qua tìm hiểu thấy trình độ dân trí trên địa bàn xã khánh nam vì vậy địa phương cần có
chương trình phổ cập giáo dục nhằm nâng cao trình độ dân trí.
Địa phương cần mở các lớp tập huấn, để ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất tận dụng được các nguồn lực sẵn có của địa phương.
Mở các lớp đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm tại chỗ cho địa phương nhằm giảm đi số lượng người dân đi làm thuê.
PHỤ LỤC I
Định lượng:
Bảng 1: thôn người trả lời
Bang 2: Tình trạng hôn nhân
Số lượng % Chưa có vợ/ chồng 6 5.3 Có vợ / chông 79 69.9 Góa vợ/ chồng 21 18.6 Đã ly hôn 6 5.3