Quyền quyết định các công việc lớn nhỏ trong gia đình

Một phần của tài liệu Vai trò giới trong gia đình người raglai hiện nay dưới góc nhìn của phụ nữ (Trang 44 - 48)

Trong đề tài nghiên cứu này, quyền quyết định được tác giả nhấn trọng tâm vào giải quyết các công việc lớn trong gia đình như mua sắm các đồ dùng lớn nhỏ trong gia đình, việc chi tiêu hằng ngày, việc học hành, nghề nghiệp con cái…

Nhìn chung, thứ bậc về quyền quyết định của vợ và chồng của người Raglai trong việc mua bán đất đai, mua sắm các đồ dùng có giá trị trong gia đình thì tỷ lệ cả hai cùng bàn bạc là một điều nổi bậc nhất trong cuộc nghiên cứu này.

“…Chị với chồng quyết định như nhau, được vay mà chị không có dám vay,

chị vay năm triệu trồng keo, trồng keo trời ơi con gì nó cắn chết hết à (dạ) chị vay năm triệu lấy keo mà keo bảy trăm đồng, mà ba ngàn cây biết bao nhiêu mà bị con gì nó cắn hết, nó cắn sát sát đất luôn đó, chết hết luôn không còn một cây nào hết, khổ gì mà khổ (buồn) bây giờ chị còn nợ nên sợ lắm (Mẫu PVS_06 Nữ), trong khi đó nam giới cho rằng phải có sự bàn bạc giữa vợ và chồng nếu không bàn bạc một mình tự mua về khi nó hư thì hai vợ chồng lại cải nhau làm mất hòa khí trong gia đình làm con cái không vui mà bản thân mình cũng không vui nữa.

“…Cũng có nhưng cũng có gia đình chồng quyết định hoặc hai vợ chồng

quyết định không mua đồ nó mà bị hư rồi đổ thừa là tại ông mua cái này cái kia. Nên mua cái gì phải ý kiến chung lỡ có gì trục trặc phải chịu chung chứ không đổ thừa ai còn nhưng việc nhỏ nhỏ như mua thức ăn bậy bạ gì đó thì cô quyết định”, (Mẫu PVS_04).

Tuy nhiên, khi xét trong sự so sánh giữa người vợ và người chồng thì tỷ lệ người vợ quyết định là chủ yếu chiếm tỷ lệ cao hơn. Sự khác biệt này theo người chồng, họ cho rằng vợ là chủ hộ nên có quyền quyết định các công việc trong gia đình.

“…Thì nói chung anh không phải là chủ hộ nhưng mà bà là chủ hộ nên người

ta có cho vay vốn hay là mua sắm cái gì là do vợ quyết định thôi anh không có quyết định gì à” (Mẫu PVS_01).

Từ kết quả trên cho thấy việc tạo thu nhập cho gia đình chủ yếu là người chồng nhưng quyền quyết định lại là do người vợ quyết định ở đây cho thấy có sự ảnh hưởng của yếu tố phong tục tập quán rất lớn vì người Raglai theo chế độ mẫu hệ nên người vợ người mẹ trong gia đình luôn được coi trọng hơn nam giới. Ở đây tác giả khóa luận đưa ra giả định rằng nếu có sự chia sẽ giữa vợ và chồng trong việc ra quyết định thì hiệu quả của công việc sẽ còn cao hơn, nó sẽ tạo được không khí vui vẻ trong gia đình và có sự san sẻ với nhau trong công việc sẻ giúp cho người vợ và chồng hiểu nhau hơn.

Bảng 2.7: Thể hiện điểm trung bình mức độ quyết định chồng/ vợ và thành

viên khác

Tiêu chí Điểm TB của vợ Điểm TB của

chồng Điểm TB của thành viên khác Việc Sản xuất, làm ăn 6.62 3.13 0.26 Mua bán nhà của, đất đai 6.18 3.22 0.55 Xây dựng, sửa nhà cửa 5.63 3.29 1.07

Việc chi tiêu hằng ngày 8.21 1.47 0.23 Chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình 7.28 2.39 0.28 Mua sắm đồ dùng đắt tiền 6.31 3.05 0.65 Việc học hành con cái 6.47 2.8 0.83 Nghề nghiệp của con cái 4.44 1.86 3.80 Dựng vợ gả chồng cho con 4.34 1.99 3.56 Giúp đỡ gia đình bên chồng 6.32 3.19 0.16 Giúp đỡ gia đình bên vợ 6.11 3.30 0.19

(Nguồn: Bộ dữ liệu trong đề tài “Tình hình đời sống người Raglay Huyện

Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH)

Qua bảng điểm trung bình mức độ quyết định của chồng vợ và thành viên khác có thể nhận thấy rằng tỷ lệ mức điểm trung bình mà người vợ quyết định hầu như ở tất cả các công việc như việc sản xuất, làm ăn, mua bán nhà của, đất đai, xây dưng, sửa nhà cửa, việc chi tiêu hằng ngày, chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình, mua sắm đồ dùng đắt tiền, việc học hành con cái, giúp đỡ gia đình bên chồng, giúp đỡ gia đình bên vợ… thì điểm quyết định của người vợ chiếm tỷ lệ cao nhất. Ví dụ, như ở công việc sản xuất làm ăn thì mức điểm mà người vợ quyết định 6.62 điểm, người chồng chỉ có 3.13 điểm, thành viên khác chỉ có 0.26 điểm, việc mua bán nhà cửa, đất đai điểm trung bình của người vợ là 6.18 điểm người chồng 3.22 điểm, thành viên khác 0.55 điểm. Vậy trong gia đình người đình người Raglai mọi quyền quyết định lớn nhỏ trong gia đình từ công việc sản xuất làm ăn đến các công việc như chăm sóc con cái và các thành viên khác và định hướng nghề nghiệp việc dựng vợ gả chồng cho con hầu như là người phụ nữ là người quyết định dù là mọi việc tạo thu nhập trong gia đình người chồng là người tạo thu nhập chính.

Bên cạnh đó, theo dữ liệu định tính thì có thể thấy sự khác biệt giữa các nhóm tuổi. Đối với những cặp vợ chồng lớn tuổi thì mô hình quyết định chính vẫn là mô hình quyết định truyền thống, người phụ nữ là người ra quyết định trong gia đình “Thì

chị là người quyết định nhưng trong nhà mình có cái gì đâu mà sắm”, (Mẫu PVS_02).

Mặc dù vậy nhưng với thế hệ trẻ thì mô hình quyết định đã thay đổi từ mô hình truyền thống do người vợ là người quyết định chủ yếu qua mô hình cả hai vợ chồngcùng nhau bàn bạc ở nhóm người trẻ tuổi hơn. Từ đó cho thấy vị thế của mỗi giới đang ngày càng được nâng cao

“Trong gia đình mình mà muốn mua gì thì hai vợ chồng cùng nhau bàn bạc rồi

mới mua chứ ai cũng đóng góp cả mà”, (Mẫu PVS_03).

Như vậy, vẫn có sự khác biệt trong việc quyết định của người vợ người chồng đối với các công việc theo tương quan với nhóm tuổi.

Về việc định hướng nghề nghiệp, quyết định cho con đi học, dựng vợ gả chồng thì hầu như các gia đình để cho con cái quyết định. Tuy nhiên mức quyết định đó không cao mà con cái vẫn còn phụ thuộc vào sự đồng ý của cha mẹ. Một số người cho rằng con cái còn nhỏ có biết gì đâu mà quyết định vì vậy mình vẫn phải quyết định thay nó. “Nó còn nhỏ có biết gì đâu mà quyết định”,(Mẫu PVS_02).

Có thể kết luận rằng, quyền quyết định trong gia đình hiện nay của người dân Raglai mô hình vợ chồng cùng nhau quyết định là chủ yếu. Mặc dù là vậy, nhưng khi xét đến mức độ giữa vợ và chồng ai là người quyết định nhiều hơn, thì tác giả nhận thấy người chồng luôn ở vị trí cuối cùng trong việc quyết định, mặc dù họ là những người tạo thu nhập vào nuôi sống gia đình của mình. Vì vậy quyền quyết định của họ tác giả cho rằng chỉ mang hình thức vì phải thông qua ý kiến của người vợ. Những chỉ báo này nói lên rằng người nam giới chưa thực sự có tiếng nói của mình, họ vẫn là người bị phụ thuộc trong giới hạn quyền lực của chế độ mẫu hệ. Vậy về quyền thừa kế tài sản và đứng tên sở hữu tài sản trong gia đình người Raglai ai là người thừa hưởng?

Một phần của tài liệu Vai trò giới trong gia đình người raglai hiện nay dưới góc nhìn của phụ nữ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w