Vai trò trong lao động sản xuất

Một phần của tài liệu Vai trò giới trong gia đình người raglai hiện nay dưới góc nhìn của phụ nữ (Trang 32 - 40)

Trong một cuộc điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam 2002, ta thấy người đóng góp công sức nhiều nhất cho gia đình là người vợ. Chiếm 64.5%3 trong tổng số người trả lời. Trong khi người chồng, thường được xem là người có trách nhiệm chính với gia đình, là trụ cột của gia đình thì mức đóng góp công sức là 30.8%, người khác đóng góp chỉ có 4.7%. Số liệu trên là nói về tình hình chung của các gia đình ở Việt Nam trong năm 2002. Vậy trong các gia đình người Raglai hiện nay như thế nào? Vai trò tạo thu nhập thuộc về ai? Nam giới hay phụ nữ đó là câu hỏi mà tác giả muốn đi tìm hiểu.

Trong xã hội truyền thống người dân luôn quan niệm rằng người chồng có vai trò quan trọng trong gia đình, họ được kì vọng là người trụ cột, người có khả năng kiếm tiền, là nguồn sống của gia đình, còn người vợ thích hợp với vai trò nuôi dưỡng. Tuy nhiên, trong cuộc sống gia đình nó không phải lúc nào cũng giống như người ta 3 Nguồn: Số liệu điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam, 2002

quan niệm mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tình cảm, yếu tố tâm lý, sự chia sẽ công việc giữa các thành viên. Mà ở mỗi gia đình, ngoài vợ và chồng có thể còn có những người khác tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên việc tham gia của các thành viên khác trong gia đình tham gia vào các khâu sản xuất của mỗi gia đình chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Công việc sản xuất của gia đình chủ yếu vẫn là do chồng và vợ đảm nhận. Hoạt động lao động là một công việc lao động sản xuất tạo ra thu nhập cho gia đình thúc đẩy kinh tế gia đình phát triển.

Bảng 2.4: Những công việc vợ/ chồng làm

Những công việc vợ làm Những công việc chồng làm Số lượng % Số lượng % Buôn bán 1 0.9 - -

Việc nhà, chăm sóc con cái 16 14.3 4 4.4

Làm thuê, mướn 23 20.5 17 18.7

Làm nông 72 64.3 68 74.7

Thợ xây - - 1 1.1

Tổng 112 100 90 100

(Nguồn: Bộ dữ liệu trong đề tài “Tình hình đời sống người Raglay Huyện

Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH)

Bảng số liệu 2.4 đã chỉ ra công việc buôn bán là người vợ đảm nhiệm, ngược lại thợ xây là người chồng ở đây có sự chia công việc đặc thù theo giới tính. Việc nhà, chăm sóc con cái thì phụ nữ vẫn là người làm chính chiếm 14,3% trong kho đó người chồng chỉ có 4.4%, ngoài ra công việc làm nông có sự tham gia đóng góp của chồng chiếm 74.7% trong khi đó tham gia của vợ chiếm 64.3%. Theo kết quả bảng số liệu trên có thể nhận thấy hầu hết các công việc mà người chồng làm thì cũng có sự đóng góp của người vợ.

Để hiểu rõ hơn tác giả khóa luận sẽ tìm hiểu thêm về mức thu nhập có ảnh hưởng đến những công việc vợ và chồng. Trong nhóm thu nhập tác giả chia thành 5 nhóm, nhóm 1 có mức thu nhập thấp nhất dưới 123.000 VNĐ, nhóm thu nhập 2 từ

124.000 đến 259.000 VNĐ, nhóm thu nhập 3 từ 260.000 đến 467.000 VNĐ, nhóm thứ 4 từ 468.000 - 610.000 VNĐ, nhóm thứ 5 trên 610.000 VNĐ.

Bảng 2.5: Những công việc của vợ làm với 5 nhóm thu nhập

Những công việc vợ làm Tổng

Buôn bán Việc nhà, chăm sóc con cái Làm thuê mướn Làm nông Số lượng % tỷ lệ Số lượng % tỷ lệ Số lượng % tỷ lệ Số lượng % tỷ lệ Số lượng % tỷ lệ Nhóm 1 - - 2 9.1 5 22.7 15 68.2 22 100 Nhóm 2 - - 3 13 4 17.4 16 69.6 23 100 Nhóm 3 - - 4 17.4 8 34.8 11 47.8 23 100 Nhóm 4 - - 4 17.4 2 8.7 17 73.9 23 100 Nhóm 5 1 4.8 3 14.3 4 19 13 61.9 21 100

(Nguồn: Bộ dữ liệu trong đề tài “Tình hình đời sống người Raglay Huyện

Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH)

Từ bảng dữ liệu 2.5 cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập nhưng sự khác biệt đó không cao. Hầu hết người phụ nữ tham gia ở tất cả các công việc trong đó hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất qua 5 nhóm thu nhập. Ở hoạt động tạo thu nhập bằng nghề nông trong 5 nhóm thu nhập thì nhóm thu nhập thứ 4 người phụ nữ chiếm tỷ lệ cao nhất 73.9% trong khi đó làm thuê mướn kiếm thêm thu nhập chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong 5 nhóm thu nhập 8.7%. Nhóm có tỷ lệ phụ nữ tham gia làm nông chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là nhóm 3 (47.8% ), ngược lại nhóm chiếm tỷ lệ làm việc thuê mướn chiếm tỷ lệ cao nhất trong 5 nhóm thu nhập chiếm 34.8%. Từ đó cho thấy người

phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực lao động sản xuất chiếm tỷ lệ cao ở cả 5 nhóm thu nhập, tỷ lệ làm các công việc nhà chiếm tỷ lệ rất thấp trong cả 5 nhóm thu nhập. Hầu hết thời gian người phụ nữ dành hết thời gian cho vào công việc cùng chồng kiếm tiền lo cho gia đình. Vì vậy mà thời gian dành cho gia đình như chăm sóc con cái cũng như chăm sóc cho bản thân của chính mình cũng hạn chế hoặc cũng có thể nói là không có. Để xem xét những công việc mà người chồng làm và người vợ làm khác nhau ra sao tác giả sẽ xem xét từ bảng dữ liệu bên dưới.

Bảng 2.6: Những công việc của chồng làm với 5 nhóm thu nhập

Những công việc chồng làm Làm thuê mướn Việc nhà, chăm sóc con cái Thợ xây Làm nông Số lượng % tỷ lệ Số lượng % tỷ lệ Số lượng % tỷ lệ Số lượng % tỷ lệ Số lượng % tỷ lệ Nhóm 1 4 26.7 1 6.7 - - 10 66.7 15 100 Nhóm 2 4 20 2 10 - - 14 70 20 100 Nhóm 3 4 22.2 - - - 14 77.8 18 100 Nhóm 4 4 18.2 1 4.5 - - 17 77.3 22 100 Nhóm 5 2 12.5 - - 1 6.3 13 81.3 16 100

(Nguồn: Bộ dữ liệu trong đề tài “Tình hình đời sống người Raglay Huyện

Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH)

Từ bảng dữ liệu những công việc mà người chồng làm tương quan với 5 nhóm thu nhập có thể nhận xét sau. Với việc làm nông nghiệp, chăn nuôi tạo thu nhập ở bảng dữ liệu cho thấy tỷ lệ phần trăm tăng từ nhóm 1 cho đến nhóm 5, ở nhóm 1 chiếm 66.7%, nhóm 5 chiếm 81.3%. Đối với nhóm thu nhập càng cao thì tỷ lệ làm thuê mướn chiếm tỷ lệ càng thấp, thể hiện qua bảng dữ liệu ở nhóm thứ 5 việc làm thuê mướn chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 12.5% trong 5 nhóm thu nhập và cao nhất là nhóm 1

chiếm 26.7%. Trong khi đó tỷ lệ làm các công việc nhà người chồng tham gia chiếm tỷ lệ rất thấp thể hiện qua các nhóm như: nhóm 4 chiếm 4.5% nhóm 1 chiếm 6.7%, nhóm 2 chiếm 10%, nhóm 3 và nhóm 5 người chồng không có tham gia vào các công việc nhà, mà người chồng làm thợ xây chiếm 6.3% trong nhóm thu nhập thứ 5.

Theo kết quả định tính người dân cho rằng hoạt động tạo thu nhập chính là do người nam giới đảm nhiệm vì họ là người trụ cột của gia đình, người người phụ nữ chỉ làm những công việc nhỏ trong nhà.

“Giờ thì người chồng là chính, người vợ chỉ hỗ trợ chăm sóc gia đình thôi.

Đàn ông là trụ cột lo lắng hết tất cả mọi việc, vợ chỉ giúp đỡ công việc 2 phần thôi”, (Mẫu PVS_07). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ kết quả của các dữ liệu trên có thể thấy rằng có sự chia sẻ giữa người vợ và người chồng các công việc tạo thu nhập rất lớn nhưng các công việc lao động tái sản xuất thì người vợ không nhận được sự san sẻ từ người chồng mà đa số bản thân người phụ nữ vẫn phải đảm nhận một mình. Mặc dù các kết quả đều cho thấy, hoạt động kiếm tiền tạo thu nhập trong gia đình tỷ lệ cùng tham gia chiếm tỷ lệ cao, tuy nhiên tỷ lệ người chồng tham gia vào hoạt động này nhiều hơn so với người vợ. Như vậy, những quan niệm ban đầu coi người chồng là trụ cột, người kiến tạo kinh tế hoàn toàn hợp lý với quan niệm. Sự biến đổi của quá trình xã hội đã có sự khác biệt trong hoạt động kinh tế, nhưng gia đình trẻ tỷ lệ cả hai cùng kiếm tiền ngày càng cao. Cho thấy sự hợp lý trong vai trò của người chồng, người vợ đó là sự chia sẻ những gánh nặng đối với hoạt động kinh tế của gia đình. Người phụ nữ ngày càng tham gia vào nhiều ngành nghề khác nhau và có thu nhập hơn trước. Tuy nhiên chính từ các yếu tố này lại làm tăng lên vai trò của người vợ đối với các hoạt động nuôi dưỡng, nhưng nó cũng mang lại cho phụ nữ tự tin hơn trong cuộc sống.

2.3.2 Vai trò giới trong lao động tái sản xuất: làm việc nhà và chăm sóc con cái

2.3.2.1. Làm việc nhà

Mô hình phân công lao động trong gia đình người Raglai cũng như người kinh người phụ nữ vẫn đảm nhiệm công việc nội trợ và nam giới – người chồng vẫn là người thực hiện sữa chữa các đồ dùng trong gia đình.

Trong gia đình các hoạt động tái sản xuất sức lao động cho các thành viên và sự tồn tại của gia đình. Gia đình sẽ không còn nguyên nghĩa nữa nếu như hoạt động này không diễn ra mà thay vào đó là các loại hình khác. Việc chăm lo cho các thành viên trong gia đình được coi là một công việc quan trọng và ở đó vai trò của người phụ nữ được đề cao.

Hầu hết người người Raglai có phong tục theo mẹ, có nghĩa là sau khi lấy vợ người chồng phải về sống bên nhà vợ và con cái theo họ của mẹ. Chế độ mẫu hệ là cơ sở hoạt động của gia đình. Về phần con gái khi còn sống với gia đình thì phải học cách làm ăn từ cha mẹ để sau này lo cho cuộc sống gia đình “Theo phong tục của người Raglay á, thì con gái phải học cách làm nương làm rẫy với cha mẹ”,(Mẫu PVS_05). Người phụ nữ trong gia đình người Raglai họ gắn cuộc đời mình vào khuôn

mẫu truyền thống đã quy định. Ở đây cho thấy người dân tộc Raglai theo chế độ mẫu hệ nhưng quyền lực thực tế không thuộc về nữ giới mà thuộc về nam giới. Mặc dù quan hệ huyết thống và quan hệ thừa kế đều được tính theo dòng mẹ, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là người mẹ hay một người phụ nữ cụ thể nắm quyền cai trị gia đình mà ở quyền lực trong gia đình đã có sự thay đổi đó là người đàn ông đại diện cho gia đình mình hoặc cho nhà vợ trong quan hệ đối ngoại. Như vậy, người chủ gia đình và người tộc trưởng là người mẹ, nhưng điều hành các sinh hoạt chung của cộng đồng, đặc biệt là những sự việc quan trọng, lại là nam giới đã thay thế và san sẻ quyền lực đó với người phụ nữ. Từ đây ta có thể thấy trong một gia đình mà có song hệ hay người ta còn gọi là “Nam quyền trong xã hội mẫu hệ”.

Từ thực tế khảo sát cho thấy hầu như không có sự thay đổi nào ở sự phân công lao động giữa người vợ và người chồng trong công việc nội trợ, nếu người chồng có

tham gia đi nữa thì đó cũng chỉ là một tỷ lệ nhỏ. Hầu hết trong gia đình các công việc nấu cơm, giặt giũ dọn dẹp đều do người phụ nữ đảm nhiệm

“…Mấy đứa con gái nó làm còn mấy đứa con trai không có làm gì hết, con

trai chỉ biết ăn thôi, áo quần nó thay ra đó cũng phải giặt luôn, Như quét nhà, giặt đồ, rửa chén, nấu cơm…đều là tụi con gái làm”,( Mẫu PVS_ 07).

Người dân có quan niệm người đàn ông có sức khỏe nên đi làm các công việc nặng nhọc, họ là người tạo thu nhập chính cho gia đình, công việc nhà phù hợp với người phụ nữ nên để họ đảm nhiệm các công việc này ‘Chị làm chứ ai làm anh ấy đi

làm, mình ở nhà lau nhà, rửa chén, nấu cơm, chăm con, giặt giũ....’(Mẫu PVS_01). Còn các công việc làm ăn tham gia lao động sản xuất có sự phân chia công việc theo giới tính nam và nữ. Nam giới có thì có sức khỏe tốt hơn nên làm những công việc nặng nhọc hơn còn nữ thường làm những công việc nhẹ nhàng .

“…Đi rẫy thì mình phải chia công việc theo từng đứa thằng con trai có sức

khỏe thì cho nó đi làm những công việc nặng như chặt mía vác mía, con con gái thì mình để nó làm công việc khác như đi bẻ bắp (ngô), đi làm cỏ chuối…..”, (Mẫu

PVS_05).

Từ đó cho thấy hầu hết các công việc nhà đều do phụ nữ làm mà không có nhận được sự chia sẻ từ người chồng hay nam giới trong gia đình. Vậy việc chăm sóc con cái thì người vợ có nhận được sự chia sẻ từ người chồng hay không tác giả sẽ đi tìm hiểu thêm về việc chăm sóc con cái và giáo dục con cái.

2.3.2.2. Chăm sóc và giáo dục con cái

Gia đình là môi trường quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách của con người. Ngay từ khi mới lọt lòng cho đến hết cuộc đời con người tìm thấy sự đùm bọc và chia sẽ về vật chất, tinh thần. Chăm sóc con cái có thể là một vấn đề quan trọng. Với những người cha người mẹ quan tâm chăm sóc con cái không chỉ là vấn đề về trách nhiệm mà hơn thế nữa đó là vấn đề tình cảm, là niềm hạnh phúc của các bậc làm cha làm mẹ. Con trẻ sẽ học tốt và trưởng thành hơn nếu có sự chỉ bảo và quan tâm chăm sóc thường xuyên của các bậc làm cha làm mẹ.

Trong công việc chăm sóc sức khỏe cho con trẻ đã có sự san sẻ công việc từ những bậc làm cha nhưng sự san sẻ đó chưa nhiều mà công việc chăm sóc con cái đau ốm trong gia đình người phụ nữ vẫn chiếm đa số.

“…Chăm sóc con cái như là tắm rửa cho con, cho con ăn rồi thì đưa con đi

học thì do bà ấy, thí dụ như thằng bé này thì ở nhà nấu nướng thì bà ấy trông cho nó ăn cho nó tắm giặt những lúc nó bị bệnh thì bà ấy chăm chứ anh thì không chăm được”,(Mẫu PVS_03) hay cha mẹ chứ ai nữa đâu "cười", cha làm công, mẹ chăm sóc, đau ốm mẹ lo không chứ ai lo, ba nó lo đi làm gửi tiền cho con, (Mẫu PVS_06).

Nguyên nhân ở đây ta có thể thấy rằng là họ cho rằng người phụ nữ vốn tính nhẹ nhàng, chu đáo hiểu tâm lý hơn nên sẽ chăm sóc tốt cho người bệnh hơn là nam giới.

Tóm lại, thông qua hoạt động nuôi dưỡng hay nói đúng hơn đó là hoạt động lao động tái sản xuất. Người phụ nữ là người làm chính các công việc này cho dù ở gia đình nào, nghề nghiệp nào, nhóm tuổi nào thì phụ nữ vẫn là “nội tướng” trong các hoạt động tái sản xuất. Vì vậy, vai trò của người phụ nữ tăng lên, cùng lúc họ phải làm các hoạt động kiếm tiền tạo thu nhập, và mức độ công việc nội trợ khá nhiều. Thêm vào đó đã có sự chia sẽ từ người chồng nhưng nó còn ở một mức độ nhất định. Công việc nội trợ lại không được đánh giá cao, coi đây là hoạt động không có thu nhập. Từ nhận thức, người vợ là người nắm giữ trong gia đình như quán xuyến công việc gia đình và nội trợ tốt hơn người chồng dẫn đến hành vi đồng nhất ở các gia đình coi hoạt động nuôi dưỡng là của riêng người vợ được thực hiện chính “nhiệm vụ” chính.

Nhìn chung người phụ nữ Raglai trong sự phân công lao động, thực hiện nhiều vai trò khác nhau.

Thứ nhất họ cùng với chồng, cùng lao động kiếm tiền tao thu nhập, chia sẻ

Một phần của tài liệu Vai trò giới trong gia đình người raglai hiện nay dưới góc nhìn của phụ nữ (Trang 32 - 40)